Hôm nay,  

10 Điểm Bảo Vệ Quyền Tự Do Ngôn Luận Của Sàigòn Times

15/06/200100:00:00(Xem: 5602)
Quan điểm về 2 lá thư gửi Sàigòn Times của luật sư Karl Quy (tức Nguyễn Xuân Cao) đại diện bà Ngọc Lan và ông Khắc Bình

Thứ Năm tuần qua, 7 tháng 6 năm 2001, tòa soạn Sàigòn Times nhận được qua fax và qua thư bảo đảm, hai lá thư của luật sư Karl Quy (tức Nguyễn Xuân Cao) thuộc công ty luật Thomson Bentley & Partners (Suite 2, 19 Restwell Street, Bankstown), trong đó, ông Karl Quy Nguyễn Xuân Cao cáo buộc Sàigòn Times đã có những bài viết phỉ báng mạ lỵ hai thân chủ của ông là bà Ngọc Lan và ông Khắc Bình. Luật sư Karl Quy yêu cầu báo Sàigòn Times phải đăng lời cáo lỗi nhị vị thân chủ của ông, bằng không, báo Sàigòn Times sẽ bị kiện về tội phỉ báng và mạ lỵ.

Xét thấy việc làm mà chúng tôi cho là thiếu hợp lý của luật sư Karl Quy cùng nhị vị thân chủ của ông, đã có ý cản trở và đe dọa đến quyền tự do ngôn luận chính đáng của Sàigòn Times cũng như quyền tự do lên tiếng chống tuyên truyền cộng sản trong cộng đồng người Việt tỵ nạn chính trị tại Úc; đồng thời trong thời gian hơn một năm trở lại đây, chúng tôi cũng nhận thấy những âm mưu đánh phá mới của cộng sản VN nhằm vào cộng đồng người Việt hải ngoại, và đặc biệt là vào báo Sàigòn Times, nên kể từ số báo tuần này, chúng tôi sẽ mạnh dạn, công bằng và thẳng thắn trình bầy những ý kiến của mình qua một số bài viết để làm sáng tỏ 10 điểm then chốt:

Thứ nhất: Liệu báo Sàigòn Times có phỉ báng mạ lỵ bà Ngọc Lan và ông Khắc Bình như lời cáo buộc của luật sư Karl Quy và nhị vị thân chủ của ông hay không"

Thứ hai: Nếu bà Ngọc Lan là MC và ông Khắc Bình là ca sĩ thì họ có phải là người của công chúng (public figure) và họ có phải chấp nhận để công chúng và báo chí phê phán một cách công bằng và hợp lý" Nếu họ là người của công chúng và nếu họ có những việc làm được coi là tham gia ban tổ chức, hoặc bán vé, hoặc trực tiếp ca hát cho những đoàn trình diễn văn hóa văn nghệ của Việt cộng, tạo sự phân hóa trong cộng đồng, thì các cơ quan ngôn luận Việt ngữ cùng cộng đồng người Việt tỵ nạn chính trị tại Úc có quyền đóng góp ý kiến, phê bình họ một cách chính đáng và công bằng hay không"

Thứ ba: Cộng đồng người Việt tại Úc là một cộng đồng được chính phủ Úc chấp thuận cho định cư trên căn bản tỵ nạn chính trị và là nạn nhân của chế độ cộng sản. Vì vậy những việc làm được coi là tiếp tay với cộng sản trong việc tổ chức cho các đoàn văn nghệ của cộng sản sang trình diễn tuyên truyền tại Úc có phải là những việc gây kích động tạo nên những xáo trộn, những mâu thuẫn trong nội bộ cộng đồng người Việt tại Úc (incite discord in the Vietnamese community in Australia)" Và như vậy, việc lên tiếng chỉ trích, phê phán và chống đối lại một cách ôn hòa những hành động sai trái như vậy, liệu có hợp pháp trong xã hội tự do dân chủ như Úc Đại Lợi, hay không"

Thứ tư: Nếu bà Ngọc Lan và ông Khắc Bình là những người Việt được Úc chấp thuận cho vô Úc định cư trên căn bản là những người tỵ nạn cộng sản, hoặc có thân nhân là người tỵ nạn cộng sản, nay nếu họ quay ra ca hát cho cộng sản, hoặc tiếp tay với cộng sản tổ chức những buổi trình diễn văn nghệ tuyên truyền cho cộng sản, gây xáo trộn cuộc sống và tiến trình hội nhập của người Việt tỵ nạn cộng sản tại Úc, thì Sàigòn Times, một cơ quan ngôn luận của người Việt tỵ nạn cộng sản, có quyền lên tiếng phê phán và phản đối họ một cách công bằng và hợp lý hay không"

