Một thông điệp cho Tập Cận Bình: Hoa Kỳ khẳng định Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông
.
Bác Sĩ Mã Xái
.
Sau những năm tháng đắn đo hơn thiệt trong nội bộ, chánh quyền Obama đã quyết định cho khu trục hạm USS Lassen tiến vào trong vùng 12 hải lý xung quanh đảo nhơn tạo Subi, trong quần đảo Trường Sa ngày 27/10/2015. Subi là một trong số bảy thực thể do Bắc Kinh xâm chiếm, trên đó Trung Cộng đã gấp rút cải tạo bồi đấp, xây cất cơ sở dân sự, quân sư. Động thái này của Hoa Kỳ đã đáp ứng lòng mong đợi của mọi người nên được truyền thông khắp nơi quen gọi là “Chiến dịch Tự Do Hàng Hải” hay ”Hoạt đông tự do trên biển“ (freedom of navigation operation).
.
“Chiến dịch Tự Do Hàng Hải” không phải là một biến cố bất ngờ mà đã được Hoa Thịnh Đốn cảnh báo nhiều lần nhứt là từ sau biến cố giàn khoang HD-981. Nhưng Tập Cận Bình vẫn không nhân nhượng trước thái độ hòa nhã nhưng quyết liệt của TT Obama trong buổi họp báo chung tại Rose Garden (Nhà Trắng) ngày 25/09/2015 nhơn dip Chủ Tịch nhà nước Cộng Hòa Nhân dân Trung hoa viếng thăm Hoa Kỳ. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về vấn đề Biển Hoa Đông (East China Sea) và Biển Đông (South China Sea). TT Obama đã nhiều lần nhắc lại quyền tự do lưu thông trên biển, trên không của mọi quốc gia, và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện quyền vận chuyển cũng như hoạt động bất cứ nơi đâu trên biển trên không mà luật pháp quốc tế cho phép. TT Obama cũng đã nói thẳng với Tập rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc về việc bồi đấp đảo nhơn tạo, các công trình xây cất cũng như việc quân sự hoá trên các nơi còn trong vòng tranh chấp chủ quyền… Hoa Kỳ không có yêu sách chủ quyền hay đứng về phía nào trong sự tranh chấp, nhưng mong muốn mọi người tôn trọng luật pháp và giải quyết ôn hòa giữa những quốc gia. Tâp Cận Bình đáp lại rằng các đảo trên Biển Đông là của Trung hoa từ thời xa xưa, rằng Trung Cộng có quyền xử dụng, xây cất bồi đấp hay bất cứ việc gì trên sân nhà của họ, rằng họ có quyền bảo vệ chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền hạn hợp pháp của mình trên các vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Họ Tập còn nói Bắc Kinh sẽ không theo đuổi chương trình quân sự hoá trên các đảo nhơn tạo, trái với những gì thế giới đã thấy qua hình ảnh vệ tinh cung cấp. Nhưng phải nói rằng Hoa Kỳ đã không ngăn cản được tiến trình xây đấp “trường thành cát” tại vùng quần đảo Trường Sa, dù Bắc Kinh nhiều lần nói họ đã ngưng! Cũng nên nhắc lại là Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ và Ngũ Giác Đài đã nhiều lần cảnh báo rằng sẽ có cuộc tuần tra vào Biển Đông, nhưng Trung Cộng vẫn tiếp tục thách thức lại còn doạ sẽ có đáp trả khi bị khiêu khích. Thể hiện cuộc trao đổi giữa hai nhà lãnh đạo là hoạt cảnh tuần tra của khu trục USS Lassen. “Chiến dich Tự Do Hàng Hải” là Thông điệp mạnh mẽ TT Obama gởi cho Tập Cận Bình khẳng định quyền Tự Do Hàng Hải ở Biển Đông mà Trung Cộng gọi là Biển Nam Trung Hoa. Ngoài ra, nó còn hé mở mục tiêu của cuộc tuần tra trong vấn đề Biển Đông mà mọi người cần biết.
