Hôm nay,  

Nhà Thơ Quang Dũng

13/10/201500:00:00(Xem: 5446)

Đó là những dòng thơ bất tử. Thế hệ nào rồi cũng sẽ đọc, cũng sẽ học. Như những câu:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu, anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành...

Người viết những dòng thơ trên là Quang Dũng -- một nhà thơ nổi tiếng trong thời kháng chiến chống Pháp nhưng không bao giờ được Việt Minh trọng dụng vì ông nguyên là theo Đảng Đại Việt. Và rồi Quang Dũng bị thanh trừng vì tham gia Nhân Văn Giai Phẩm.

Ngày 13 tháng 10 là ngày giỗ của Quang Dũng. Như thế là gần 30 năm ông từ trần, nhưng những dòng thơ của ông và bản thân cuộc đời ông vẫn được các nhà phê bình văn học nhắc tới.

Quang Dũng tên thật Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921 tại làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội). Học Ban trung học trường Thăng Long, đi dạy học tư ở Sơn Tây, tham gia kháng chiến trở thành phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.

Năm 1947, ông được điều đi học Trường bổ túc trung cấp quân sự Sơn Tây. Sau khoá học, ông làm Đại đội trưởng ở tiểu đoàn 212, Trung đoàn Tây Tiến. Ông tham gia chiến dịch Tây Tiến đợt hai, mở đường qua đất Tây Bắc. Trong thời gian này, ông còn được cử làm Phó đoàn tuyên truyền Lào - Việt.

Tiểu sử chính thức từ Wikipedia nói rằng vào cuối năm 1948, sau chiến dịch Tây Tiến, ông làm Trưởng tiểu ban tuyên huấn của Trung đoàn 52 Tây Tiến, rồi làm Trưởng đoàn Văn nghệ Liên khu III. Ông đã viết rất nhiều truyện ngắn xuất bản và viết kịch, cũng như đã triển lãm tranh sơn dầu cùng với các hoạ sĩ nổi danh. Ông sáng tác nhạc, bài Ba Vì của ông đã nổi tiếng ở trong khu kháng chiến. Ông làm bài thơ Tây Tiến năm 1948 khi dự Đại hội toàn quân ở Liên khu III tại làng Phù Lưu Chanh (Hà Nam). Tháng 8 năm 1951, ông xuất ngũ.

Sau 1954, ông làm Biên tập viên tại báo Văn nghệ, rồi chuyển về Nhà xuất bản Văn học. Ông bị gửi đi chỉnh huấn sau vụ Nhân Văn - Giai Phẩm, và lui về ẩn thân trong nghèo nàn và bệnh tật. Thơ của ông bị phê bình trên báo chí miền Bắc lúc đó là mang hơi hướng "tiểu tư sản", thiếu tính chiến đấu, còn ở miền Nam thì được xuất bản và phổ biến rộng rãi và được nhiều người yêu thích.

Về sau này, như những nhà thơ lớn khác, Nguyễn Bính, Hồ Dzếnh,... ông mai một và mất đi trong âm thầm.

Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1988 sau một thời gian dài đau ốm tại bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.

Xin chú ý rằng, tiểu sử Quang Dũng trên Wikipedia không nhắc về quá khứ Đảng Đại Việt và quá khứ sang Tàu học Trường Võ Bị Hoàng Phố.

Chính phủ CSVN thấy cần vuốt ve dư luận, nên vào năm 2001, ông được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Trong bài “Các giai thoại về nhà thơ Quang Dũng” vào tháng 10-2017, đài RFA phỏng vấn một người thân thiết với Quang Dũng thời kháng chiến là nhạc sĩ Trịnh Hưng, kể lại:

“Văn thơ giỏi này, nhạc giỏi này, đàn cổ nhạc giỏi lắm. Quân sự cũng giỏi. Là một thanh niên yêu nước ghê gớm lắm! Sang Tàu học, đỗ trường Hoàng Phố ra. Việt Minh khởi nghĩa mới nhận anh ấy vào làm Đại Đội trưởng.

