Hôm nay,  

Để tiến tới một bản Túy Kiều Phú

15/11/201521:04:00(Xem: 3959)
Để tiến tới một  bản Túy Kiều Phú
Một phó sản Kiều lưu hành mạnh mẽ trong Nam
từ đầu thế kỷ 20.
.
Nguyễn Văn Sâm
.

blankblank

.
Ở miền Nam, một trong những phó phẩm của ĐTTT nổi tiếng và lưu hành rộng rãi suốt thế kỷ 20 là bài
Túy Kiều Phú. Khi viết bài nầy tôi nghĩ là mình nên để nguyên cách phát âm chữ Thúy của Túy Kiều Phú theo người xưa trong Nam. Chuyện nầy đã có tiền lệ: Kim Túy Tình Từ của ông Phạm Kim Chi (Sg, 1917). Mặc dầu trong phần chữ Nôm trên bìa sách viết là Kim Kiều Tình Từ 金翹情 詞!
.

Về bản văn Túy Kiều Phú, lần theo hai (2) tư liệu có trong tay, chúng tôi tạm vạch ra con đường hình thành những văn bản trước sau để đi đến một văn bản coi như hữu lý, đáng tin:

  1. Đầu tiên là một bản Nôm nay đã không còn, tạm gọi là bản N1900, chắc chắn hai người đi sau là ông Hồ Đắc Trung đã chép lại bằng chữ Nôm và ông Nguyễn Kim Khuê đã phiên âm ra Quốc ngữ.

  2. Bản Nôm N1911 do ông Hồ Đức Trung, Cai Tổng làng Thạnh Quang, Mỹ Tho, chép tay vào năm Tân Hợi (1911). Bản nầy, về hình thức, chữ Nôm viết tháo và tài hoa nên hơi khó đọc. Về loại chữ được sử dụng thì gần như được viết đúng âm, đúng nghĩa, rất ít ch viết theo âm như nhiều trường hợp Nôm của người ít học. Câu cú lại hợp lý hợp vần, có thể nói đây là một bản Nôm tương đối chuẩn so với những bản Nôm chép tay do người dân miền đồng bằng sông Cửu Long trước đây để lại.

.
Chúng tôi dùng bản nầy làm nền và phối hợp với bản quốc ngữ
QN1920 của Nguyễn Kim Khuê để tạo thành bản quốc ngữ mới có nhiều khả năng gần với bản đầu tiên N1900 nhứt.

  1. Bản Quốc ngữ QN1920 do ông Nguyễn Kim Khuê soạn lại bổn cũ, không đề năm, do nhà xuất bản Thuận Hòa tại Sàigòn phát hành. Từ câu ghi trên sách ‘Bổn nầy ông Phạn Văn Thình đã nhường đứt bản quyền lại cho tôi: Trần Văn Sửu’, chúng tôi (NVS) suy đoán bản QN1920 xuất hiện sớm nhứt là vào thập niên 20 và chậm nhứt là vào thập niên 50. Lý do là nhà xuất bản Phạm Văn Thình hoạt động ở Sàigòn từ khoản 1920 đến đâu độ năm 1959 của thế kỷ trước, sau đó loại thơ bình dân 16 trang kiểu nầy chỉ còn do hai nhà xuất bản Phạm Đình Khương và Thuận Hòa ấn hành lai rai chừng 10 năm nữa thì dứt.

.
Bản QN1920 chắc chắn phiên âm từ bản Nôm N1900 nói trên - với những sai lầm về cách đọc và nh
ững sai sót vô vàn về chánh tả. Tuy nhiên, nhờ có bản QN1920 ta giải quyết được vài chữ Nôm khó đọc (mắc) là nguyên nhơn gây ra ngờ vực về cách đọc. Cũng nhờ bản nầy ta thấy người xưa hay tùy tiện thêm bớt một đôi chữ để bản văn dễ được thuận tai khi ngâm nga.

Nói chung Túy Kiều Phú là bài văn thất ngôn trường thiên cho nên một vài trường hợp khi có s xen kẻ câu với 8 chữ thì chúng tôi dựa theo bản Nôm hay tự tiện bỏ đi chữ không cần thiết.

  1. Căn cứ trên bản Nôm N1911 và Quốc ngữ QN1920 để đi đến một bản Túy Kiều Phú tương đối chính xác là việc làm cần thiết, hữu ích tuy rằng nhiêu khê, đòi hỏi cẩn thận trong cách đọc, cân nhắc từ ngữ khi chọn. Quyết định để loại bỏ, thêm vào - hoặc sửa đổi - khi một chữ hiện diện, khiếm diện -hoặc vô lý- chỉ có khi được xét ở nhiều mặt. Chữ Vương ngoại  chẳng hạn.

