Từ quan tới Thầy cũng đều ăn chận...
Báo Đời Sống và Pháp Luật kể chuyện ở Quảng Bình: Trong khi vụ đàn dê, đàn gà “đi lạc” vào nhà cán bộ chưa lắng xuống thì Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố và bắt khẩn cấp một số cán bộ xã Nhân Trạch về tội Tham ô tài sản. Hay chuyện phụ huynh và giáo viên “tố” hiệu trưởng trường mầm non tham ô hàng trăm triệu đồng của học sinh nghèo.
Lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, hàng loạt cán bộ xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch đã câu kết với nhau “ăn chặn” tiền của Nhà nước hỗ trợ cho những hộ nghèo trên địa bàn để xây nhà ở, nhằm xóa nhà tranh tre, nứa lá.
Theo hồ sơ, vì là xã nghèo nên Nhân Trạch được hỗ trợ các nguồn vốn từ kinh phí Quyết định 167/2008/QĐ-TTG của Chính phủ, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cùng các nguồn vốn hỗ trợ khác để xây dựng nhà ở cho 12 hộ nghèo trên địa bàn. Thế nhưng, khi được cấp kinh phí, Chủ tịch UBND xã đã “ém” lại số tiền của 3 hộ nghèo đem chia cho 6 vị cán bộ xã gồm 4 Ủy viên thường vụ và 2 Đảng ủy viên. Phẫn nộ trước việc làm sai trái, thiếu minh bạch trên, người dân xã Nhân Trạch đã làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.
Trong khi đó, hiệu trưởng cũng chặn tiền của giáo viên, học sinh nghèo.
Báo Đời Sống & Pháp Luật kể rằng để ăn chặn tiền hỗ trợ của Nhà nước đối với giáo viên, học sinh nghèo vùng cao trong một thời gian dài, bà Phan Thị Giang, Hiệu trưởng trường mầm non xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã bất chấp thủ đoạn để chiếm đoạt tiền cho vào túi riêng.
Theo hồ sơ, trong thời gian 3 năm làm Hiệu trưởng trường mầm non Ngân Thuỷ, từ năm 2011, bà Phan Thị Giang đã chỉ đạo Lê Thị Mai (thủ quỹ) và Nguyễn Thị Xiêm (kế toán) của trường, lập hồ sơ những đối tượng nằm trong diện được Nhà nước hỗ trợ, rồi ép giáo viên, phụ huynh ký khống, lấy tiền để bỏ túi riêng. Cụ thể 3 người này đã lập hồ sơ ảo, ký khống hàng chục bộ hồ sơ về việc trả lương, chế độ bảo hiểm xã hội và thanh toán tiền bồi dưỡng dạy thêm cho giáo viên ở vùng điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm biển thủ hàng trăm triệu đồng tiền hỗ trợ cho giáo viên nhà trường.
Bản tin ĐS&PL ghi lời chị Hồ Thị V. (32 tuổi, trú tại bản Khe Giữa) chia sẻ: “Tôi được bầu làm chi hội trưởng phụ huynh những năm gần đây, thấy các cô bảo ký giấy nhận tiền nhưng không thấy tiền đâu. Hỏi thì các cô nói, đây là việc riêng của nhà trường, sợ bị liên lụy nên đành ký cho xong. Thấy lạ, tôi hỏi mấy cô giáo đứng lớp, họ cũng nói bị bắt ký để nhận tiền nhưng thực tế cũng không được nhận. Bức xúc nên chúng tôi làm đơn gửi huyện, tuy nhiên không có ai trả lời. Cả bản có 17 học sinh người Vân Kiều, phụ huynh đã ký giấy 3 năm rồi nhưng không có ai nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước”.
Cội nguồn của tham nhũng như 2 trường hợp trên là do chế độ độc đảng, vì không ai kiểm soát quyền lực tối hậu này.
