Hôm nay,  

Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt- Phiên Bản Iv Các Quân Nhân Hy Sinh Cho Quốc Gia Hoa Kỳ

14/09/201519:32:00(Xem: 9944)
QUÂN NHÂN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT- PHIÊN BẢN IV
CÁC QUÂN NHÂN HY SINH CHO QUỐC GIA HOA KỲ

TU CHỈNH
  1. 18/8/2015: Hoàn tất Phiên bản I.

  2. 20/8/2015: Hoàn tất Phiên bản II: Thêm HQ Trung tá Cao Hùng

  3. 24/8/2015: Hoàn tất Phiên bản III: Thêm HQ Đại tá Châu Hữu Hạnh – HQ Đại tá Patrick Reardon - Trung tá Không quân Nhật Thomas Trần – Trung tá BS Hoàng Ngọc Tuân- HQ Trung tá Kimberly Mitchell - 9 sĩ quan Hải Quân gốc Việt cùng tốt nghiệp, lần đầu tiên tại Mỹ 2015.

  4. 14/9/2015: Hoàn tất Phiên bản IV: Thêm Đại úy James Văn Thạch - Các quân nhân người Mỹ gốc Việt hy sinh cho quốc gia Hoa Kỳ - Các sĩ quan hải quân người Mỹ gốc Việt vừa mới được thăng cấp.


MỤC LỤC


  1. TỔNG QUÁT

  2. CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT

CHUẨN TƯỚNG LƯƠNG XUÂN VIỆT – US ARMY

HQ ĐẠI TÁ LÊ BÁ HÙNG – US NAVY

ĐẠI TÁ THOMAS NGUYEN – US ARMY

HQ ĐẠI TÁ DƯƠNG HỮU NGÂN – US NAVY

ĐẠI TÁ DANIELLE NGÔ – US CORPS OF ENGINEERS

HQ ĐẠI TÁ CHÂU HỮU HẠNH – US NAVY

HQ ĐẠI TÁ PATRICK REARDON – US NAVY

ĐẠI TÁ BÁC SĨ HOÀNG NGỌC TUÂN – US NAVY - NEW

HQ TRUNG TÁ CAO HÙNG – US NAVY

HQ TRUNG  TÁ KIMBERLY MITCHELL  – US NAVY

TRUNG TÁ NHẬT THOMAS TRẦN – US AIR FORCE

TRUNG TÁ BÁC SĨ JOSEPHINE CẨM VÂN - US NAVY - NEW

THIẾU TÁ ELIZABETH PHẠM – US MARINE CORPS

ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH - US ARMY (RET)

  1. CÁC QUÂN NHÂN NGƯỜI MỸ GỐC VIỆT HY SINH CHO QUỐC GIA HOA KỲ.



  1. TỔNG QUÁT

Quân đội Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Armed Forces) là tổng hợp các lực lượng quân sự thống nhất của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có một truyền thống dân sự kiểm soát quân sự mạnh mẽ. Trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ là người lãnh đạo tổng thể về quân sự thì Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, một bộ hành chính liên bang, đóng vai trò là cơ quan chính nơi mà các chính sách quân sự được thực hiện. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ do Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ lãnh đạo. Bộ trưởng Quốc phòng thường thuộc giới dân sự và là một thành viên trong Nội các Hoa Kỳ. Bộ trưởng cũng phục vụ trong vai trò tư lệnh quân sự đứng thứ hai sau Tổng thống Hoa Kỳ. Để điều phối hành động quân sự với ngoại giao, Tổng thống Hoa Kỳ có một Hội đồng An ninh Quốc gia với một vị cố vấn an ninh quốc gia lãnh đạo để hội ý. Cả Tổng thống Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ được cố vấn bởi một Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ gồm sáu thành viên là lãnh đạo của các quân chủng. Bộ tham mưu Liên quân Hoa Kỳ do Tham mưu trưởng Liên quân Hoa KỳTham mưu phó Liên quân Hoa Kỳ lãnh đạo. Các lực lượng căn bản gồm có Lục quân, Hải quân, Thủy quân lục chiến, Không quân và Tuần duyên. Tính đến 2011, tổng số hiện dịch là 1,429,995 quân nhân chia ra: Lục quân 541,291, Thủy quân lục chiến 195,338, Hải quân 317,237, Không quân 333,772, Tuần duyên 42,357. Tổng số quân nhân trừ bị là 850,880 người.