Thứ năm: Mặc dù Úc và Việt Nam có bang giao ở cấp bậc đại sứ, nhưng chính phủ Việt Nam đã cố tình lạm dụng mối bang giao giữa hai quốc gia, tiếp tục theo đuổi chính sách đánh phá cộng đồng người Việt tỵ nạn chính trị tại Úc qua văn hóa tuyên truyền, qua việc thâm nhập vô cộng đồng người Việt những thành phần bất hảo, tội phạm, thậm chí cho người rỉ tai dụ dỗ, mua chuộc để thu thập những tin tức gây phương hại đến trật tự an ninh của Úc; hoặc dùng thư, email, điện thoại nặc danh hoặc cho người đe dọa những người có lập trường chống cộng ôn hòa tại Úc. Trước việc làm đầy ngoan cố và vi luật của chính phủ Việt Nam, cộng đồng người Việt tại Úc cần phải làm gì"

Thứ sáu: Trong thời gian qua, vì cùng chung hoàn cảnh tỵ nạn, vì sự quen biết giao thiệp hàng ngày, và vì cả nể, báo Sàigòn Times đã không nêu đích danh những người đứng ra cấu kết làm ăn với cộng sản, tổ chức các buổi trình diễn văn hóa văn nghệ cộng sản tại Úc. Tuy nhiên, nay nhận thấy, chế độ cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục bách hại tôn giáo, chà đạp các quyền tự do dân chủ của người dân Việt Nam; phần nhận rõ trách nhiệm và quyền hạn của một cơ quan ngôn luận của người tỵ nạn cộng sản trong xã hội tự do dân chủ như Úc Đại Lợi, phần vì nhu cầu bảo vệ trật tự an ninh cho xã hội Úc trong đó có cộng đồng người Việt trước sự leo thang đánh phá của CSVN, kể từ nay, nếu xét thấy cần thiết và với sự góp sức của đồng bào tỵ nạn cộng sản, báo Sàigòn Times sẽ thực thi quyền tự do ngôn luận, đáp ứng quyền được biết, được thông tin của công chúng, thẳng thắn và mạnh dạn, nêu rõ tên các cá nhân, các tổ chức, các cơ quan... móc nối với cộng sản, tổ chức các buổi trình diễn văn hóa, văn nghệ tuyên truyền cho cộng sản tại Úc. Ngoài ra, những người Việt tỵ nạn phản bội tư cách tỵ nạn, nhờ làm ăn với cộng sản, thủ đắc bất chính tiền bạc và của cải chìm nổi tại Úc cũng như tại Việt Nam, cũng sẽ được báo Sàigòn Times thu thập các bằng chứng từ qúy độc giả, chuyển giao các bằng chứng đó cho các cơ quan hữu trách của Úc để tiến hành điều tra và truy tố.

Thứ bảy: Trong những trường hợp cần thiết, Sàigòn Times sẽ thu thập chữ ký của độc giả, của người Việt tỵ nạn chính trị, cũng như của người Úc tại Úc, để gửi thỉnh nguyện thư yêu cầu bộ di trú Úc và cơ quan cảnh sát liên bang Úc, tiến hành điều tra, truy tố và trục xuất những người Việt tỵ nạn cấu kết với cộng sản, có những hành động phá rối trị an, làm mất an ninh trật tự trong xã hội Úc, gây chia rẽ và xung đột trong cộng đồng người Việt tại Úc, ảnh hưởng đến công ăn việc làm và sự hội nhập của người Việt tại Úc.

Thứ tám: Báo Sàigòn Times sẽ kết hợp chặt chẽ với Ban chấp hành CĐNVTD và các hội đoàn, đoàn thể chống cộng liên bang, tiểu bang, cùng người Việt yêu tự do tại Úc và cả tại Việt Nam, để có thể thu thập các bằng chứng và bạch hóa trước công luận Úc, cũng như thông báo cho chính phủ Úc biết rõ lai lịch những cá nhân bất hảo, những tội phạm chiến tranh, tội phạm hình sự... nếu những kẻ đó trà trộn trong tòa đại sứ CSVN, trong các phái đoàn ngoại giao, các đoàn văn hóa văn nghệ của cộng sản sang thăm Úc, hoặc trong các cơ sở làm ăn của cộng sản VN tại Úc, cũng như trong các đoàn du học sinh, tu nghiệp của VN tại Úc. Đặc biệt, thân nhân của những cán bộ cộng sản cao cấp, đội lốt du học, tu nghiệp, hành nghề hay đội lốt hôn phối, hiện sinh sống ở Úc, tìm cách tẩu tán tiền bạc, của cải cho CSVN bằng cách mua nhà tậu đất, sang cửa tiệm tại Úc, cũng sẽ là đối tượng để Sàigòn Times thu thập các bằng chứng, trao cho cơ quan phản gián liên bang Úc ASIO điều tra và truy tố.