Chữ viên ngoại trong nguyên tác Kim Vân Kiều: Có nhà viên ngoại họ Vương đã thành Vương ngoại ở các câu 1, 214, 267, 347, trường hợp nầy chúng tôi tự tiện sửa lại (mặc dầu khi in bản Nôm N1911 đính kèm với bản Quốc Ngữ tân tạo QN 2015 chữ Vương ngoại 王外 hay vài chữ thừa/thiếu ở các câu mà chúng tôi đã tự tiện bỏ đi/thêm vào vẫn còn nằm đó/hay không có.)

Ta đi đến lược đồ sau:


     -> N1911 - >

         N1900                      QN2015

                                      -> QN1920 - >

Nghĩa là bản quốc ngữ QN 2015 được thực hiện với mục đích đi gần với bản Nôm đầu tiên mà chúng ta có thể hình dung đuợc.


***

Trong quá trình thực hiện, thấy có những trường hợp sau:

  1. Cả hai bản đều sai:

.

c1: Trường hợp chữ Vương ngoại nói trên.

c1: Chữ Nàng cần phải thêm vào cho đủ 7 chữ và xuôi câu.

….

  1. Bản Nôm sai, sót, ta theo bản Quốc ngữ:

.

c132: nỡ để lầm tay quá ngặt.   bản N không có chữ .

c167: Mụ khoe rằng mụ có cháu nhà. bản N: con.

c193: Bởi nghe thiếp đêm khuyên ngày dỗ.    bản N: mới.

c215: Từ nghe mấy lời nàng than dứt. bản N: khuyên

c227: Hồ nghe tiếng Kiều đàn ngành ngọn bản N khg có chữ tiếng.

c235: Gái quốc sắc như con sóng lượn. bản N: thiên quốc sắc.

c294: Bảng trời mở khôi khoa Nhâm Ngọ. bản N: Nhâm .

c365: Vậy chẳng hay người ấy người nào. bản N: (không đọc được)

c 352: Thương thân người lưu lạc mấy lâu. bản N: khg có chữ thương.

c422: Bán mình trả thảo cho thân là phải. bản N: khg có chữ cho.

c433: Kim nghe qua hết nỗi ưu phiền. bản N: ưu sầu.

     c438:      đã huê tàn trăng khuyết, bản N: không có 3 câu nầy

     c439: Thân ta vậy xin bày hơn thiệt. -//-

    c440: Chẳng hổ han trần cấu hay sao -//-

….

  1. Bản Quốc ngữ sai, ta theo bản Nôm:  

.
c59 : Bỗng dắt  trâm nơi chốn vườn đào bản QB: rớt trâm

c66: Vuông khăn nầy nắm lại trao tay bản QN: gói lại

c220: Vững miếu đường cơ nghiệp vầy nên. bản QN: dựng miếu đường..

c254: Giữ lời dặn đạo cô Tam hợp. bản QN: Bói lời dặn..

c265: Trọng nghe qua  phăng mối kiếm tìm. bản QN: phăng hỏi

c273: Nghĩ từ cơn đòi đoạn xót xa. bản QN: không có.

c278: Trả duơn chị sơn minh hải thệ bản QN: lỡ nguyền..

c287: Biển dầu cạn lòng Kiều còn nhớ. bản QN: lời Kiều.

c387: Kim cựu nguyền nghĩa nọ ngày sau. bản QN: không có.

c394: Nghe lời vãi Kiều dừng bịn rịn. bản QN: đừng bịn rịn.

c396: Kiều cúi đầu tạ chốn dưỡng xưa. bản QN: chốn dưỡng thơ.

c401: Xe ngựa chạy rần rần chật đất. bản QN: không có chchạy.

c460: Biết no nao trả đặng ơn thầy. bản QN: Biết nọ nào

Trong cả 3 trường hợp chúng tôi ghi lại sự lựa chọn mà không biện luận. Xin dành phần biện luận hay phê phán đúng sai cho độc giả. Đó cũng là cách tôn trọng người đọc và không muốn mở đường cho những tranh cải cũng như làm cho bài viết trở thành quá rườm rà.

.