Anh ấy quân sự giỏi mà cầm kỳ thi họa đủ hết. Tài ba nhiều thứ lắm, mà người cao lớn, đẹp trai. Thời kháng chiến, người ta nhìn anh ấy là một thần tượng vì vẻ đẹp nam nhi hùng tráng, có nhiều tài mà nói chuyện có duyên nữa. Được mọi người coi là thần tượng nhưng anh ấy là người đứng đắn, tử tế.”

Thy Nga: Về cái tên Quang Dũng do đâu mà có, nhạc sĩ Trịnh Hưng cho biết:

Trịnh Hưng: Lúc bấy giờ, anh ấy mới hai mươi tuổi, đi hoạt động đảng phái chống Tây. Khi đó, mấy ông Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, Khái Hưng, Hoàng Đạo vào đảng Đại Việt hết để chống Tây.

Ông Quang Dũng lên Việt Bắc giúp con một người công chức đặc trách tỉnh đó, là cô Loan. Là gái mới, lại thấy ông này đẹp trai, học giỏi thành ra cô ấy yêu ông này ghê gớm lắm. Nhưng Quang Dũng lại không dám chuyện tình cảm vì sợ đang hoạt động trong đảng, hai nữa là thấy việc chống Tây chưa thành công, nên từ giã cô ấy, sang tỉnh khác hoạt động thì bị Mật thám Tây bắt, vì thế đảng [Đại Việt] mới đưa ông qua Tàu. Sang Tàu, ông ấy học trường Hoàng Phố.

Ông ấy vào đảng Đại Việt là để đánh Tây chứ ông ấy chẳng có chủ nghĩa gì cả. Sang Tàu thì gặp Hoàng Sâm sau về làm tường mới nâng đỡ Quang Dũng chứ ông ấy thuộc đảng khác mà về thì đảng Cộng sản đâu có dùng!

Trong lúc Quang Dũng ở bên Tàu thì tại Việt Nam, Nhất Linh viết lại mối tình cô Loan yêu ông ấy nhưng nói tên ra thì sợ không được, thành ra mới đổi tên là Dũng. In cuốn sách ra, Nhất Linh gửi cho ông ấy bên Tàu. Thấy đề tên là Dũng, ông ấy thích quá, mới bảo “Anh Tường Tam đặt cho mình cái tên Dũng hay lắm, bây giờ phải tìm một cái họ mà phải là họ nào anh hùng, hạp với tên Dũng cơ.”

Thì mẹ ông ấy họ Trần, ông ấy cũng thấy cụ Trần Hưng Đạo là người anh hùng, nên lấy họ Trần. Bây giờ phải thêm tên đệm, ông ấy nghĩ mãi ra cái tên “Quang” nên lấy tên là “Trần Quang Dũng”. Có tên Quang Dũng từ khi ông ấy ở bên Tàu.

Từ bên Tàu về qua Yên Bái, ông ấy gặp cô Bùi thị Thạch thì lấy làm vợ. Quang Dũng làm Đại đội trưởng nhưng Đảng Cộng sản họ ghét đảng khác lắm thành ra ông bị thất sủng. May mà còn sống chứ như mấy người đảng khác là chết đấy, bị thủ tiêu luôn. Khái Hưng bị Cộng sản giết...”(ngưng trích)

Như thế, nếu bạn tin hoàn toàn vào Wikipedia, bạn sẽ bỏ sót cội nguồn Đảng Đại Việt, quá khứ tốt nghiệp trường Quân Sự Hoàng Phố, duyên do chọn tên Quang Dũng và ẩn tình khi nhà văn Nhất Linh viết tiểu thuyết liên hệ tới Quang Dũng.

Xin trân trọng tưởng niệm nhà thơ Quang Dũng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.