Thứ chín: Riêng nhân viên tòa đại sứ Việt Nam tại Úc, báo Sàigòn Times, với sự hợp tác của đông đảo độc giả, sẽ tiến hành thu thập các bằng chứng, hình ảnh, để bạch hóa trên báo và thông báo cho giới chức hữu trách tại Úc biết, một khi có những cá nhân phạm tội tham nhũng, tống tiền, buôn lậu, hoặc có hành động sách nhiễu người Việt như đòi ăn uống nhậu nhẹt, đòi mua quà cáp, gây chia rẽ, gây mất đoàn kết, hoặc đánh phá cộng đồng người Việt tỵ nạn chính trị tại Úc. Trong trường hợp cần thiết, báo Sàigòn Times sẽ thu thập chữ ký độc giả, viết thỉnh nguyện thư, yêu cầu luật sư liên lạc với bộ di trú và bộ ngoại giao Úc, cũng như các dân biểu tiểu tiểu bang, liên bang để tạo áp lực chính đáng và cần thiết, trục xuất khỏi lãnh thổ Úc những tội phạm Việt Nam đội lốt ngoại giao đoàn, đội lốt thương gia, đội lốt du học sinh, tu nghiệp sinh...

Thứ mười: Hầu hết luật sư Việt hiện đang hành nghề tại Úc đều là những người tỵ nạn cộng sản, hoặc có cha mẹ, anh chị em là những người tỵ nạn cộng sản. Vì vậy, chúng tôi tha thiết mong mỏi, bên cạnh trách nhiệm bảo vệ danh dự thân chủ khỏi những phỉ báng mạ lỵ một cách bất công, qúy vị luật sư nên có trách nhiệm cố vấn cho thân chủ hiểu rõ bổn phận của một người Việt tỵ nạn chính trị CS, hiểu rõ bổn phận tôn trọng quyền tự do ngôn luận chính đáng của cộng đồng người Việt tại Úc trước những việc làm vi phạm tư cách tỵ nạn chính trị, gây xáo trộn trong cộng đồng của một vài người phản bội tư cách tỵ nạn chính trị. Nếu vị luật sư người Việt tỵ nạn nào phản bội tư cách tỵ nạn chính trị của mình, của gia đình mình, cố tình quên đi những thảm cảnh do cộng sản gây ra trên quê hương đất nước trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để rồi có những hành động tiếp tay, che chở những phần tử thân cộng, gây mâu thuẫn, phân hóa trong cộng đồng, cản trợ sự hội nhập của đông đảo người Việt tại Úc, Sàigòn Times sẽ sẵn sàng lên tiếng góp ý và phê phán đích danh những vị luật sư đó một cách thẳng thắn, công bằng và hợp lý.

Sàigòn Times chỉ là một tờ tuần báo eo hẹp về tài chánh lẫn nhân sự. Nhưng với sự ủng hộ thủy chung của trên dưới 10 ngàn độc giả tại Úc, cùng hàng chục ngàn độc giả trên toàn thế giới qua Việt Báo Online (vietbao.com), và đặc biệt, với lý tưởng cao đẹp mà Sàigòn Times theo đuổi suốt thời gian ngót 10 năm qua, chúng tôi sẵn sàng đối đầu với mọi thử thách, mọi thế lực để đi tiếp con đường của mình, bất chấp những thử thách đó, những thế lực đó đến từ đâu, núp dưới bất cứ danh nghĩa gì, đội lốt bất cứ hình thức nào, dù là hợp pháp hay phi pháp.

Trên đây là tóm tắt 10 điểm then chốt sẽ được báo Sàigòn Times trình bầy lần lượt qua các bài viết trong các số báo tới. Sau đây, mời qúy độc giả theo dõi bài viết thứ nhất: LIỆU BÁO SÀIGÒN TIMES CÓ PHỈ BÁNG, MẠ LỴ BÀ NGỌC LAN VÀ ÔNG KHẮC BÌNH NHƯ LỜI CÁO BUỘC CỦA LUẬT SƯ KARL QUY NGUYỄN XUÂN CAO"

Tóm tắt nội dung 2 lá thư của luật sư Karl Quy

Ngày Thứ Năm, 7 tháng 6, luật sư Karl Quy có gửi cho Sàigòn Times hai lá thư.