Báo Đời Sống và Pháp Luật kể chuyện ở Quảng Bình: Trong khi vụ đàn dê, đàn gà “đi lạc” vào nhà cán bộ chưa lắng xuống thì Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định khởi tố và bắt khẩn cấp một số cán bộ xã Nhân Trạch về tội Tham ô tài sản. Hay chuyện phụ huynh và giáo viên “tố” hiệu trưởng trường mầm non tham ô hàng trăm triệu đồng của học sinh nghèo.
Lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình, hàng loạt cán bộ xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch đã câu kết với nhau “ăn chặn” tiền của Nhà nước hỗ trợ cho những hộ nghèo trên địa bàn để xây nhà ở, nhằm xóa nhà tranh tre, nứa lá.
Theo hồ sơ, vì là xã nghèo nên Nhân Trạch được hỗ trợ các nguồn vốn từ kinh phí Quyết định 167/2008/QĐ-TTG của Chính phủ, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở, cùng các nguồn vốn hỗ trợ khác để xây dựng nhà ở cho 12 hộ nghèo trên địa bàn. Thế nhưng, khi được cấp kinh phí, Chủ tịch UBND xã đã “ém” lại số tiền của 3 hộ nghèo đem chia cho 6 vị cán bộ xã gồm 4 Ủy viên thường vụ và 2 Đảng ủy viên. Phẫn nộ trước việc làm sai trái, thiếu minh bạch trên, người dân xã Nhân Trạch đã làm đơn tố cáo lên cơ quan chức năng.
Trong khi đó, hiệu trưởng cũng chặn tiền của giáo viên, học sinh nghèo.
Báo Đời Sống & Pháp Luật kể rằng để ăn chặn tiền hỗ trợ của Nhà nước đối với giáo viên, học sinh nghèo vùng cao trong một thời gian dài, bà Phan Thị Giang, Hiệu trưởng trường mầm non xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đã bất chấp thủ đoạn để chiếm đoạt tiền cho vào túi riêng.
Theo hồ sơ, trong thời gian 3 năm làm Hiệu trưởng trường mầm non Ngân Thuỷ, từ năm 2011, bà Phan Thị Giang đã chỉ đạo Lê Thị Mai (thủ quỹ) và Nguyễn Thị Xiêm (kế toán) của trường, lập hồ sơ những đối tượng nằm trong diện được Nhà nước hỗ trợ, rồi ép giáo viên, phụ huynh ký khống, lấy tiền để bỏ túi riêng. Cụ thể 3 người này đã lập hồ sơ ảo, ký khống hàng chục bộ hồ sơ về việc trả lương, chế độ bảo hiểm xã hội và thanh toán tiền bồi dưỡng dạy thêm cho giáo viên ở vùng điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm biển thủ hàng trăm triệu đồng tiền hỗ trợ cho giáo viên nhà trường.
Bản tin ĐS&PL ghi lời chị Hồ Thị V. (32 tuổi, trú tại bản Khe Giữa) chia sẻ: “Tôi được bầu làm chi hội trưởng phụ huynh những năm gần đây, thấy các cô bảo ký giấy nhận tiền nhưng không thấy tiền đâu. Hỏi thì các cô nói, đây là việc riêng của nhà trường, sợ bị liên lụy nên đành ký cho xong. Thấy lạ, tôi hỏi mấy cô giáo đứng lớp, họ cũng nói bị bắt ký để nhận tiền nhưng thực tế cũng không được nhận. Bức xúc nên chúng tôi làm đơn gửi huyện, tuy nhiên không có ai trả lời. Cả bản có 17 học sinh người Vân Kiều, phụ huynh đã ký giấy 3 năm rồi nhưng không có ai nhận được tiền hỗ trợ của Nhà nước”.
Cội nguồn của tham nhũng như 2 trường hợp trên là do chế độ độc đảng, vì không ai kiểm soát quyền lực tối hậu này.
Gửi ý kiến của bạn