Hôm nay,  

Một Đại Họa Cho Khối Bảo Thủ

23/02/201600:00:00(Xem: 10072)

...kịch bản bà Hillary bổ nhiệm... cựu TT Obama làm Thẩm Phán Tối Cao...

Thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Antonin Scalia đã đột ngột qua đời ngày 13 tháng Hai, có thể vì đột quỵ. TCPV mất đi vị thẩm phán (TP) thâm niên nhất, đã được TT Reagan bổ nhiệm cách đây 30 năm. Nhưng sự ra đi của ông mang ý nghiã lớn gấp bội hơn cá nhân ông và là một đại họa cho khối bảo thủ.

TCPV là cơ quan tư pháp tối cao, có quyền diễn giải Hiến Pháp và có quyết định tối hậu về tất cả các quyết định về luật pháp tại Mỹ. Các TP đều do tổng thống đề cử và Thượng Viện phê chuẩn, với nhiệm kỳ vô hạn định. TCPV trên căn bản có nhiều quyền hơn cả quốc hội hay tổng thống, vì TCPV có quyền hủy bỏ hay thu hồi bất cứ quyết định nào của Hành Pháp và Lập Pháp, nếu họ xét thấy vi phạm Hiến Pháp. Tầm quan trọng còn được nhấn mạnh bởi sự kiện các TP đều đảm nhận trách nhiệm phần lớn cho đến khi qua đời, cả hai ba chục năm là chuyện bình thường, và những quyết định của họ thường có giá trị vĩnh viễn cho đến khi họ tự ý thay đổi.

Thành phần TP quyết định hướng đi chung của chính trị và xã hội Mỹ. Một đa số cấp tiến đương nhiên sẽ có khả năng hướng nước Mỹ về phiá cấp tiến, và ngược lại, một đa số bảo thủ sẽ chuyển hướng cả nước về phiá bảo thủ.

Hiện nay, TCPV tương đối đang ở thế cân bằng với bốn vị bảo thủ, bốn vị cấp tiến, và một vị trung dung ở giữa, có thể ngả về bên này hay bên kia tùy trường hợp. Ở đây, phải nói ngay việc phân loại cấp tiến – bảo thủ chỉ mang ý nghiã rất tổng quát, không tuyệt đối khắt khe. Do đó, ta thấy phần lớn các quyết định của TCPV đều là qua biểu quyết 5-4, nhưng cũng có nhiều trường hợp cả 9 vị đều đồng ý, đưa đến kết quả 9-0.

Ngoài ra cũng phải hiểu thêm “bảo thủ” trong TCPV có nghiã là tuyệt đối diễn giải Hiến Pháp một cách khắt khe, theo đúng ý của những “cha già dựng quốc”, trong khi “cấp tiến” là khuynh hướng diễn giải một cách cởi mở hơn, nhìn nhận ảnh hưởng của xu thế thời đại mới.

Bốn vị cấp tiến là:

- Ruth Bader Ginsburg, 83 tuổi, do TT Clinton bổ nhiệm

- Stephen Breyer, 78 tuổi, TT Clinton

- Sonia Sotomayor, 62 tuổi, TT Obama

- Elena Kagan, 56 tuổi, TT Obama

Bốn vị bảo thủ là:

- Antonin Scalia, 80 tuổi, TT Reagan

- Clarence Thomas: 68 tuổi, TT Bush cha

- John Roberts, 61 tuổi, TT Bush con (ông Roberts được bổ nhiệm Chủ Tịch TCPV, Chief Justice)

- Samuel Alito, 66 tuổi, TT Bush con

Một vị “trung dung” là:

- Anthony Kennedy, 80 tuổi, TT Reagan

TP Antonin Scalia trong suốt ba thập niên qua, đã chứng minh là một TP có quan điểm bảo thủ vững chắc nhất và có uy tín nhất trong TCPV. Sự ra đi của ông sẽ gây xáo trộn vĩ đại, và rất có thể, ta sẽ chứng kiến một khủng hoảng chính trị lớn trong năm nay.