Trong lá thư thứ nhất, luật sư Karl Quy đại diện cho bà Ngọc Lan, cho biết, trong hai bài viết trên báo Sàigòn Times, bài thứ nhất, "Duyên Dáng Việt Nam - một âm mưu và thế tất bại của cộng sản" trong số báo đề ngày 18 tháng 5 năm 2001; và bài thứ hai, "Chiến thắng của cộng đồng: Việt cộng phải hủy bỏ buổi trình diễn tại Úc" trong số báo đề ngày 1 tháng 6 năm 2001, Sàigòn Times đã có những cáo buộc sai lầm thân chủ của ông, tức bà Ngọc Lan, với những lời lẽ xúc phạm "vì quyền lợi, bổng lộc nhất thời, đã không nhìn thấy, hoặc không thèm nhìn thấy, tội ác và bản chất của cộng sản" và "ngoan cố, tiếp tục cộng tác với văn công VC để kiếm lời".

Luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao cho biết, ông đã được Senior Councel cố vấn, những lời cáo buộc trên đã xúc phạm một cách nghiêm trọng đến danh dự của thân chủ ông là bà Ngọc Lan, và ảnh hưởng đến uy tín của bà trong cộng đồng người Việt tại Sydney nói riêng, cũng như trên toàn nước Úc.

Luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao yêu cầu báo Sàigòn Times phải đệ trình một văn thư xin rút lại toàn bộ những lời cáo buộc trên báo Sàigòn Times, đồng thời phải đăng tải trên Sàigòn Times lá thư xin lỗi bà Ngọc Lan với những lời lẽ được bà Ngọc Lan chấp thuận.

Cuối thư, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao khẳng định, thân chủ của ông, tức bà Ngọc Lan, sẽ thực hiện thêm những biện pháp khác nếu thấy cần thiết để bảo vệ danh dự của bà trước những cáo buộc và mạ lỵ vô căn cứ đã đăng trên báo Sàigòn Times.

Trong lá thư thứ hai, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao đại diện cho ông Khắc Bình, cho biết, trong bài viết nhan đề, "Chiến thắng của cộng đồng: Việt cộng phải hủy bỏ buổi trình diễn tại Úc" trong số báo đề ngày 1 tháng 6 năm 2001, Sàigòn Times đã có những lời lẽ xúc phạm đến uy tín và danh dự của ông Khắc Bình.

Sau khi đưa đưa ra những luận điểm tương tự như lá thư đại diện cho bà Ngọc Lan, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao cũng yêu cầu báo Sàigòn Times phải đệ trình một văn thư xin rút lại toàn bộ những lời cáo buộc trên báo Sàigòn Times và phải đăng thư xin lỗi ông Khắc Bình với những lời lẽ được ông Khắc Bình chấp thuận. Luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao cũng khẳng định, thân chủ Khắc Bình sẽ tiến hành những biện pháp khác xét thấy cần thiết để bảo vệ danh dự trước những tấn công thiếu căn cứ và đầy mạ lỵ của báo Sàigòn Times.

Mặc dù bài viết "Chiến thắng của cộng đồng: Việt cộng phải hủy bỏ buổi trình diễn tại Úc" được luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao đề cập trong hai lá thư là bài viết của Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW, nhưng phần nhận thấy, qúy vị trong Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW hiện đang rất bận rộn với những chuyện quan trọng, phần ban biên tập Sàigòn Times tự thấy mình có trách nhiệm phần nào đối với tất cả những gì đã được đăng tải trên Sàigòn Times, nên trong thời gian chờ đợi Ban Chấp Hành CĐNVTD/NSW có văn thư chính thức lên tiếng về vấn đề này, chúng tôi, với quyền hạn và trách nhiệm của một cơ quan ngôn luận, xin trình bầy cùng quý độc giả một số suy nghĩ chân thành của bổn báo chúng tôi quanh vấn đề này.

Những ngạc nhiên sau khi đọc 2 lá thư của luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao

Sau khi đọc hai lá thư của luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao, điều đầu tiên chúng tôi cảm thấy là sự ngạc nhiên trước những sự kiện, ngày tháng, và vấn đề được luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao nêu trong thư.

