TEMPE, Ariz.— Một nghiên cứu mới có kết quả đăng trên tạp chí Food Security cho thấy sức tăng thương mại quốc tế đã thúc đẩy mạnh hơn sự lan truyền các bệnh lây nhiễm.
Tạp chí cũng nói rằng hầu hết các chính phủ không sẵn sàng để đối với với các bệnh dịch này và để ngăn chận bớt sức lây lan dịch bệnh.
Hướng dẫn nghiên cứu là Charles Perrings, giáo sư ngành kinh tế môi trường ở đại học Arizona State, kêu gọi các nhà làm chính sách phải đưa ra những cảnh báo về dịch bệnh lây nhiễm cho cả người và gia súc, gia cầm.
Dĩ nhiên, thương mại quốc tế là cần thiết và là nhu cầu hát triển của các nước, nhưng GS Perrings kêu gọi các chính phủ phải làm nhiều hơn để bảo vệ dân chúng và gia súc, gia cầm không bị lây nhiễm dịch bệnh, và do vậy bảo vệ các nền kinh tế không bị thiệt hại khi dịch bùng phát.
Nghiên cứu phân tích về các dịch bệnh lây nhiễm trong quá khứ như SARS, MERS, HIV AIDS, hay cúm gia cầm pathogenic avian influenza, tất cả đều khởi xuất từ thú hoang hay chim trời và rồi lây từ người snag người qua thương mại và du lịch, cũng như khảo sát về cách đối phó các dịch bệnh nêu trên qua các mô hình.
GS Perrings nói dịch bệnh cũng không nhất thiết ở động vật, mà ngay cả ở cây trồng, và tất cả đều cần hợp tác của các chính phủ.