TT Obama có quyền và đã xác định sẽ đề cử tân TP thay thế TP Scalia trong những ngày gần đây. Dĩ nhiên ông sẽ lựa một TP có khuynh hướng cấp tiến, và cán cân sẽ ngả về phiá cấp tiến ngay lập tức với tỷ lệ 5-3, cho dù TP Kennedy biểu quyết theo bảo thủ, khối này vẫn thua với tỷ lệ 5-4.

Khi nghe tin TP Scalia qua đời, TT Obama sau khi chơi hết trận gôn tại Cali, đã họp báo ngắn gọn, vẫn mặc áo đánh gôn, không có cà vạt để nghiêm chỉnh chia buồn cùng gia đình TP Scalia, và dĩ nhiên ca tụng ông, mặc dù TP Scalia đã biểu quyết hầu như 100% chống TT Obama. Ca tụng cho có thôi, nhưng sẽ không đi dự đám táng. Cách đây không lâu, có mấy người da đen bị một anh khùng da trắng bắn chết, TT Obama đích thân xuống tận Carolina dự đám táng, nhưng khi vị TP thâm niên nhất của TCPV qua đời, TT Obama không rảnh dù đám táng làm ngay tại thủ đô. Dĩ nhiên ông phó, chuyên nghề dự đám ma và đám cưới là PTT Biden sẽ thay thế. Nhưng ông khẳng định sẽ chu toàn trách nhiệm và đề cử một TP mới trong thời gian gần tới, khi tới lúc –in due time.

Tuy nhiên, mọi bổ nhiệm đều phải có phê chuẩn của Thượng Viện (TV). Trên nguyên tắc chỉ cần 51 phiếu, nhưng trên thực tế phải cần có 60 phiếu để vượt qua thủ tục câu giờ triền miên gọi là filibuster.

TNS Mitch McConnell, lãnh tụ khối đa số CH (TV không có Chủ Tịch) đã đánh tiếng phải dành quyết định này cho tân tổng thống và tân TV, coi như cho cử tri có tiếng nói. Dĩ nhiên là CH hy vọng có thể thắng bầu cử và một tổng thống CH sẽ đề cử một TP bảo thủ. Trường hợp xấu nhất, CH thua bầu cử và có tân tổng thống DC thì cũng chẳng tệ hơn là tình trạng TT Obama đề cử TP mới, ít ra thì TT Obama cũng không có cơ hội bổ nhiệm tới ba TP. TT Obama đã chỉ trích ngay TNS McConnell là “phá đám”, trong khi ông quên là chính ông, khi còn là TNS đã tham gia vào cái filibuster để chống việc bổ nhiệm TP Samuel Alito của TT Bush.

Trên nguyên tắc, dù sao thì TT Obama cũng vẫn còn là tổng thống với đầy đủ quyền hạn, không có lý do chính đáng nào không cho phép ông đề cử một TP mới, hay bất cứ viên chức chính quyền nào khác. Việc phe CH đòi phải đợi tổng thống mới để bổ nhiệm không có căn bản pháp lý vững chắc, mà chỉ là tính toán chính trị. Ngược lại, dĩ nhiên cũng không có gì ngăn cản TV bác bỏ bất cứ đề cử nào của TT Obama. Có nghiã là triển vọng bế tắc sẽ cực cao, TV sẽ chỉ có 8 vị và triển vọng biểu quyết 4-4 khá cao.

Ở đây, có chuyện “vui” đáng nói. Giữa năm 2007, tức là hơn một năm rưỡi nữa mới đến ngày bầu cử tân tổng thống thay thế TT Bush, vấn đề phê chuẩn một tân TP được nêu ra khi một vị TP đương nhiệm khi đó có vẻ có vấn đề sức khoẻ vì quá già yếu. TNS Dân Chủ Chuck Schumer của Nữu Ước, thành viên Ủy Ban Tư Pháp TV, mau mắn tuyên bố ngay “chúng tôi sẽ không phê chuẩn bất cứ TP nào do TT Bush đề cử hết”. Cũng chính ông Schumer này, bây giờ ngay sau khi nghe phe CH dọa không phê chuẩn TP do TT Obama đề cử và đề nghị đợi tổng thống mới, đã nhanh nhảu lên tiếng chỉ trích phe CH là vi phạm Hiến Pháp.

