Họ Tập vừa thăm Nhà Trắng ngày 25 tháng 9, ông cũng đã tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng hôm tháng 5/2015 tại Bắc Kinh trước khi Trọng lần đầu tiên gặp TT Hoa Kỳ Obama và có cuộc hội đàm trong phòng Bầu Dục, hai bên đã thông qua Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam-Hoa Kỳ (7/2015) hướng về một quan hệ tầm cao mới trong đối tác toàn diện (thượng đỉnh Sang-Obama (2013) sau 20 năm chính thức bang giao (1995).
Những chuyễn biến quan hệ của lãnh đạo cấp cao giữa ba nước trở nên nổi cộm sau sự việc giàn khoan HD-981 và những việc Trung Cộng bồi đấp đảo nhân tạo, trên đó hạ tầng cơ sở có mục tiêu quân sự được thiết lập.
Việc TBT Trọng, một nhân vật thân cận và trung thành với Bắc Kinh đang có vẻ ngả về Hoa Kỳ khiến Tập Cận Bình cử ngay một phó thủ tướng qua Việt Nam sau khi Trọng mới trở về từ một chuyến công du "lịch sử “ nhằm trấn an vừa để dò xét đảng cộng sản anh em và đánh tiếng TBT Tập sẽ chánh thức thăm Hà Nội trong hai ngày 5 và 6 tháng 11.
Chuyến công du ngắn ngủi lại diễn ra trong bối cảnh Biển Đông dậy sóng sau kịch bản “tuần tra Tự Do Hàng hải” hôm 27/10 trong tình hình căng thẳng trong quan hệ Mỹ Trung hiển lộ tại Thượng đỉnh Tâp-Obama (9/2015) và nhạy cảm hơn nữa trước cuộc đấu đá quyết liệt trong nội bộ chóp bu cộng sản Việt Nam giữa phe cộng sản bảo thủ cầm đầu là Nguyễn Phú Trọng thân Bắc Kinh và phe cộng sản chủ trương cải cách, đi gần với Mỹ mà ThT Nguyễn Tấn Dũng được truyền thông lề trái và “Chân Dung Quyền Lực” tô đậm như một ứng viên nặng ký vào vị trí Tổng Bí Thư đã có tin đồn “rò rĩ” những âm mưu thanh trừng còn có thể xảy ra trước Hội nghị TƯ 13,14 cho đến ngày đại hội đảng XII năm 2016.
Liệu Tập Cận Bình trong thời gian ngắn hai ngày công du có đủ còn thời gian để sắp xếp, hứa hẹn, răn đe nhằm hình thành một tập đoàn thái thú mới để đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục chế độ toàn trị, độc tài, độc đảng?. Phải chăng đó là mục tiêu của Tập Cận Bình như Tân Hoa Xã đã dẫn lời Đại sứ TQ Hồng Tiểu Dũng nói chuyến đi của Chủ tịch TQ Tập Cận Bình sẽ mở ra “kỷ nguyên mới” trong quan hệ song phương, nếu không muốn nói là sẽ mở lại kỷ nguyên của thời kỳ Bắc thuộc mới với phe Lê Chiêu Thống mới giữa thời đại văn minh, thời đại tin học toàn cầu hoá.
Nhà cầm quyền CSVN nhứt là phe nhóm CS chủ trương có quan hệ gần gủi hơn với Hoa Kỳ và nhơn dân Việt Nam cũng trông đợi TT Obama nhưng chỉ sẽ đến Việt Nam sau đại hội đảng XII dù trên đường tham dự APEC, thượng đỉnh Đông Á - ASEAN sẽ ghé Phi Luật Tân, Mã Lai nhưng lại không dừng chân tại Hà Nội.
Khác với các lãnh đạo Bắc Kinh luôn có chủ trương muốn ảnh hưởng và cài nhân sự thân với mình hòng dễ bề sai khiến, TT Obama hợp tác với kẻ cựu thù CSVN trên căn bản hai bên cùng có lợi. Hoa Kỳ đã nâng đỡ CS-Hà Nội vào TPP để phát triển kinh tế.
TPP là bộ phận quan trọng trong chiến lược “Tái Cân Bằng” “Xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương”, TT Obama vẫn coi CSVN là đối tác tiềm năng là mắt xích trong vòng đai an ninh bao quanh Trung Quốc trải dài từ Đông Bắc Á xuống ĐNÁ đến tận eo biển Malacca với các đồng minh Nam Hàn, Nhựt Bổn, Phi Luât Tân, Thái Lan, Úc với các đối tác thân thiện Singapore, Malaysia, và Ấn độ.
Trong khi đảng CSVN coi như là một chi bộ của đảng CSTQ được mời gọi vào mạng lưới mậu dịch tự do toàn cầu TPP thì Trung cộng lại bị Hoa Kỳ cho đứng bên lề. Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy Bắc Kinh mời gọi 16 quốc gia Á Châu trong đó có mười nước ASEAN vào hệ thống mậu dịch tự do RCEP dự liệu kết thúc đàm phán cuối năm 2015; cùng với viêc thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Á Châu( AIIB) với số vốn hàng tỉ đô la, sáng kiến “Một Vòng Đai - Một Con Đường”.