.
Sự thật là Hoa Kỳ đã mở những cuộc tuần tra tự do hàng hải thường xuyên từ năm 1979. Tuy vậy theo ông David Shear Phụ tá Bộ trưởng quốc phòng thì từ năm 2012 Hoa Kỳ chưa thực hiện chuyến tuần tra nào trong vòng 12 hải lý quanh các thưc thể, điều này cho thấy Hoa Kỳ không nhìn nhận lãnh hải 12 hải lý (territorial sea) cho các bãi ngầm dưới mặt biển (reefs) trên đó Trung Cộng bồi đắp thành đảo nhơn tạo, nhưng điều này không có nghĩa là Hoa Kỳ thách thức yêu sách của Bắc Kinh về chủ quyền đảo nhơn tạo Subi. Theo công ước quốc tế về luât biển (UNCLOS) thì đảo nhơn tạo của một nước như trường hợp Subi Reefs không có lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế, do đó Trung Cộng không có quyền viện dẫn quy chế đảo của các thực thể mà họ vừa bồi đấp để cản trở quyền tự do lưu thông của tàu thuyền nước khác; vả chăng các đảo mà Trung Cộng nhận bừa là đảo của mình vẫn còn trong vòng tranh chấp giữa các nước Việt Nam, Phi, Malaysia, Brunei và Đài Loan nữa. Hiện Trung Cộng tuyên bố đã hoàn tất bảy đảo nhơn tạo, trong đó có bốn ”bãi cạn lúc chìm lúc nổi”(low-tide elevations) gồm có Gaven, Tư Nghĩa (Hughes), Vành Khăn (Mischief), Xu-bi (Subi) và ba ”đảo đá“ (rocks) gồm có Châu Viên (Cuarteron), Chữ Thập (Fiery Cross), Garma (Jofnson). Như vậy chiến dịch “Tự do Hàng hải” của Hoa Kỳ là hoạt động hợp pháp, và hoạt động này minh giải các luật pháp hàng hải quốc tế, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS) mà Bắc Kinh cần tuân thủ, thay vì Bắc Kinh giải thích theo luật pháp riêng của minh, dù Bắc Kinh đã là thành viên của UNCLOS, mà vẫn tuyên bố “Trung quốc không tha thứ mọi vi phạm về lãnh hải (territorial sea), không phận của Trung quốc của bất nước nào lấy cớ là duy trì tự do lưu thông trên biển trên không” (phát ngôn Bộ Ngoại giao TC ngày 9/tháng 10/2015).
.
Dư luận thế giới rất thuận lợi dù cũng còn lo ngại cuộc tuần tra được cho là thúc đẩy tự do đi lại trên biển nhưng là một sư thách thức đối với Trung Cộng luôn đơn phương tuyên bố chủ quyền (phi pháp, phi lý) trên 90% diện tích Biển Đông và các đảo trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc về Trung Cộng từ thời cổ đại, và đã từng tuyên bố Biển Đông là quyền lợi cốt lõi ngang hàng với Tây Tạng, Tân Cương, Đài Loan.
Nhưng trên thực tế thì ngoài Hoa Kỳ còn ai có thể chế ngự nổi một Trung Cộng trồi lên, đầu tư tối đa sức mạnh kinh tế vào quốc phòng, chủ trương bành trướng vị thế địa chánh trị vào Châu Á- Thái Bình Dương, đương đầu với chiến lược Tái Cân Bằng/ Chuyển trục của Mỹ.