Năm 1960, để ngăn ngừa TT Eisenhower bổ nhiệm TP, TV do đảng DC khi đó kiểm soát, thông qua luật cấm tổng thống trong năm cuối cùng đang có tranh cử không được bổ nhiệm TP vào TCPV. Không rõ luật này bây giờ còn giá trị không. Dù sao, cũng phơi bày ra tính giả dối trong chính trị Mỹ.

Thật ra, tranh cãi việc TT Obama đề cử và TV phê chuẩn trong thời điểm này chỉ là màn xiếc, hay nói cho chính xác hơn, là những trò mần tuồng chính trị. Trên thực tế, không có cách nào TT Obama có thể đề cử TP mới rồi vị đó được TV phê chuẩn trước ngày bầu tổng thống tháng Mười Một tới, bất kể người được đề cử đó là ai, một người hay ba người cũng vậy. Phát ngôn viên của một nghị sĩ CH, thành viên của Ủy Ban Tư Pháp TV, đã tuyên bố ngay, xác xuất TP do TT Obama đề cử được TV phê chuẩn là... dưới zero! Đó là thực tế chính trị trong thời buổi phân hoá cùng cực hiện nay.

Đặc biệt là khi TNS Ted Cruz, một trong những ngôi sao lớn của CH đang tranh cử tổng thống lại là thành viên trong Ủy Ban Tư Pháp của TV, chịu trách nhiệm phê chuẩn vị TP mới. Ông Cruz khó có thể bỏ qua cơ hội bằng vàng khi cuộc điều trần trước TV sẽ được trực tiếp truyền hình. Một dịp vận động tranh cử miễn phí.

Sẽ đưa đến tình trạng bế tắc, và TCPV sẽ thiếu một TP ít nhất cho tới ngày có tổng thống mới, qua năm 2017.

Có tin TT Obama là người cẩn trọng, đã dự liệu mọi chuyện từ lâu, nên đã có sẵn một danh sách đâu khoảng 15-20 vị luật gia uy tín và có khả năng lớn, có thể được ông đề cử, trong đó có bà Jacqueline Nguyễn Hồng Ngọc, TP gốc Việt tại Cali, tuy hy vọng của bà rất ít. Nhưng dù sao trong tình trạng chính trị hiện nay, khả năng của vị TP là yếu tố ít quan trọng nhất. Quan điểm chính trị -bảo thủ hay cấp tiến- mới là yếu tố chính.

Nhiều người hy vọng vì tương lai lâu dài của đất nước, cũng như vì muốn lưu danh muôn thuở, rất có thể TT Obama sẽ bổ nhiệm một vị TP rất ôn hoà, đầy đủ khả năng và uy tín với cả hai đảng, để rồi các thượng nghị sĩ CH sẽ mau mắn phê chuẩn. Nhưng nhìn vào quá trình hợp tác giữa TT Obama và đối lập CH, chuyện này khó xẩy ra được.


Theo nhận định chung, vì biết trước khó có chuyện đồng ý giữa TT Obama và TV, nên tất cả mọi tính toán của cả hai bên sẽ đều dựa trên ảnh hưởng đối với việc bầu tổng thống. TT Obama sẽ lựa người có thể kích động khối cử tri DC hăng hái đi bầu, trong khi phe CH sẽ tính toán phản ứng sao cho có thể kích động khối cử tri CH đi bầu nhiều nhất.

Có một kịch bản tránh bế tắc, đó là khi TT Obama lợi dụng TV đang nghỉ hè để bổ nhiệm TP không cần TV phê chuẩn. TV đến tháng Tư sẽ nghỉ hai tuần. Tuy tránh bế tắc nhất thời, nhưng khó tránh bế tắc lâu dài vì việc bổ nhiệm sẽ hết hạn khi nhiệm kỳ của TT Obama chấm dứt đầu năm 2017. Khi đó thì tân tổng thống và tân TV sẽ phải có quyết định lâu dài. Dù vậy, tân tổng thống và tân TV cũng không thể dễ dàng loại bỏ vị TP được TT Obama bổ nhiệm tạm. Kiểu như TT Obama cố tình đặt vị tổng thống kế nhiệm và tân TV vào thế đã rồi, không làm gì khác được.