Ngạc nhiên thứ nhất, bài viết "Duyên Dáng Việt Nam - Một âm mưu mới & thế tất bại của CS!" là một bài viết đăng làm nhiều kỳ và chỉ bắt đầu đăng trên báo Sàigòn Times số đề ngày 25 tháng 5 năm 2001, không phải ngày 18 tháng 5 năm 2001 như trong thư luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao đã đề cập. Trong bài viết đó, chúng tôi cũng đã cho đăng nhiều đoạn đề cập đến ngày tháng, chứng tỏ bài viết không thể xuất hiện trên báo Sàigòn Times trước ngày 25 tháng 5. Nếu luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao đọc kỹ bài viết của Sàigòn Times - và chúng tôi tin là với trách nhiệm của một luật sư và bổn phận của luật sư đối với thân chủ, ông không thể không đọc kỹ - chắc chắn luật sư không thể nào phạm phải một sai lầm đơn giản như vậy.

Một lá thư thăm hỏi hay một bài viết bình thường, khi phạm phải lầm lỗi về ngày tháng là điều có thể xảy ra và có thể chấp nhận được. Nhưng một lá thư của một luật sư đại diện cho một thân chủ, gửi cho một tờ báo có liên quan đến những tranh tụng về phỉ báng và mạ lỵ, thì sai sót về ngày tháng là điều không thể chấp nhận. Rất mong, trong tương lai, mỗi khi có giao dịch thư từ, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao nên thận trọng hơn, tránh những sai sót quá đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng như vậy.

Ngạc nhiên thứ hai, bốn chữ "Duyên Dáng Việt Nam" là một danh từ riêng, tên gọi của đoàn văn công cộng sản. Danh từ riêng này khi được dịch ra tiếng Anh, cơ quan thông tấn xã của Việt Nam đã dịch là "The Vietnamese Charm". Trong mọi thông báo và quảng bá, các cơ quan truyền thông của Úc khi đề cập đến đoàn "Duyên Dáng Việt Nam" cũng gọi là "The Vietnam Charm".

Đặc biệt, trong bài viết mà luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao cho là đã phỉ báng mạ lỵ thân chủ của ông, chúng tôi cũng đã trích nguyên văn một đoạn tiếng Anh của bản tin thông tấn xã Việt Nam VNS kèm theo phần dịch ra tiếng Việt, trong đó từ "Duyên Dáng Việt Nam" được dịch là "The Vietnamese Charm". Vậy mà không hiểu sao trong hai lá thư gửi cho Sàigòn Times, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao lại dịch 4 chữ "Duyên Dáng Việt Nam" thành "Vietnamese Gracefulness".

Ở đây, tuyệt nhiên chúng tôi không hề có ý bàn đến khía cạnh dịch thuật, ai dịch đúng, ai dịch sai, cách dịch nào hay cách dịch nào dở. Điều chúng tôi muốn đề cập là, nếu như có những tranh tụng pháp lý liên quan đến một bài viết, thiết nghĩ, tất cả những tên riêng được nêu trong bài viết, nhất là khi tên riêng đó đã được nêu bằng tiếng Anh, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao nên giữ nguyên những tên riêng đó trong mọi giao dịch thư từ. Tránh tình trạng dịch thêm vô, hoặc dịch khác đi, tạo bối rối cho những người liên hệ, thậm chí có khi còn tạo ra những tranh tụng mới về ngữ nghĩa, về văn phong, vừa mất thì giờ vừa mất tiền bạc.

Nói như vậy không phải chúng tôi cố ý chẻ sợi tóc làm tư, nhưng qua kinh nghiệm và hiểu biết về những tranh tụng liên quan đến phỉ báng và mạ lỵ, chúng tôi thấy nhiều khi hàng chục vị khoa bảng, cùng xúm xít tranh luận hàng tuần lễ về nghĩa trắng, nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa thực, nghĩa "between the lines"... của một từ. Đặc biệt, trong môi trường Anh ngữ tại Úc, một từ hay ngữ tiếng Việt khi dịch ra tiếng Anh lại càng dễ tạo nên những tranh luận gây tốn kém rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc, mà người gánh chịu tất cả những thiệt thòi không cần thiết này bao giờ cũng là thân chủ của luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao.

Ngạc nhiên thứ ba, thành thật mà nói, thái độ, việc làm và những bài viết chống văn hóa tuyên truyền cộng sản của Ban Chấp Hành CĐNVTD liên bang, tiểu bang, trong đó có tiểu bang NSW, cũng như của Sàigòn Times quanh vấn đề trình diễn văn hóa văn nghệ của CSVN tại Úc, đều là chính đáng, hợp lý và là quyền tự do được luật pháp Úc bảo vệ. Những việc làm đó chỉ nhằm bảo vệ uy tín, danh dự và lập trường của người Việt tỵ nạn chính trị, nạn nhân của cộng sản. Một người luật sư bình thường trong xã hội tự do dân chủ ở Úc cũng nhận ra được điều này, huống chi luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao là một người Việt, theo chúng tôi nghĩ. Đặc biệt, nếu ông là một người Việt tỵ nạn chính trị hoặc có thân nhân là người Việt tỵ nạn, lại thường xuyên theo dõi tình hình thời sự tại Việt Nam cũng như trong cộng đồng người Việt hải ngoại, chắc chắn ông càng nhận rõ sự hợp tình hợp lý qua việc làm và bài viết của CĐNVTD cũng như của Sàigòn Times. Vì quan niệm như vậy, nên chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận được thư của luật sư Karl Quy, cáo buộc một cách vô căn cứ Sàigòn Times về tội phỉ báng và mạ lỵ hai thân chủ Ngọc Lan và Khắc Bình.

