Điều quan trọng khi bước vào đường tu là gì?
Đó chính là chân tâm, cái nội tâm chân chánh của mình.
Bước vào đường tu với một cái tâm chân chánh, không thay đổi cho dù tu tiến tới đâu, thì mới có khả năng bước vào chánh đạo.
Vậy thì rõ rệt nhất là cái tâm trọng yếu nhất của một người muốn tu hành chơn chánh không bước vào con đường tu với tham vọng. Tham vọng đạt được quả vị, được thành Phật, được hơn người, được chức phẩm, vân vân...
Muốn đi đúng đường, muốn bước vào chánh đạo phải luôn soi rọi chân tâm, lau chùi cho nó sạch sẽ luôn luôn để khi hạt bụi tham vọng dính vào là nó sẽ hiện rõ lên ngay, ta mới có khả năng biết mình và biết người.
Chân tâm ta càng sáng thì chẳng những soi rọi bản ngã mình một cách rõ ràng mà nó còn có khả năng soi rọi những người quanh mình và ta cũng dễ dàng nhận biết qua sự minh mẫn sáng suốt lẫn từ trường của mình.
Vậy nếu tiếp tục giữ nội tâm chân chánh, từ trường trong sạch, cải sửa luôn luôn người tu lại trở nên một bộ máy người tinh vi, nhạy bén và cũng là một thước đo chính xác về con người và môi trường sống vì ta đã hòa vào thiên nhiên và ta là thiên nhiên.
Con người tu hành chơn chánh sẽ được hòa quang vào vũ trụ và cùng sống, cùng thở, cùng tiến hóa với vũ trụ.
Khi sống hòa quang vào vũ trụ ta mới hưởng được sự tuyệt vời của định, cái định sống động và biến chuyển không ngừng và từ cái định đó sự sáng tạo tuôn trào bất tận.
Từ sức mạnh của cái thức giác ta mới có chiêm nghiệm được sức mạnh nội lực của định và từ cái định mạnh mẽ sống động này bùng vỡ sáng tạo mạnh mẽ và đó mới nảy sanh ra sức mạnh của tư tưởng.
Sức mạnh của tư tưởng không thể có, nếu không phát xuất từ chánh định vì vượt được mọi sự chia rẽ, phân hóa, hận thù, ích kỷ và ác tâm.
Tư tưởng chỉ có sức mạnh nếu nó thoát thai từ sự trong sạch, từ định luật thiên nhiên, từ thiên luật, chớ không bằng nhân luật theo xu hướng tham vọng, phe phái của con người muốn đè bẹp, tranh chấp, cạnh tranh nhau hay độc tài, độc đoán.
Tư tưởng chỉ có sức mạnh khi vì con người, và phục vụ cho sự an lạc và tồn vong của con người.
Tư tưởng lực giúp cho sự tồn vong của nhân loại
Nguyễn Huỳnh Mai
http://hoahao.org
http://tuoitrephatgiaohoahao.com
http://nguyenhuynhmai.com
Đó chính là chân tâm, cái nội tâm chân chánh của mình.
Bước vào đường tu với một cái tâm chân chánh, không thay đổi cho dù tu tiến tới đâu, thì mới có khả năng bước vào chánh đạo.
Vậy thì rõ rệt nhất là cái tâm trọng yếu nhất của một người muốn tu hành chơn chánh không bước vào con đường tu với tham vọng. Tham vọng đạt được quả vị, được thành Phật, được hơn người, được chức phẩm, vân vân...
Muốn đi đúng đường, muốn bước vào chánh đạo phải luôn soi rọi chân tâm, lau chùi cho nó sạch sẽ luôn luôn để khi hạt bụi tham vọng dính vào là nó sẽ hiện rõ lên ngay, ta mới có khả năng biết mình và biết người.
Chân tâm ta càng sáng thì chẳng những soi rọi bản ngã mình một cách rõ ràng mà nó còn có khả năng soi rọi những người quanh mình và ta cũng dễ dàng nhận biết qua sự minh mẫn sáng suốt lẫn từ trường của mình.
Vậy nếu tiếp tục giữ nội tâm chân chánh, từ trường trong sạch, cải sửa luôn luôn người tu lại trở nên một bộ máy người tinh vi, nhạy bén và cũng là một thước đo chính xác về con người và môi trường sống vì ta đã hòa vào thiên nhiên và ta là thiên nhiên.
Con người tu hành chơn chánh sẽ được hòa quang vào vũ trụ và cùng sống, cùng thở, cùng tiến hóa với vũ trụ.
Khi sống hòa quang vào vũ trụ ta mới hưởng được sự tuyệt vời của định, cái định sống động và biến chuyển không ngừng và từ cái định đó sự sáng tạo tuôn trào bất tận.
Từ sức mạnh của cái thức giác ta mới có chiêm nghiệm được sức mạnh nội lực của định và từ cái định mạnh mẽ sống động này bùng vỡ sáng tạo mạnh mẽ và đó mới nảy sanh ra sức mạnh của tư tưởng.
Sức mạnh của tư tưởng không thể có, nếu không phát xuất từ chánh định vì vượt được mọi sự chia rẽ, phân hóa, hận thù, ích kỷ và ác tâm.
Tư tưởng chỉ có sức mạnh nếu nó thoát thai từ sự trong sạch, từ định luật thiên nhiên, từ thiên luật, chớ không bằng nhân luật theo xu hướng tham vọng, phe phái của con người muốn đè bẹp, tranh chấp, cạnh tranh nhau hay độc tài, độc đoán.
Tư tưởng chỉ có sức mạnh khi vì con người, và phục vụ cho sự an lạc và tồn vong của con người.
Tư tưởng lực giúp cho sự tồn vong của nhân loại
Nguyễn Huỳnh Mai
http://hoahao.org
http://tuoitrephatgiaohoahao.com
http://nguyenhuynhmai.com
Ý kiến bạn đọc
23/11/201523:30:31
minh triet
Khách
Xin cảm ơn tác giả, bài này rất hay, ngắn gọn, đầy đủ, giúp người tu tâm dưỡng tánh, không mong cầu, có sức mạnh của tư tưởng, sống có ích. Bài viết này không phân biệt tôn giáo, chỉ nói về người tu chơn chánh, đi đúng đường, không mê tín, không cuồng tín.
21/11/201503:51:11
Lưu-tâm-Lực
Khách
Bài viết này chỉ là giáo phạm chứ chẳng giúp cho người đọc nhìn đâu là chánh đạo để nương theo hay xa lánh tào đạo, nghĩa là hòa vốn