Giải pháp này tuy giải quyết vấn đề tạm thời trong ngắn hạn, nhưng sẽ đưa đến hậu quả cực kỳ tai hại về lâu dài. Trước hết, trách nhiệm thẩm phán TCPV quá quan trọng để có thể dùng cái mánh này. Vị TP bổ nhiệm kiểu này sẽ không có đủ uy tín để thi hành nhiệm vụ trong cả mấy chục năm nữa, vì sẽ vĩnh viễn mang tiếng là TP đi vào TCPV bằng cửa hậu, cho dù đó là chiến thuật sở trường của TT Obama.

Sau đó, từ giờ đến ngày TT Obama rời chức, còn tới gần một năm, trong thời gian đó, TCPV sẽ phải có nhiều quyết định rất quan trọng. Cho dù là một TP tạm thời, nhưng quyết định ông lấy cùng với các vị đồng nghiệp vẫn có hiệu lực vĩnh viễn. Nếu vị TP do TT Obama bổ nhiệm kiểu này biểu quyết theo chiều hướng cấp tiến trong tất cả mọi vụ, thì phe cấp tiến coi như đại thắng, nhưng phe bảo thủ sẽ... nổi điên.

Giải pháp bổ nhiệm “lén” trong lúc TV nghỉ này là giải pháp tát vào mặt đối lập, tất nhiên sẽ gây nổi giận, thậm chí căm phẫn trong khối bảo thủ từ trong TV ra đến khối cử tri. Giải pháp này bảo đảm ông Trump hay ông Cruz sẽ thắng cuộc đua trong nội bộ CH, sau đó khi ra đến cuộc bầu, cả triệu dân bảo thủ da trắng có thể sẽ đổ xô đi bầu vì tức giận tràn hông và có nhiều triển vọng ta sẽ có TT Trump hay TT Cruz qua năm tới.

Nhưng rồi giải pháp bổ nhiệm “lén” cũng chưa chắc thực hiện được vì chỉ cần Trưởng Khối Đa Số CH, ông Mitch McConnell, kêu gọi họp, TV không nghỉ, thì TT Obama cũng không thực hiện được ý định. Trong quá khứ đã xẩy ra tình trạng này. Nhân môt dịp nghỉ lễ, đảng CH sợ TT Obama sẽ bổ nhiệm “lén” nên chính thức tuyên bố trên nguyên tắc không có nghỉ lễ, và mỗi ngày, cử một thượng nghị sĩ ra trước TV vắng tanh không có ai hết, đọc một bài diễn văn vô thưởng vô phạt, coi như TV vẫn đang “làm việc”. TT Obama không chấp nhận cái mánh này, bổ nhiệm ba viên chức quan trọng trong dịp này, lướt qua thủ tục phê chuẩn của TV. TV đưa ra tòa, lên đến TCPV, và TCPV đồng thanh với tất cả 9 phiếu, kể cả phiếu của các vị TP cấp tiến, bác bỏ quyết định của TT Obama, xác định TV nghỉ hay không nghỉ là do quyết định của TV, tổng thống không có quyền quyết định dùm.

Hiến Pháp không có điều khoản nào bắt buộc phải có TP thay thế trong thời hạn bao lâu. Có nghiã là trên nguyên tắc, CH có thể ngăn chận ứng viên của TT Obama, hay ứng viên của tân tổng thống DC vô hạn định, và TCPV sẽ chỉ có tám vị. Câu hỏi đặt ra là nếu như biểu quyết đồng đều 4-4 thì chuyện gì sẽ xẩy ra? Trong trường hợp này, phán quyết của toà cuối, cao nhất trước khi lên tới TCPV sẽ có hiệu lực, dĩ nhiên có trường hợp có lợi cho chính quyền Obama, có trường hợp có lợi cho khối bảo thủ. Cả hai bên đều sẽ có thắng có thua. Nhưng khối bảo thủ gặp nguy cơ lớn hơn và có thể thua trong vài vấn đề lớn như nhân công sẽ bị bắt buộc phải gia nhập và đóng lệ phí cho nghiệp đoàn, TT Obama có quyền ra lệnh không trục xuất di dân lậu không cần phê chuẩn của quốc hội, quyền mang súng có thể bị giới hạn lại, các đại học có quyền dành ưu tiên cho dân da màu, v.v...