Ngạc nhiên thứ tư, trong toàn bộ bài viết "Duyên Dáng Việt Nam - Một Âm Mưu Mới & Thế Tất Bại Của CS!" được luật sư đề cập, tuyệt nhiên không hề có chỗ nào đề cập đến tên của bà Ngọc Lan, tức thân chủ của luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao.

Chắc chắn, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao phải thừa nhận, yếu tố tiên quyết trong việc thưa một một tờ báo về phỉ báng mạ lỵ, là tên của người bị phỉ báng phải được đề cập trong bài báo. Dĩ nhiên, luật sư cũng phải thừa nhận, nếu Ngọc Lan, thân chủ của luật sư từng là một MC trong các buổi trình diễn văn nghệ, và Khắc Bình là một ca sĩ, thì họ là người của công chúng. Nếu họ có những việc làm mà công chúng cho là sai lầm, gây chia rẽ trong cộng đồng, phản bội lại tư cách tỵ nạn chính trị mà chính họ, hoặc gia đình họ đã được hưởng, thì bổn báo có quyền thực thi quyền tự do ngôn luận, nêu đích danh tên của họ và viết bài phê phán chỉ trích người đó một cách công bình và thẳng thắn. Quyền tự do ngôn luận này của bổn báo được luật pháp Úc bảo vệ, và luật sư Karl Quy chắc chắn phải biết điều đó. Nếu luật sư đã biết như vậy, mà còn chấp nhận đại diện cho bà Ngọc Lan viết thư cho Sàigòn Times với lời lẽ như vậy thì quả là lạ"

Trong những số báo tới, chúng tôi sẽ trình bầy kỹ hơn quan điểm của chúng tôi quanh vấn đề này. Riêng trong số báo tuần này, chúng tôi chỉ muốn hỏi luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao: Luật sư căn cứ vào đâu để cáo buộc Sàigòn Times tội phỉ báng mạ lỵ bà Ngọc Lan"

Đọc kỹ toàn bộ bài viết mà luật sư đề cập, chúng tôi chỉ thấy có một đoạn nguyên văn như sau:

"Nhưng nếu những người như ông H., ông T. bà L. cô M. vì quyền lợi, bổng lộc nhất thời, đã không nhìn thấy, hoặc không thèm nhìn thấy, tội ác và bản chất của cộng sản, thì đông đảo người Việt trong cộng đồng phải nhìn thấy, và bằng cách này, hay cách khác, phải tìm cách tảy chay và chống đối cuộc trình diễn của cộng sản.

Phải chăng chỉ căn cứ vào vỏn vẹn có hai chữ "bà L." trong bài báo, luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao đã vội vàng đồng ý với thân chủ cho rằng báo Sàigòn Times đã phỉ báng mạ lỵ bà Ngọc Lan" Nếu vậy thử hỏi, trong cộng đồng Úc Việt, hàng ngàn phụ nữ có tên bắt đầu bằng chữ L. tại sao không có ai nghĩ như cô Ngọc Lan và luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao, gửi thư thưa báo Sàigòn Times về tội phỉ báng và mạ lỵ" Ngoài ra, còn cả chục ngàn người có tên bắt đầu bằng chữ H., chữ T. chữ M. tại sao không thấy ai lên tiếng"

Phải chăng, câu trả lời ở đây là, nếu quả thực có người có tên bắt đầu bằng những chữ trên, và nếu họ quả thực đã làm những chuyện sai trái, phản bội tư cách tỵ nạn, ca hát cho cộng sản, thì họ đủ khôn ngoan chấp nhận sự im lặng, chứ không dại gì có hành động "lậy ông tôi ở bụi này".

Còn hàng chục ngàn người khác có tên bắt đầu cũng bằng những chữ trên, nhưng trong sạch, không có làm điều gì sai trái với lương tâm, thì họ cũng đủ khôn ngoan hiểu rằng, việc nêu những chữ viết tắt trên báo Sàigòn Times chỉ là một cách nói chung chung chỉ những ai đội lốt tỵ nạn mà phản bội tư cách tỵ nạn, chứ không hề ám chỉ bất cứ ai trong số họ.