Theo tin từ Nhà Trắng, quyết định tuần tra “Tự Do Hàng Hải“ sẽ còn tiếp tục quanh các đảo nhơn tạo của các nước còn đang tranh chấp chủ quyền trong Biển Đông, nhưng không biết chừng nào. Nhưng hành động của Hoa Kỳ làm an lòng đa số các quốc gia ASEAN, kể cả Nhựt và Úc đều hoan nghinh; đa số rất quan tâm vì Trung Cộng quân sự hoá các đảo nhơn tạo và luôn có hành vi hung hãn, các thái độ chèn ép các lân bang, và nỗi lo âu vì Trung Cộng có lúc đã tuyên bố có khả năng thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như họ đã làm ở Biển Hoa Đông, và có khả năng kiểm soát con đường huyết mạch chuyển tải trên 5 ngàn tỷ USD hàng hoá mỗi năm!
.
Trong khi đó thì Bộ ngoai giao CSVN đợi cho đến hai hôm sau (29/10/2015) chỉ lập lại quan điểm chung chung về chủ quyền và kêu gọi hoà bình vì sợ hoan hô Mỹ thì làm mất lòng Trung Cộng. Trong thảo luận tổ của Quốc Hội (22/10/2015) Phùng Quang Thanh khuyên “quan hệ tốt với cả hai nước”, tránh né đừng để nhơn dân thấy Đảng phò Trung Cộng và không dám theo Hoa Kỳ vì chủ trương của Đảng thà mất biển đảo cho Trung Cộng (như họ đã làm) để nắm giữ quyền lực hơn là bảo vệ tổ quốc thì sẽ mất quyền.
.
Đồng bào trong nước thì khác, lạc quan hơn khi thấy Mỹ dám hành động dù có phần hơi trễ, còn phải sắp xếp công việc thương thảo với Bắc Kinh cho đến khi Trung Công hoàn tất chương trình xây cất và quân sự hoá trên các đảo nhơn tạo ở Trường Sa!
Người dân tị nạn ở hải ngoại và nhứt là những nhà tranh đấu dân chủ không quên cảnh Hạm đội Bảy của Hoa Kỳ ngoảnh mặt với đồng minh trong trận Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974, mà Hà Nội cũng đã bán Hoàng Sa cho Trung Công rồi.
.
Tình thế của hai cường quốc Mỹ Trung dù đang cạnh tranh nhưng phải hợp tác làm ăn lớn theo cách cả hai cùng có lợi, cái lợi ở Biển Đông “quyền lợi cốt lỏi” và ”quyền lợi quốc gia”, cho nên đoan chắc là chưa có khả năng cho một “luận kiếm Hoa Sơn” giữa hai cường quốc. Tại hội Thương đỉnh Tâp-Obama 25/09/2015, Tập cam kết với Hoa Kỳ là tôn trọng quyền tự do hàng hải và ngưng đeo đuổi quân sự hoá: khu trục hạm Lassen đã trót lọt qua sông, ra vào vùng lãnh hải và có thể xuôi ngược trên Biển Đông, còn Hoàng Sa Trường Sa, đảo nổi, bãi chìm thì sao, mọi người đã thấy. Hai cường quốc Mỹ Trung ít ra cũng còn phải ngoéo tay xây dựng mô hình mới cho quan hệ các nước lớn với nhau là không xung đột không đối đầu, với lòng tương kính và cả hai cùng có lợi hợp tác với nhau.
.
Hoa Kỳ khai thông Biển Đông là để bảo đảm Tự Do Hàng Hải, có lợi cho Hoa Kỳ và thế giới. Chúng ta hoan nghinh hành động này vì mức độ quan tâm của siêu cường Hoa Kỳ về Biển Đông ảnh hưởng không chối cãi đến vận mạng dân tộc Viêt. Còn vấn đề chủ quyền biển đảo là công việc của Việt Nam. Rủi thay đất nước lại nằm trong tay Đảng CSVN. Chừng nào CSVN còn thì Hoàng Sa Trường Sa sẽ mất trọn vào tay Trung Cộng. Công Sản Viêt Nam không thể tạo nổi được nội lực mạnh toàn dân để chống xâm lăng. Giải thể chế độ cộng sản, dân chủ hoá Việt Nam mới giải quyết mọi vấn nạn của đất nước.
.
Bác Sĩ Mã Xái
.
.