Nhìn vào tương lai xa hơn, đối chiếu với tuổi tác của các vị TP hiện hữu thì ta thấy ngay TCPV sẽ trải qua những thay đổi lớn trong vài năm tới, có thể là trong nhiệm kỳ đầu của tân tổng thống.

Không kể việc thay thế TP Scalia có thể sẽ phải chờ qua năm tới, tân tổng thống ngay trong nhiệm kỳ đầu, có lẽ sẽ có dịp bổ nhiệm TP thay thế ba vị hiện đều xấp xỉ tuổi 80 là bà Ginsburg và các ông Breyer và Kennedy. Với ba TP do tân tổng thống bổ nhiệm, đương nhiên cán cân hiện hữu sẽ bị lệch ngay, và sẽ có những hậu quả đổi đời cho xứ Mỹ. Tất cả tùy thuộc đảng DC hay đảng CH sẽ nắm được Tòa Bạch Ốc.

Bà Ginsburg và ông Breyer đều thuộc khối cấp tiến, nếu có ra đi hay từ chức dưới thời một tổng thống cấp tiến cũng không sao, sẽ có hai vị cấp tiến khác thay thế, không thay đổi gì trong cán cân. Nhưng nếu CH chiếm được Tòa Bạch Ốc cuối năm nay và vẫn giữ được TV, thì có nhiều triển vọng hai vị này sẽ được thay thế bởi hai vị TP bảo thủ ngay, làm lệch cán cân qua khối này.

Nếu TP Kennedy ra đi hay từ chức thì bảo đảm sẽ có chiến tranh xẩy ra không khác gì việc TP Scalia ra đi, bất kể ai làm tổng thống. Mà chiến tranh còn lớn hơn nhiều, vì TP Kennedy, tuy được TT bảo thủ Reagan bổ nhiệm trong năm bầu cử tổng thống, nhưng lại có khuynh hướng “trung dung”, khi đứng về phe bảo thủ, khi ngả qua phe cấp tiến, thường là lá phiếu quyết định cuối cùng đưa đến con số huyền diệu “5” phiếu. Có thể nói TP Kennedy là TP được bổ nhiệm đúng nhất: đề cử bởi một tổng thống CH, được phê chuẩn bởi một TV Dân Chủ, và cho đến nay, đã chứng minh không đứng về phe nào hết.

Nhìn vào những “kịch bản” trên, thiên hạ mới thấy rõ được tầm mức quan trọng thật sự của cuộc bầu tổng thống năm nay. Tổng thống đến rồi đi, bốn năm hay tám năm tối đa. Thẩm phán TCPV tại chức ba bốn chục năm, để lại dấu ấn vĩnh viễn.

Trong những ngày tháng tới, các ứng viên của cả hai đảng chắc chắn sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của lá phiếu của cử tri. Họ sẽ chỉa mũi dùi vào yếu tố then chốt “có thể đắc cử hay không”.

Bên DC, bà Hillary sẽ nhấn mạnh việc ông Sanders chỉ là loại ứng viên hoang tưởng, không có một chút hy vọng nào hạ được ứng viên CH trong cái thành trì tư bản này. Tức là có nguy cơ dâng Tòa Bạch Ốc cho một tổng thống CH để ông này bổ nhiệm cỡ ba vị TP bảo thủ. Mối lo này sẽ giúp hậu thuẫn của bà tăng lên ít nhiều so với hậu thuẫn của ông Sanders.