Dĩ nhiên, một giả thuyết khác cũng đáng được nêu ra ở đây, có thể chính những người cộng sản muốn dùng lá bài kiện tụng về phỉ báng và lăng mạ để bịt miệng những cơ quan ngôn luận có lập trường chống cộng của người Việt tỵ nạn, để trong tương lai, CSVN sẽ mặc sức tung hoành, thao túng cộng đồng người Việt tại Úc giống như CSVN đã và đang thao túng, bóc lột người Việt trong các cộng đồng người Việt tại Nga và các quốc gia Đông Âu.

Vấn đề "imputation" trong bài viết"

Trên phương diện luật pháp, bà Ngọc Lan và luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao có thể tranh cãi rằng, mặc dù trong bài báo vừa đề cập, không nêu đích danh bà Ngọc Lan, nhưng những người đọc bình thường (reasonable readers) khi đọc bài báo thấy hai chữ "bà L." đều cho hai chữ đó có ngụ ý ám chỉ (imputation) bà Ngọc Lan. Như vậy, bà Ngọc Lan và luật sư Karl Quy có thể dựa vào đó để thưa báo Sàigòn Times về tội phỉ báng và mạ lỵ.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra ở đây là liệu một "độc giả bình thường" khi đọc hai chữ "bà L" có sự liên tưởng cho rằng việc xử dụng hai chữ đó là ám chỉ bà Ngọc Lan hay không" Và nếu có, thì dựa vào yếu tố nào khiến một "độc giả bình thường" khi đọc đến hai chữ "bà L" mà nghĩ ngay đến đó là bà "Ngọc Lan""

Ở đây, chúng tôi tạm thời không đề cập đến quyền được nêu đích danh bà Ngọc Lan và được phê phán bà một khi bà Ngọc Lan là người chúng tôi coi là của công chúng, và người đó có việc làm mà chúng tôi coi là phản bội tư cách tỵ nạn, tạo sự mâu thuẫn trong cộng đồng, cản trở tiến trình hội nhập của người Việt trong xã hội Úc. Chúng tôi cũng dành cho tòa án hoặc bồi thẩm đoàn quyền phán xét về tiêu chuẩn thế nào là "độc giả bình thường" và sự hợp lý đối với việc ám chỉ mà luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao và bà Ngọc Lan có thể viện dẫn.

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ phân tích một điểm, nếu quả thực, những "độc giả bình thường" sau khi đọc đoạn văn trên, cho rằng hai chữ "bà L." là ám chỉ bà Ngọc Lan, thì điều đó chỉ có nghĩa bà Ngọc Lan đã có những việc làm sai trái như đoạn văn đã nêu.

Việc độc giả nhận ra lai lịch một người qua sự ám chỉ hoặc ngụ ý trong một đoạn văn phải được nhìn nhận qua hai giả thuyết: Sự ngụ ý và ám chỉ đó căn cứ vào ngoại hình, đời tư của cá nhân đó; hay căn cứ vào những bằng chứng sai trái khi người đó làm"

Để hiểu rõ hơn hai giả thuyết này, tôi xin được nêu hai thí dụ.

Thí dụ một, nếu trong một bài viết, có đoạn văn tuy không đề cập đến tên, chỉ đề cập đến ngoại hình và đời tư một người chột mắt trái, què chân phải, gù lưng có 12 người con, sống ở vùng Z, phạm tội ăn trộm. Dân chúng sống ở vùng Z biết rõ rằng cả vùng của mình chỉ có một người tên A là chột mắt trái, què chân phải, gù lưng và có 12 người con, thì ông A có quyền kiện tác giả về tội phỉ báng, lăng mạ, và nếu tác giả không trưng đủ bằng chứng để thuyết phục được tòa tin ông A là người ăn trộm, thì tác giả không những phải bồi thường cho ông A trên phương diện hộ, mà còn có thể bị truy tố về tội vu khống trên phương diện hình.