Nếu chia về nhiệm vụ thì các quân nhân hiện dịch thuộc 2 ngành: Chiến đấu và chuyên môn. Các đơn vị chiến đấu đòi hỏi sự hy sinh nhưng có nhiều cơ hội thăng tiến trong binh nghiệp. Phần lớn các sĩ quan hiện dịch đều xuất thân từ 3 Học viện Hải-Lục-Không quân ở Annapolis, West Point và Colorado Springs. Các ngành chuyên môn tương đối an toàn nhưng ít cơ hội hơn.

Các bậc phụ huynh người Á châu (nhất là phụ huynh người Việt) thường mong ước con cháu mình trở thành bác sĩ, kỹ sư, giáo sư … Bởi thế nên khi con cháu mình tỏ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ (nhất là những quân binh chủng tác chiến) thì các phụ huynh đều khuyên can (kể cả các vị đã từng ở trong quân lực VNCH trước đây). Nhưng khi được con cháu thổ lộ ý muốn gia nhập quân đội Hoa Kỳ để tỏ lòng biết ơn đất nước đã cưu mang gia đình những ngày mới đặt chân lên đất Mỹ thì các phụ huynh khó lòng ngăn cản (nhất là các vị cựu quân nhân QLVNCH). Theo ước lượng, hiện nay số quân nhân Hoa Kỳ gốc Việt có trên 4,000 người đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, trong đó có khoảng 1,000 sĩ quan với trên 20 đại tá thuộc 5 quân chủng (Hải, Lục, Không Quân, Thủy quân Lục chiến và Tuần duyên). Một số đại tá đã đủ điều kiện thâm niên trong cấp bậc để được đề nghị thăng Chuẩn tướng hay Phó đề đốc. Riêng năm ngoái (2014), Đại Tá Lương Xuân Việt đã được vinh thăng Chuẩn Tướng, và là vị Tướng gốc Việt đầu tiên.

Cũng cần nên biết, theo hệ thống thăng cấp Tướng lãnh Hoa Kỳ thì Sĩ quan mang cấp bực Đại tá (Bộ binh, Không quân và Thuỷ quân Lục chiến) được thăng cấp Chuẩn tướng, cũng như Đại Tá Hải Quân và Lực lượng Duyên phòng (US Coast Guard) được thăng cấp Phó đề đốc rất khó. Phải hội đủ các điều kiện như sau:


  • Phải mang cấp bậc Đại tá 3 năm (cũng có trường hợp Binh chủng TQLC, chỉ sau 1 năm mang cấp Đại tá sẽ được chọn thăng cấp Chuẩn tướng).

  • Phải là Chỉ huy Trưởng Xuất sắc.

  • Giữ phương vị chỉ huy suốt thời gian ấn định.

  • Do Hội đồng thăng cấp chọn lọc.

  • Phải do Tư lịnh Quân chủng (Commandant) đề nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng (Secretary of Defense).

  • Phải qua Thượng viện (Senate) duyệt xét.

  • Do Tổng Thống quyết định bổ nhiệm.

  • Quốc hội (Congress) rất giới hạn số Tướng lãnh chỉ huy thường trực trong Quân lực Hoa Kỳ.


Những Đại tá được chọn, chỉ có khoảng 3% được thăng cấp Chuẩn tướng và Phó Đề đốc. Quân lực Hoa Kỳ có tổng cộng 439 Chuẩn tướng và Phó đề đốc.

