BRISBANE, Úc Châu – Một cuộc nghiên cứu mới in trong tạp chí Science cho thấy hơn 90% các chủng loại chim thiên di không được bảo vệ thích nghi.
Nghiên cứu này cho thấy sự khó khăn trong việc bảo vệ các chủng loại chim thiên di, trên chuyến bay có thể là xa hàng trăm ngàn dặm trong một đời chim.
Tính ra tổng cộng cộng là 1,324 chủng loại chim thiên di gặp nguy hiểm về nơi cư trú không thích hợp ít nhất là một phần trong chuyến bay của các loài chim này.
Tác giả bản nghiên cứu là Claire Runge, nhà nghiên cứu về môi trường của tổ chức ARC Centre of Excellence for Environmental Decisions (CEED) và là giáo sư đại học University of Queensland, viết trong bản tin rằng một con chim thiên di bình thường dựa vào nhiều địa điểm khác nhau trên cả chu kỳ thường niên của chim để tìm thực phẩm, an nghỉ và sinh nở.
Do vậy nếu chỉ bải về hầu hết các điểm chi bay tới sinh nở vân chưa đủ, vì hiểm họa nơi khác vẫn có thể ảnh hưởng dân số toàn bộ loài chim.
Runge và các đồng viện của bà phân tích các khám phá từ các cuộc nghiên cứu trước đó về 1,451 chủng loại chim thiên di, thấy rằng trong đó 1,324 chủng loại chim không được bảo vệ nơi cư trú ít nhất một phần trên chuyến bay.
Ghi nhận rằng trong Danh Sách Đỏ về Bản tồn thiên nhiên của tổ chức bảo vệ loài chim BirdLife International, có chưa tới 3% loài chim được bảo vệ thích nghi.
Khó nhất là phối hợp giữa các quốc gia. Ghi nhận rằng Đức quốc đã bảo vệ các khu vực cho hơn 98% chủng loại chim thiên di bay qua biên giới nước này, nhưng chưa tới 13% chủng loại được bảo vệ thích nghi trênt oàn cầu, theo lời đồng tác giả nghiên cứu Richard Fuller của sở CEED.
Fuller cũng nói rằng nơi các quốc gia nghèo, việc bảo vệ loài chim thiên di không có bao nhiêu địa điểm thích nghi.