Thí dụ hai, nếu trong một bài viết, có đoạn đề cập chung chung về một người tên T. xuất hiện ở vùng Z, đi chiếc xe màu xanh ba bánh, chuyên bán vé số đề của tổ chức Việt cộng, rồi giật cả triệu đồng tiền mặt. Người ở vùng Z sau khi đọc bài báo đều biết rõ, cả vùng Z trong thời gian qua chỉ có một người là cô T. đi xe màu xanh ba bánh, chuyên bán vé số đề của tổ chức Việt cộng, và người đó vừa giật cả triệu đồng tiền mặt. Lập tức mọi người ở vùng Z đều đồng ý tên T. được đề cập trong bài chính là ám chỉ cô T. ngoài đời. Như vậy, việc độc giả nhận ra ngụ ý và nghĩa ám chỉ về cô T. trong bài viết rõ ràng không phải xuất phát từ ngoại hình hay đời sống riêng tư của cô T. mà xuất phát từ chính những bằng chứng phạm tội của cô T. trong tiến trình cô T. phạm tội. Trong trường hợp này, dĩ nhiên cô T. không thể nào thưa kiện tác giả và tờ báo về tội phỉ báng mạ lỵ.

Qua những luận cứ trình bầy ở trên, chắc chắn luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao và bà Ngọc Lan phải đồng ý với chúng tôi, trong bài viết "Duyên Dáng Việt Nam - Một Âm Mưu Mới Và Thế Tất Bại Của CS!" không hề có chỗ nào có nội dung phỉ báng mạ lỵ bà Ngọc Lan. Còn nếu bà Ngọc Lan và luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao khư khư cho rằng đoạn văn "những người như ông H., ông T. bà L. cô M. vì quyền lợi, bổng lộc nhất thời, đã không nhìn thấy, hoặc không thèm nhìn thấy, tội ác và bản chất của cộng sản" là ám chỉ bà Ngọc Lan thì chỉ có hai cách giải thích: Một, bà Ngọc Lan thấy tư cách và việc làm của người được đoạn văn mô tả phù hợp với bản thân bà nên bà có tật giật mình. Hai, bà Ngọc Lan muốn mượn cớ bị phỉ báng lăng mạ để yêu cầu luật sư Karl Quy thưa Sàigòn Times ra tòa, khiến Sàigòn Times vĩnh viễn không dám nêu tên hoặc lên tiếng chống lại việc CSVN trình diễn văn hóa văn nghệ tại Úc. Kết quả, cộng sản tha hồ tung hoành, phá hoại sự đoàn kết của cộng đồng người Việt tại Úc.

Trước khi tạm dừng, chúng tôi xin nhắc lại, qua vấn đề mà luật sư Karl Quy Nguyễn Xuân Cao đã nêu trong hai lá thư, mấy câu hỏi then chốt được đặt ra ở đây:

Thứ nhất, theo nghĩa luật pháp, một người khi hành nghề MC cho các buổi trình diễn văn nghệ, hoặc làm ca sĩ, người đó có phải là người của công chúng hay không" Và nếu MC và ca sĩ là người của công chúng, công chúng có quyền lên tiếng phê phán, chỉ trích họ một cách công bằng và hợp lý"

Thứ hai, một người Việt thuộc diện tỵ nạn chính trị, nay cấu kết với cộng sản, tổ chức những cuộc trình diễn văn nghệ tuyên truyền cho cộng sản, bán vé cho cộng sản, hoặc tham gia ca hát cho cộng sản, làm mất chính nghĩa tỵ nạn, làm mất danh dự của cộng đồng người Việt tỵ nạn CS tại Úc, đồng thời tạo mâu thuẫn, xung đột trong nội bộ của cộng đồng, khiến cộng đồng vì lý tưởng tỵ nạn, vì mục tiêu hội nhập, phải mất thì giờ, công sức và tiền bạc để biểu tình đối phó, khiến ngân qũy của chính phủ Úc phải tốn kém trong việc cho cảnh sát canh gác, bảo vệ, giữ gìn trật tự trong các cuộc biểu tình... suốt bao năm qua, thì với những người đó, cộng đồng và báo chí của người Việt tỵ nạn có quyền phản đối và có nên yêu cầu bộ di trú Úc trục xuất những người đó hay không"

Thứ ba, việc ông Karl Quy Nguyễn Xuân Cao, một luật sư người Việt, và có thể là một luật sư gốc tỵ nạn chính trị, đại diện cho bà Ngọc Lan và ông Khắc Bình, viết thư cáo buộc Sàigòn Times tội phỉ báng và mạ lỵ, đã xuất phát từ việc bản thân ông không hiểu rõ quyền tự do phê phán của một cơ quan ngôn luận trước những việc làm được cộng đồng người Việt tại Úc coi là sai trái của những người được luật pháp nhìn nhận là người của công chúng, hay xuất phát từ lý do nào khác"

Trong số báo tới, chúng tôi sẽ trình bầy cùng qúy độc giả các bằng cớ và luận điểm để trả lời những câu hỏi then chốt vừa nêu trên.

(Còn tiếp dài dài...)

Hữu Nguyên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.