Một số sĩ quan cấp Đại tá không có hy vọng lên cấp tướng thường chọn đường về  hưu sau khoảng 20 năm phục vụ để đảm nhiệm những chức vụ dân sự cao cấp cho các đại công ty. Những người phân tích thường nhìn chức vụ của các sĩ quan cấp Đại tá để đoán họ có cơ hội lên tướng hay không. Nếu những Đại tá phục vụ ở Bộ tham mưu Liên quân hay Ngũ Giác Đài, làm việc dưới quyền các Tướng lãnh Tư lệnh các đại đơn vị và sau đó làm đơn vị trưởng tại các đơn vị có cấp số cao hơn thì mới hy vọng có cơ hội thăng cấp.


  1. CÁC THAY ĐỔI MỚI NHẤT


Trong bài này, chúng tôi chỉ đề cập các sĩ quan đang còn trong quân ngũ. Sĩ quan người Mỹ gốc Việt cấp Đại tá khoảng 20 người, phần lớn là sĩ quan chuyên môn. Một số sĩ quan đã về hưu như Đại tá Nguyễn Minh Hùng (USCG - Về hưu năm 2012), Đại tá Bác sĩ Không quân Michelle Huynh (USAF - Về hưu năm 2014). Một số khác, chúng tôi không có tin tức kể từ 2010 như Đại tá Châu Hữu Hạnh, Đại tá Thomas Nguyễn, Đại tá Dương Hữu Ngân, Trung tá BS Hoàng Ngọc Tuân. Trung tá Hải quân Cao Hùng là  một sĩ  quan sáng giá. Ngoài ra, có những sĩ quan người Mỹ gốc Việt mang tên Mỹ vì được các gia đình người Mỹ bảo trợ lúc còn nhỏ như Đại tá Hải quân Patrick Reardon, Trung tá Hải quân Kimberly Mitchell. Câu chuyện của Trung tá Hải quân Kimberly Mitchell là một trường hợp rất cảm động. Người viết cũng đề cập đến 2 trường hợp đặc biệt là Thiếu tá Elizabeth Phạm và Thiếu tá Jopsephine Cẩm Vân. Elizabeth Phạm là phụ nữ gốc Á châu đầu tiên lái chiến đấu cơ F-18. Cô Josephine Cẩm Vân đỗ hạng nhì (Á khoa) tại Học viện Hải quân Annapolis, Maryland năm 1999.


Các chức vụ chiến đấu, tham mưu cũng như tu nghiệp cao cấp của Đại tá Lê Bá Hùng sau khi rời chức Hạm trưởng DDG 82 năm 2009 là điều mà mọi người nên nghiên cứu để các sĩ quan khác dùng như là kim chỉ nam. Xin cho người viết biết nếu quý vị độc giả có những tin tức mới về các sĩ quan khác chưa được đề cập trong bài này.


Người viết cũng dành một phần để tưởng niệm các quân nhân người Mỹ gốc Việt hy sinh cho quốc gia Hoa Kỳ.


*****


ĐẠI ÚY JAMES VĂN THẠCH – US ARMY (RET.)

“Sự hy sinh mà tôi đã bỏ ra, vì nhờ những nam nữ quân nhân đã hy sinh mạng sống của họ cho quốc gia nên tôi mới có được những cơ hội. Tôi phải làm những điều cao cả tương tự với những gì họ đã làm để bảo vệ quốc gia chúng ta và bảo vệ những trẻ sơ sinh chưa chào đời, để các em có thể sống trong thế giới an bình”. Đó là câu trả lời phỏng vấn đầy lý tưởng và chân thành của một cựu chiến binh, Đại úy gốc Việt James Văn Thạch  trong quân lực Hoa Kỳ, người đã từng vinh dự nhận được Anh dũng Bội tinh - Bronze Star Medal, trên tạp chí PRWeb tại New York, nhân tháng Di sản Á Châu và trong tuần lễ Chiến sĩ Trận Vong 2011 này.


