Hôm nay,  

Một Giải Mây Mới

20/03/201615:19:00(Xem: 6370)

Trần Mộng Tú

                                 Một Giải Mây Mới

            Khứ tự triêu vân vô mịch xứ (Bạch Cư Dị)

Viết gửi chị Đào Thị Hợi, hiền thê anh Nguyễn Ngọc Bích.


Anh nhúc nhích người trên ghế, quay sang vợ, muốn nói một câu. Anh không nhớ rõ là mình đã nói xong câu đó chưa, thì một đám mây từ bên ngoài cuồn cuộn luồn qua khe cửa sổ máy bay, len vào. Khi đến gần anh, đám mây tung ra như một tấm chăn rộng, cuốn lấy anh. Anh thấy mình ấm áp, nhẹ tênh và chẳng khác gì con tằm nằm trong kén. Anh xoay nhẹ người

một cái, chiếc kén mây đã mang hẳn anh ra ngoài máy bay, thả anh giữa bầu trời bềnh bồng, mênh mông, xanh biếc.


Anh nghe tiếng vợ gọi rối rít: Anh ơi! Anh ơi! Và nhiều tiếng nữa theo sau, nhưng rồi tất cả chỉ còn lại những âm vang u u trong thinh không?Anh cứ thế bay, bay lâu lắm, cái kén mây vẫn ôm chặt thân thể anh. Đi đâu bây giờ nhỉ? Anh cũng không biết nữa. Thậm chí anh không nhớ thêm được điều gì trước đó nữa. Anh nhắm mắt lại hay mở mắt ra cũng thế thôi.

Trong chiếc kén mây này, tất cả như không màu, ngoại trừ bầu trời xanh biếc ngoài kia đang bao bọc chung quanh anh. Anh nhớ đến những phi vụ của các Phi Hành Gia, anh có đi tới chỗ của họ không? Có trở về cùng với họ không? Hình như không thì phải. Anh chẳng nhìn thấy ai mặc những bộ quần áo cồng kềnh với những trang bị để thở cả.

Có một đám người ở đâu đi tới như đón anh, nhưng anh nhìn họ không rõ nét, chỉ thấy quần áo họ như mây tụ lại tan đi, nên họ lúc vắng, lúc đông.

Anh vươn vai một cái, chui đầu ra khỏi cái kén, bây giờ anh cũng giống họ.

Nhẹ tênh và bồng bềnh. Anh bất giác giơ tay đặt lên ngực mình. Ô hay, tại sao tim mình không đập? Anh đưa tay lên ngang mũi, không một hơi thở nào đi vào đi ra nữa. Anh

cúi nhìn xuống thật sâu, và thật gần chung quanh mình. Anh không nhìn thấy gì ngoài hai bàn chân, hai bàn tay mình, trống không.


Anh đã bỏ lại tất cả: Vợ, anh em, bạn hữu, những việc làm chung, riêng. Có thật anh bỏ lại không? Hay anh trả lại. Có cái gì thuộc về anh đâu. Anh chẳng sở hữu một điều gì, một vật gì cả.


Anh có nhớ ngàn ngàn trang giấy, anh có nhớ ngàn ngàn dòng chữ. Nhưng anh không nhớ được những dòng chữ trên những trang giấy đó đã chứa

đựng những gì.

Bây giờ anh là mây hay là giấy, là gió hay là đất, anh thực sự không biết nữa?


Có một giải mây rất mới bắt đầu uốn lượn trên bầu trời.


Chị đứng đó chơ vơ, chiếc áo quan màu trắng, vòng hoa mầu trắng, chị ngơ ngác trong căn buồng xa lạ, ở một thành phố xa lạ, đất nước xa lạ.


Tai chị nghe tiếng nói mơ hồ nào đó của anh, lúc thật gần, lúc thật xa. Có phải anh đang gọi chị, hay là chính chị đang gọi anh. Người ta bầy vội vã một cái bàn thờ, để bức ảnh của anh lên đó, bức ảnh có mái tóc trắng xóa, trắng như chiếc áo quan ở góc kia, cái góc có người bạn trẻ đứng canh

giấc ngủ cho anh.