Bên CH, những ứng viên tương đối nghiêm chỉnh và ôn hoà cũng sẽ khai thác vấn đề thực tế, tức là nêu câu hỏi những ứng viên của sự nổi giận, bốc đồng nói năng và hứa hẹn vung vít, hay cực đoan quá mức sẽ không thể nào có hy vọng hạ được bà Hillary. Tức là trao cho DC cơ hội bổ nhiệm ba vị TP cấp tiến.

Nếu thiên hạ suy nghĩ chín chắn thay vì bị kích động bởi cảm tính, thì sự ra đi của TP Scalia có lợi cho những ứng viên nghiêm chỉnh hơn như bà Hillary bên DC, và các ông Jeb, Rubio và Kasich bên CH, vì họ đều có nhiều hy vọng hạ đối phương hơn các ứng viên cực đoan.

Dĩ nhiên đây là suy nghĩ của các chính khách và chuyên gia. Chỉ sợ cử tri bình thường bất cần suy nghĩ đâu xa, bỏ phiếu cho ông Sanders hay ông Trump cho hả giận thì hậu quả thật là khó lường. Mà hậu quả của cuộc bầu tổng thống năm nay sẽ đi xa hơn bốn hay tám năm tới rất nhiều.

Ở đây, có một kịch bản “toát mồ hôi” sẽ làm tóc của mấy vị bảo thủ dựng đứng hết: đó là kịch bản bà Hillary đắc cử tổng thống, đảng DC chiếm lại được đa số tại TV, và bà Hillary bổ nhiệm... cựu TT Obama làm TP. TP Obama sẽ ngồi trong TCPV ít ra ba chục năm nữa. (21-02-16)

Vũ Linh

Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi thứ Ba.

Ý kiến bạn đọc
07/03/201605:17:19
Khách
Đọc bài này mới hiểu vai trò của TCPV.
Có thể nói quyền lực và sức ảnh hưởng của TCPV ( 9 người) còn lớn cả tổng thống.
Cám ơn bác Vũ Linh vì những thông tin và phân tích giá trị
28/02/201614:38:24
Khách
Tôi chưa hiểu lắm về cơ quan lập pháp, hành pháp va tư pháp của tiểu bang cũng như tại county and city. Ví dụ như dân biểu, nghị viên hoạt động như thế nào. Làm ơn viết giới thiệu vấn đề này.
24/02/201616:59:35
Khách
Cám ơn tác giả Vũ Linh trình bày hiện tình chính trị phức tạp của nước Mỹ một cách rõ ràng mà chúng tôi rất ngưởng mộ . . . nhưng dù nghiên ngả bảo thủ hay cấp tiến thì nước Mỹ vẫn tiến bộ theo ý dân ( dân chủ qua đầu phiếu không gian lận) .
Nghỉ lại nước Việt Nam hiện nay đảng CS dùng "lá phiếu AK" để "thắng cử" và cai trị , nhìn bề ngoài thì có vẽ thay đổi và khá giả hơn bốn thập niên trước nhưng bên trong là xã hội rổng, lịch sử dân tộc bị hiểu sai ( phát thanh viên đài TV trả lời sai câu hỏi về lịch sử ) . Chiều hướng cho dân tộc trong tương lai vào tay một nhóm độc tài độc đảng so với nước Mỹ dân chủ có TCPV thì phải dùng chữ 'Đại Họa' cho nước Việt Nam vì chỉ có nhóm mua bằng cấp, mưu cầu lợi ích và tham nhũng cai trị và nắm hết các quyền Hành, Tư và Lập pháp. Mong tác giả có thể nào viết bài hiện tình chính trị về đất nước Việt là cố hương của bao nhiêu triệu người Việt ly hương. Mong lắm thay.
Long
23/02/201617:20:54
Khách
Xin cáo lỗi vì sơ xuất: TCPV chứ kg phải TV.
23/02/201613:35:12
Khách
Cảm ơn tác giả Vũ Linh về 1 bài phân tích hữu ích.
Hình như trong câu,
"Có nghiã là triển vọng bế tắc sẽ cực cao, TV sẽ chỉ có 8 vị và triển vọng biểu quyết 4-4 khá cao.",
tác giả nói lộn 'TCPV' thành 'TV' ?

San Diego, Hoa Kỳ
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.