Trong lá thư tiễn biệt Đại úy James Thạch hồi hương sau hai năm đồn trú tại Iraq hồi năm 2008, Thiếu tướng Lữ Đoàn Trưởng Nassir al-Hiti thuộc Lữ đoàn 3, Quân đoàn 6 của quân đội Iraq đã ca ngợi sự đóng góp to lớn của các Cố vấn quân sự Hoa Kỳ trong việc tái lập sự an ninh và ổn định tại Iraq. Ông viết rằng, một trong những cố vấn đó là là Đại úy Thạch, người đã giúp đỡ quân đội Iraq trong hai năm đầy nguy hiểm và khó khăn. Thay mặt quốc gia và quân đội Iraq, ông cảm tạ và trao tặng huân chương về những đóng góp này, cũng như cầu nguyện Thánh Alah che chở cho "người anh em" là Đại Úy Thạch cùng gia đình. Đây không phải lần đầu tiên, Tướng Nassir al-Hiti có những lời lẽ trân trọng và đầy quý mến với Đại úy Thạch, khi ông chào đón anh lần đầu tiên tình nguyện đến Iraq năm 2006, trong tư cách một Đại úy Cố vấn quân sự người Mỹ gốc Việt đầu tiên của quân lực Hoa Kỳ tại Iraq.

Trở lại năm 2006, trong bài báo có tựa đề "Người Mỹ gốc Việt đầu tiên phục vụ với tư cách Cố vấn Quân sự cho quân đội Iraq" (First Vietnamese-American to Serve as a Military Advisor to the New Iraqi Army-PRWEB), ký giả Tommy Nero đã thực hiện một cuộc phỏng vấn Đại Úy Thạch trong dịp Lễ Độc Lập HK ngay tại Baghdad, Iraq trong năm đồn trú đầu tiên tại Iraq. Ông hỏi rằng lý do nào mà một luật sư trẻ tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại Đại học Touro Law School đã tình nguyện gia nhập quân đội, phục vụ cho quốc gia và cho những điều gì cao cả hơn, thay vì tham gia các tổ hợp luật hay mở văn phòng riêng. Đại úy Thạch trả lời rằng "Có những tiếng gọi cao cả hơn trong con người tôi, thay vì nhắm đến việc tạo dựng cho mình một đời sống sung túc cho cá nhân và gia đình. Thế giới thay đổi nhiều hơn sau vụ khủng bố 911, trong khi tôi đang chuẩn bị tốt nghiệp trường Luật năm 2002. Sau nhiều thao thức và kiếm tìm con người thật của mình, tôi quyết định tạm thời bỏ qua con đường tạo dựng sự nghiệp để gia nhập Bộ Binh..." Và anh đã gia nhập quân đội ngay khi tốt nghiệp trường luật.

Có cha là một Trung tá Cố vấn quân sự Hoa Kỳ cho quân lực Việt Nam Cộng Hoà thời chiến tranh VN, Đại Úy Thạch là một người con mang hai giòng máu Mỹ-Việt. Trung tá John W. Peterkin, cha anh đã lập gia đình năm 1974 cùng bà Thạch Thị Ngọc, một tuyển thủ của đội tuyển Olympic VNCH nắm kỷ lục nhảy cao trong khoảng thời gian từ 1966-1968. Sinh tháng 1 năm 1976, năm nay 35 tuổi, mẹ của Đại úy James Thạch cho biết cả hai vợ chồng bà đều khá lo lắng khi James quyết định gia nhập quân đội sau tốt nghiệp Tiến sĩ Luật tại New York năm 2002, vì đã từng chứng kiến những tàn khốc của chiến tranh trong cuộc chiến VN. Nhưng James lại tỏ ý định muốn theo gót cha anh cũng như những họ hàng thân tộc bên mẹ đã từng là những quân nhân VNCH. Anh nhắc lại rằng, trong một lần đến thăm Đài tưởng niệm Chiến tranh VN những ngày còn niên thiếu, anh đã suy nghĩ nhiều về sự hy sinh của những người đã ngã xuống cho lý tưởng tự do và sự an ninh của người dân.