***
.

Nhận xét về  chữ  Nôm trong bản N1900:

Chữ Nôm ở đây như tất cả các bản Nôm miền Nam có ba điều đặc trưng căn bản:

A. Viết theo âm Nam: ấu sinh (ấu xin 㓜嗔), xúm xít (xúm xích 𠎊赤), tiết Thanh Minh (tuyết thanh minh 雪清明), dùn dằn (dùng dằng曩), khác (khát 渴), dức (dứt 弋), da (gia 加), khăn (khăng 康), dan ca (giang ca 江歌), dừng cương (vừng cương 暈缰), giục vó (dục 𨀒), lươn lấm đầu (lương lấm đầu), bao quản (bao quảng 包廣), mắc phải (mắt phải 眜沛), bởi tin (bởi tinh 罢并), Khuyển Ưng (Quyển Ưng 菀應), khiêng bỏ trước (khiên bỏ trước 騫悑𠓀), giường bát bửu (dường bát bửu 𦍛八寶), toan hại (tan hại 散害), thiền môn (thuyền môn 船門), thỏa lòng (thả lòng 𢚸), nay chẳng khác (nay chẳng khát 尼庒渴), con sóng lượn (con sóng lượng 𡥵㳥量), lòng đinh dạ sắt (dạ sắc 胣色),

B. Viết đúng âm không cần đúng nghĩa: tử vi hùng (爲雄), nhứt trụ kình thiên (一柱天), Duơn tưởng vậy (想丕)…

C. Viết âm na ná: day mặt nhìn (diêu mặt nhìn 𩈘𥚆), Lâm Truy (Lâm Tri 臨知), cho tường tin tức (tính tức 併息)….

.
Có nhà
‘Kiều học’ viết đâu đó rằng không có cái gọi là chữ Nôm Nam, chỉ có chữ Nôm viết sai chuẩn mà thôi (có lẽ vì những đặc trưng trên). Tôi không muốn phản biện về sự sai/đúng, tôi chỉ nói rằng loại chữ Nôm nầy đã hiện hữu lâu dài và sâu rộng ở trong miền Nam kỳ lục tỉnh. Chữ viết và tiếng nói của người một vùng đất lớn -dầu bị gọi là sai -thì chính bản thân nó ít ra cũng tạo ra chữ viết và tiếng nói của vùng đó mà người vùng khác nếu không học tường tận thì không biết, không thưởng thức được hay có hiểu thì rất lờ mờ sai chạy. Văn học Miền Nam nước Pháp, văn học tiếng Pháp ở Canada hay các xứ cựu thuộc địa có bản sắc riêng của nó dầu cách biểu hiện không đúng chuẩn với tiếng Pháp nói chung. Cũng vậy với những tác giả viết tiếng Anh ở miền Nam nước Mỹ và các xứ nói tiếng Anh so với tiếng Anh chính quốc.
.

***


Giải thích tại sao Túy Kiều Phú hiện hữu tôi cho rằng khi lưu dân Miền Trung gồng gánh vô vùng đất mới lập nghiệp và trở thành người định cư Miền Nam thì chữ nghĩa họ mang theo không nhiều. Đời sống mới tuy có dễ dàng nhưng đầy bất trắc về địa lý và thường xuyên phải đối đầu với những xung đột- dầu nhẹ nhàng cách mấy vẫn có- về mặt quyền lợi khai thác đất đai và khác biệt văn hóa cùng cư dân địa phương cho nên khi giải trí họ chuộng những bài văn dễ đọc dễ hiểu, không quá dài hay cao kỳ bác học đầy văn hoa, điển tích với những thác ý và ngôn ngoại. Túy Kiều Phú hợp với những yêu cầu đơn giản, nguyên bản Kiều ở xứ mới nầy chỉ hợp với thiểu số trí thức mà thôi. Túy Kiều Phú ra đời vì lẽ đó, nó cũng không thiệt sự là một bài phú, phú có những qui luật chặt chẽ không phù hợp với dân Nam mới định cư và cho cả sau nầy. Phù hợp nhứt là bài thơ lục bát dài hay là thơ thất ngôn trường thiên. Hình thức nầy có thể kêu bằng từ vãn như Ai Tư Vãn của Ngọc Hân Công Chúa, như Ngọa Long Cương VãnTư Dung Vãn của Đào Duy Từ, như Thuật Tích Việc Nước Nam Vãn của Đặng Đức Tuấn .. . Nhưng từ vãn thì cũng khó hiểu, thôi thì kêu nó là phú cho dễcàng dễ hiểu hơn  nếu đổi vãn thành giảng một điều mà khôgn ai chủ trương nhưng tự nhiên hình thành.
.