Ai cũng biết CSVN muốn được tồn tại để tiếp tục thống trị nên bắt buộc phải giữ thế cân bằng giữa hai cường quốc nên họ đều phải là thành viên của TPP, của RCEP, của AIIB và Trọng sẵng sàng cho TC mở rộng cảng Hải Phòng như trạm quá cảnh cho Con Đường Tơ Lụa Trên Biển.
Chưa hết, trong lúc tình hình căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh qua vụ TQ khẩn trương xây đấp ”trường thành cát” thành những đảo nhơn tạo tại quần đảo Trường Sa, hôm 16/10/2015 Bắc Kinh khai mạc Diễn đàn Hương Sơn (Xiangshan) có sự tham dự 60 viên chức quốc phòng và 130 nhà nghiên cứu về an ninh. Bắc kinh dùng diển đàn này để phô trương thanh thế cạnh tranh với “Đối Thoại Shangri-La” một diễn đàn quốc tế của Singapore, nơi được các nước phương Tây dùng để vạch trần tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông nhưng lại có sự hiện diện của Tướng Nguyễn Chí Vịnh ở Shangri-La còn Tướng Phùng Quang Thanh thì ở Diễn Đàn Hương Sơn.
Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến thăm Hà Nội kỳ này chắc đâu cần màng tới phát biểu của Chủ tich Trương Tấn Sang bên lề đại hội đồng LHQ về chủ quyền biển đảo rằng Hoàng Sa Trường Sa là của Viêt Nam, rằng Bắc Kinh đã vi phạm luật pháp quốc tế, trong khi Tập khẳng định với TT Obama (25/9/2015) rằng các đảo trong Biển Đông bao gồm HS và TS thuộc về TQ từ thời cổ đại, và không ai có quyền tranh cải về chủ quyền “Con đường chín đoạn” hay còn gọi là “Đường lưỡi bò”.
Tại Hội Nghị Trung Ương IV của đảng CSTQ (28, 29 tháng 11năm 2014) Tập cận Bình đã chỉ thị về công tác liên hệ đến chánh sách ngoại giao đối với các lân bang, trong đó có Việt Nam, với các cường quốc, vấn đề đại dương và biển đảo, đã được nhất quán thi hành kể cả chánh sách cho Châu Á trong đó có vấn đề Biển Đông và ASEAN.
Nói về chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ nhất là đối với Việt Nam thì nó còn tuỳ thuộc khá nhiều yếu tố (Tổng thống Dân chủ hay Cộng hoà, ảnh hưởng khuynh loát của Quốc Hội, giới truyền thông, các nhóm đại tư bản). TT Obama đã công khai việc Hoa Kỳ tôn trọng thể chế XHCN với Nguyễn Phú Trọng (7/2015) để sau đó ông đại sứ Osius nói thẳng với các nhà đấu tranh Dân chủ và Cộng đồng tị nạn cộng sản tại California rằng chánh phủ Hoa Kỳ không có kế hoạch lật đổ chế độ Hà Nội. Chánh sách không can thiệp vào nội bộ nước khác là nguyên tắc ngoại giao, nhưng nó đã “lên giây cót” cho TBT Trọng được trớn kêu gọi tăng cường truy lùng kẻ thù, bẻ gẩy kế hoạch diễn biến hoà bình, ngăn chận “tự diễn biến, tự chuyển hoá” trong đảng CS.
Yếu tố Trung quốc và Hoa Kỳ ảnh hưởng đến sự chia rẻ khá rõ rệt trong Bộ chánh trị đảng CSVN, trong chuyển hướng muốn gần hơn với Hoa Kỳ nhưng lại chưa dám khoát dám thoát Trung vì bản chất CSVN là hèn với giặc, Hà Nội sẽ chọn một chánh sách ngoại giao nào có lợi cho sự sống còn của đảng cộng sản, chứ không vì quyền lợi Dân tộc; động thái cướp nước của Bắc Kinh qua sự kiện bồi đấp xây cất đảo nhơn tạo tại Biển Đông chưa đủ làm sáng mắt CSVN để họ ngộ ra mà tìm về con đường Dân tộc. Nhơn dân thì đã biểu lộ lòng yêu nước qua “NO XIs” để dàn chào họ Tập.
Trong việc tranh giành quyền lực giữa hai phe cộng sản bảo thủ và cải cách không phải là mối quan tâm của người dân; cái mà nhân dân quan tâm là một đất nước Việt Nam thịnh vượng, thật sự độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và có một nhà nước do dân, vì dân và trước mắt là việc đánh đuổi được giặc ngoại xâm phương Bắc.
CSVN không tạo được nội lực Dân tộc đủ mạnh bằng sự kết hợp sức mạnh của toàn dân trong và ngoài nước thì làm sao bảo vệ biển đảo và chủ quyền Dân tộc.
Giải thể chế độ CSVN, Dân chủ hoá Việt Nam mới giải quyết được các bế tắc của đất nước.
Bác Sĩ Mã Xái
Ý kiến bạn đọc
07/11/201501:41:36
nguyen hai
Khách
Bài phân tích rất sâu sắc.