Gia nhập binh ngũ sau tốt nghiệp, anh đóng quân tại căn cứ Fort Benning, Georgia, tham gia việc huấn luyện các tân binh chuẩn bị sang chiến đấu tại chiến trường Iraq và Afghanistan. Năm 2006, khi gần đủ thời hạn sau gần 5 năm phục vụ trong quân ngũ, chính anh lại gia hạn thêm thời gian tại ngũ và ghi tên tình nguyện sang đồn trú tại Iraq trong vai trò một cố vấn quân sự, tham gia Lực lượng Chuyển tiếp Quân sự (Military Transition Team-MiLT). Đây một nhóm cố vấn Mỹ có chuyên môn đặc biệt làm nhiệm vụ giúp cho quân đội Iraq thân Mỹ những bước nắm quyền và gìn giữ an ninh, chống lại các nhóm quân phiến loạn tại Iraq sau khi quân đội HK rút quân. James liên tưởng và ví nhóm cố vấn Iraq Assistance Group (IAG) để trợ giúp Iraq này như có cùng mục đích như Nhóm Cố vấn Quân sự tại chiến tranh VN - Military Assistance Command, Vietnam (MACV), mà cha anh cũng từng là cố vấn. Làm việc xuống tận cấp Tiểu đoàn hay Lữ đoàn, anh đối diện với nguy hiểm như bao nguy hiểm mà người lính Mỹ đối diện hàng ngày. Hai lần bị thương, trong đó có một lần rất nặng, tưởng như không còn cơ hội trở về.

Một chiều tháng 2 năm 2007, một quả đạn pháo kích đã rơi ngay căn cứ Đại úy Thạch đóng quân, cách nơi anh và những người lính Iraq đang đứng chỉ 20 thước. Không bị trúng mảnh, nhưng sức ép của quả đạn đã hất tung anh xuống đất và bất tỉnh, gây chấn thương đầu. Cả cha mẹ ông được Ngũ Giác Đài liên lạc và cho biết có thể cần chuẩn bị bay sang bịnh viện quân đội tại Đức, khi họ đưa anh về đây. Dù vậy khi tỉnh dậy và biết rằng những chấn thương không đe dọa đến tính mạng, anh quyết định quay lại chiến trường Iraq.  Không những vậy, Đại Úy Thạch còn tình nguyện tiếp tục đồn trú tại Iraq thêm một năm nữa, thay vì xuất ngũ do chấn thương. Những vết thương và ảnh hưởng qua hai lần thương tích tại Iraq đã kéo dài đến hiện nay, khi anh cho biết vẫn tiếp tục đến quân y viện cựu chiến binh hàng tuần để chữa trị và uống nhiều thứ thuốc khác. Anh cho biết rằng khi nghĩ về những trải nghiệm chiến đấu của cha anh cũng như thân tộc bên mẹ trong quân lực VNCH và còn sống sót, đã giúp cho anh sức mạnh tinh thần nội tại và lòng quả cảm để tiếp tục nhiệm vụ. Anh nghĩ chưa vướng bận gia đình và có con nhỏ nên sẵn sàng đối diện nguy hiểm, dù biết rằng nếu có mệnh hệ gì thì cha mẹ anh sẽ rất đau buồn. Nhưng những gì chứng kiến tận mắt về sự hy sinh, mất mát của đồng đội, những đau khổ của trẻ em, thường dân Iraq là những kỷ niệm khó quên trong thời gian tại Iraq.


Những đóng góp và sự hy sinh của anh trong quân ngũ và tại chiến trường Iraq đã mang lại cho anh khá nhiều những huân chương, tặng thưởng cùng các anh dũng bội tinh từ quân đội Hoa Kỳ và Iraq, trong đó cả những huân chương cao quý và danh dự như Bronze Star, Purple Heart ... Nhưng huân chương lớn nhất anh nhận được có lẽ là một niềm tự hào trọn vẹn của một thanh niên can đảm và đầy lý tưởng, khi dành một phần tuổi trẻ của mình cho lý tưởng phục vụ quốc gia. Cũng như đó là sự hãnh diện và ngưỡng mộ của những người gốc Việt nói chung, khi có anh hay những quân nhân gốc Việt khác, đã và đang góp mặt vào những cuộc chiến bảo vệ sự tự do và an ninh cho người dân và đất nước Hoa Kỳ này.