Vì sao Túy Kiều Phú được ưa thích tôi đã giải thích trong trường hợp Kim Vân Kiều Ca, nay xin trích lại:

“Giải thích sự kiện Kim Vân Kiều Ca và Thúy Kiều Phú được chào đón nồng nhiệt ở miền Nam tôi cho rằng những từ ngữ Nam Kỳ Lục Tỉnh đã gây cảm giác trong lòng người đọc tương tợ như tâm trạng bàng hoàng xúc động của đứa con đi xa  lâu ngày nay trở lại làng quê, bồi hồi trước bụi tre đầu ngõ mà có lúc mình đã sợ ma, con đường đê gập ghềnh vẫn như xưa thấp thoáng những ngôi mộ ông bà làng nước, dòng nước nhỏ mình từng tắm bơi quậy nước khi chưa biết mắc cở, cái giếng làng tụ hội khi mới bắt đầu lớn… Tất cả hình ảnh trên nhờ những từ ngữ đặc thù kia mà các hoạt cảnh của quá kh kéo trở về trong trí: nhà trò, một đò, mà tế Đạm Tiên, còn đương ngần ngại, ông già mắc nạn, trên quan dưới lại, dọc đàng, phối hợp cùng chàng, vơi tát, khát mặt thung huyên, phản trá, dắt díu nhau... không thể kể hết.’
.

Riêng bài Túy Kiều Phú thì các chữ thuần Nam nêu rõ hơn sắc thái địa phương: xúm xít, tên đâu lạ bất tường hương sở, uổng cho nàng, nước mắt đầy nhỏ giọt dầm khăn, dùn dằn ở nán, đôi lứa nợ nần, bợ ngợ, ấu sinh, đứng nhìn lại, bóng liền xế vó câu nhẹ tếch, gái nhà trò, sông hẹn núi hò, buông lời dức chị rằng, hơi đâu khóc, khấn vái gọi là, hành lộ, tấm lòng đáo để, hổ ngươi, dùn thẳng, rảnh việc nhà, dan ca, chung tình lặng lẽ, lươn lấm đầu, tra cán, phăng mối, nhìn tứ cố, trở mặt, bợ ngợ, bốn phía  ạ rân, khấp khởi, con Hoạn Thơ…

***

Túy Kiều Phú là một bản tóm lược danh tác ĐTTT, chỉ bằng 1/10 với 470 câu, có những điểm lý thú: đầy đủ sự kiện quan trọng trong nguyên bản được viết bằng lối văn dễ hiểu, thuần Nam. Một vài đoạn dài trong ĐTTT đã được rút ngắn tới tối đa hay loại bỏ luôn, trong khi đó có đoạn lại dài hơi so với toàn bản, nhứt là đoạn chót từ khi Từ Hải dấy binh tới lúc Kim-Kiều xum hợp. Âu cũng là ý muốn của tác giả. So sánh tỷ lệ tương đối giửa nguyên bản và đoạn tương ứng trong bài phú để rút ra kết luận tác giả thích đoạn nào trong ĐTTT và thử  giải thích tại sao cũng là điều lý thú.
.

Trước khi kết thúc bài tưởng chừng cũng nên chép thêm vào đây một phó phẩm khác của Kiều ít người biết là bài Vọng Cổ Hoài Lang tựa là Trách Túy Kiều của soạn giả cải lương Mộng Trần Nguyễn Văn Là, người viết tuồng cho gánh cải lương Đồng Ích Ban, in trong tập tuồng cải lương Tang Đại Giả Gái, năm 1925, tại Sàigòn để thấy rõ hơn ảnh hưởng của Nguyễn Du qua ĐTTT ở Nam Kỳ.:
.

Trời Liêu xa cách bao nhiêu đó,

Sao chẳng tin nhắn cho Kim sinh,

Dầu không muốn cho rối tình.

Đề oanh chước kia cũng liệu mình.

Ai nỡ đi vong thệ.

Nén vàng Mã sinh nặng là dường bao?

Ành vùi hương dập phấn.

Cho bướm ong thừa ở đất Lâm-Tri.

Đêm đỗ cho căn mạng,

Quên phức lời khi giả từ đi.

Vài năm chờ cũng không lâu gì.

Kìa ai vội lỗi nghì,

Cái thân nàng kể chi.

Cám thương chàng mang khối tình si.

Danh phận đỉnh chung sá gì.

quyết từ đi tìm ai, nàng ôi!

Chốn sông Tiền,

May gặp vãi Giác Duyên.

Khi tái ngộ cũng ướm toan nuốt quyền,

Dạ bao đành như vậy hỡi nàng ôi!

Mộng Trần (TĐGG trang 50-51)

.

Nguyễn Văn Sâm

(Khởi thảo tháng 7/2015 tại Victorville, CA

Hoàn thành thá ng 9/2015 tại Lausanne,

tư gia của họa sĩ Lâm Bình Duy Nhiên, Thụy Sĩ.)

 

.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.