Ngủ một giấc dài cho khỏe đi anh, rồi sáng mai thức dậy cùng ngày mới. Mọi người đang chờ anh, anh có rất nhiều việc để làm, nhớ không?


http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/03/07/160307102830_trinh_hoi_2_640x360_trinhhoi.jpg


Linh cữu GS Nguyễn Ngọc Bích và hiền thê. Đứng bên trái là Trịnh Hội. (Hình chụp tại Philippines)

 



Chị vẫn đang nói một mình, chị nói một mình từ lúc anh theo đám mây trôi qua khung cửa máy bay.


Anh đã được trở về thành phố nơi anh chị cư ngụ. Ở đó người thân mang anh đặt vào một chiếc giường gỗ mới, đẹp hơn, và để ở một chỗ không phải là nhà mình, cho thân bằng quyến thuộc nhìn ngắm lần chót.


Anh bay lơ lửng chung quanh cái không gian chật hẹp này. Cái không gian mượn tạm của rất nhiều thân xác.

Thân xác anh nằm trong bốn bức vách chật hẹp nhìn ra, mọi người đang xếp hàng di chuyển chung quanh cái hình hài vô tri đó. Người ta tới ngắm nghía anh, nói thầm một điều gì đó với anh trong ngực họ, họ đi qua anh mà không biết anh đang đi qua họ.


Người ta tới khá đông, anh cúi xuống thấm những giọt nước mắt đang đầm đìa trên khuôn mặt chị, hít hà hương thơm của những cây nhang nghi ngút khói, chạm tay vào những bông hoa mọi người mang tới tặng cho mình lần cuối. Chao ôi! Sao nhiều hoa thế, trước kia anh chưa hề được tặng hoa nhiều như thế này. Hóa ra người ta thường tặng hoa thật nhiều cho nhau khi người được tặng không còn khả năng thưởng thức, lạ nhỉ!


Anh nghe tiếng tụng niệm, anh nghe lời phân ưu, tiếng mõ, tiếng kinh. Tất cả những tiếng động nho nhỏ đó, đối với anh đều mang âm điệu của gió. Đến, ngưng lại, rồi bay đi.

Tình yêu, hương, hoa và nước mắt ơi! Hãy bay đi, bay đi, bay đi, cùng với giải mây này.


Chị hỏi đi hỏi lại, tại sao anh đi nhanh như thế?

Anh đi nhanh như thế vì mây cuốn anh đi và anh đã chập vào những đám mây bên ngoài kia, trong bầu trời kia, thành một giải mây mới.


Những giải mây bay bao giờ cũng đẹp. Vì nơi nó về là vô định.

(Khứ tự triêu vân vô mịch xứ)


Thôi, chị đừng hỏi nữa, mỗi khi nhớ tới anh, chị hãy chạy ra sân, kéo xuống, ôm vào lòng mình một giải mây mới nhất.



Trần Mộng Tú

3/17/2016





.
.

Ý kiến bạn đọc
23/03/201618:26:39
Khách
Hiền Thê - danh từ được dùng để tỏ lòng tôn kính người bạn đời (thuộc phái nữ) của một nhà khoa bảng, trí thức, triết gia, khoa học gia (thuộc phái nam) có tiếng tăm về một phương diện nào đó. Thí dụ như Văn Chương, Khoa Học, Âm Nhạc, Y Khoa, Hoạt Động Xã Hội, Chính Trị, etc.

Tại sao là Hiền Thê ? Vì rằng đằng sau lưng của người đàn ông có tiếng tăm, sự nghiệp lớn, thường có bóng dáng của một người đàn bà sẵn sàng hy sinh những đòi hỏi cá nhân, giúp ý kiến hầu gây uy tín cho sự nghiệp của chồng, etc.

Ở HK do đạo luật Đồng Tính, Hiền Thê hoặc Phu Quân được thay thế bằng Người Bạn Đời Quan Trọng, The Significant Other, cho hợp tình hợp lý.
20/03/201623:53:27
Khách
Nghĩa chữ Hán Việt: "hiền thê" tương đương với tiếng Việt = "mình ơi" tiếng Anh = "honey/my love/my dear"
Xin quý báo giải thích thêm được không?
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.