blank


Đại tướng Lục quân Hoa Kỳ David Howell Petraeus và Đại úy James Văn Thach

Tác Giả Đinh Yên Thảo



*****


TƯỜNG THUẬT TANG LỄ QUÂN NHÂN MỸ GỐC VIỆT LÊ NGỌC BÌNH


Thanh Trúc, phóng viên đài RFA 23-12-2004


Sau hai quân nhân Mỹ gốc Việt từ trận tại Iraq hồi tháng Mười Một, một binh sĩ Mỹ gốc Việt khác tử thương đầu tháng 12 và được vinh danh là vị anh hùng đầu tiên của chiến trường Iraq.


blank


Di ảnh cố hạ sĩ Lê Ngọc Bình


Cha mẹ ruột của hạ sĩ Lê Ngọc Bình từ Việt Nam đến Hoa Kỳ không đầy một tuần để dự tang lễ con trai, trong một cuộc sum họp tang tóc và chia lìa, cho dù khi còn sống người lính 20 tuổi này không ngừng mơ ước bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ.


Chiến thương Bội tinh


Vào lúc 2 giờ chiều 22 tây vừa qua, tang lễ hạ sĩ Lê Ngọc Bình, 20 tuổi, long trọng diễn ra theo lễ nghi quân cách tại nghĩa trang quân đội quốc gia Arlington ở ngọai vi thủ đô Washington DC.


Có thể nói đây là tang lễ trọng thể nhất trước nay dành cho quân nhân Mỹ hy sinh tại chiến trường Iraq, với đoàn mô tô cảnh sát 20 chiếc dẫn đường, xe cảnh sát hú còi án ngữ xa lộ từ nhà quàn dẫn ra nghĩa trang, nơi linh cửu Lê Ngọc Bình đi qua.

"...Nước Mỹ vô cùng biết ơn con cái của những gia đình tị nạn trong đó có Việt Nam như trường hợp của người lính trẻ Lê Ngọc Bình đã hy sinh cho đồng đội và đất nước đang cưu mang anh."

Hiện diện trong tang lễ cố Hạ sĩ Lê Ngọc Bình ở nghĩa trang quân đội Arlington có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ Paul Wolfowitz, dân biểu bang Virginia Jim Moran, cùng nhiều viên chức quân đội và dân sự.

Sau tang lễ, một đại diện quân đội đọc lời tuyên dương và trao chiến thương bội tinh do Tổng thống Mỹ George W Bush tặng cho người binh sĩ này.

Cố hạ sĩ người Mỹ gốc Việt Lê Ngọc Bình tử thương ở Iraq ngày 3 tháng Mười Hai, khi tìm cách bắn chận một người Iraq lái chiếc xe tải chở đầy bom định xông vào căn cứ thủy quân lục chiến Hoa Kỳ ở Al Anbar nằm giữa biên giới Iraq và Jordan. Bình đã bắn chết người tài xế, chiếc xe tải lật và phát nổ, anh bị thương nặng và chết sau đó.

Phát biểu với phóng viên đài Á Châu Tự Do, thứ trưởng bộ quốc phòng Paul Wolfowitz cho biết: "Nước Mỹ thật may mắn có những công dân là di dân khắp năm châu, và trong tư cách một viên chức chính phủ chuyên trách các vấn đề Đông Nam Á nhiều năm qua, những gì ông có thể phát biểu lúc này là nước Mỹ vô cùng biết ơn con cái của những gia đình tị nạn trong đó có Việt Nam như trường hợp của người lính trẻ Lê Ngọc Bình đã hy sinh cho đồng đội và đất nước đang cưu mang anh."

Cuộc sum họp tang tóc


Dân biểu Jim Moran nói ông ý thức được rằng Lê Ngọc Bình bằng bản năng chiến đấu của người lính đã xã thân cứu đồng đội. Anh chết để cứu nhiều mạng sống. Anh xứng đáng hưởng nhiều huy chương cao quí, xứng đáng là tấm gương cho đồng đội, xứng đáng đi vào lịch sử Hoa Kỳ.

blank


Tang lễ cố hạ sĩ Lê Ngọc Bình tại nghĩa trang quân đội Arlington, Virginia hôm 22-12-2004 - Photo: Dau Thanh Van.


Ngay sau khi có tin Lê Ngọc Bình tử trận, bố mẹ nuôi của anh tìm cách gởi ngay giấy báo tử về cho cha mẹ ruột Bình ở Saigon là ông bà Trần Văn Liên.


Không đầy một tuần lễ, ông bà Trần Văn Liên tới Hoa Kỳ để tiễn đưa người con trai rời họ từ lúc bốn tuổi về nơi an nghĩ cuối cùng. Theo lời người thân của Lê Ngọc Bình ở Virginia, ước muốn sum vầy cùng cha mẹ, đúng hơn là làm sao bảo lãnh cha mẹ qua Mỹ của Lê Ngọc Bình đã thành sự thật. Chỉ tiếc đây là một cuộc sum vầy trong tang tóc và mất mát.


Đối với ông ba Trần Văn Liên, điều họ cảm thấy được an ủi là những nghi thức truy điệu và tống táng long trọng dành cho đứa con đã mất, bên cạnh sự quan tâm đắc biệt của cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở tiểu bang Virginia.


Tin buồn về sự ra đi vĩnh viễn của những binh sĩ Mỹ gốc Việt không chỉ đến cho Virginia mùa Giáng Sinh này. Hồi tháng Mười Một, những ngày trước Lễ Tạ Ơn, người Mỹ gốc Việt ở California đón nhận hai cái tang lớn.


Đó là trung sĩ Trần Quốc Bình, 26 tuổi, con trai ông bà Trần Tích Văn, chết tại Iraq ngày 7 tháng Mười Một. Kế đó là binh nhất Victor Lu, con ông bà Lưu A Xương, người Việt gốc Hoa, tử thương tại Iraq hưởng dương 22 tuổi.


Cũng như hạ sĩ Lê Ngọc Bình, trung sĩ Trần Quốc Bình và binh nhất Victor Lưu đều được an táng theo lễ nghi quân cách tại nghĩa trang quân đội của tiểu bang California.


© 2005 Radio Free Asia


*****

THIẾU TÁ BÁC SĨ HẢI QUÂN HOA KỲ JOSEPHINE NGUYỄN CẨM VÂN VỪA ĐƯỢC THĂNG CẤP

SBTN - 08/29/2015


Theo bản tin từ Navy Personnel Command ngày 27 tháng 8 năm 2015, Thiếu tá Bác sĩ Hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân vừa được thăng cấp Trung tá.


blank


Trung tá Bác sĩ Hải quân Hoa Kỳ Josephine Nguyễn Cẩm Vân

Trong bản thông báo thăng cấp còn có Trung tá Bác Sĩ Hải quân Hoàng Ngọc Tuấn được thăng cấp Đại tá, và Thiếu tá Tạ B Micheal được thăng cấp Trung tá. Ngoài ra còn có bốn Đại úy cũng được thăng cấp Thiếu tá đó là Đào Jason H, Trần Việt Hung Tony, Phạm Thanh Phong và Lâm Phil.

Năm 2014, Thiếu tá Nguyễn Cẩm Vân được chọn thăng cấp Trung tá, hồ sơ đã được chuyển qua Thượng viện xác nhận vào tháng 7 năm 2014. 

Theo quy định trong hệ thống thăng cấp của Hải quân Hoa Kỳ thì 80% Thiếu tá trong danh sách được chọn (selections) lên Trung tá, sẽ được thăng cấp (promotions) sau khi danh sách chuyển qua Thượng viện duyệt xét. 

Trung tá Josephine Nguyễn Cẩm Vân tốt nghiệp Học viện Hải Quân Hoa Kỳ (U.S. Naval Academy) vào năm 1999, với văn bằng Cử nhân Khoa học. Sau đó cô tốt nghiệp Bác Sĩ y khoa tại Stanford School of Medicine năm 2003, và hoàn tất thực tập tại Trung tâm Y tế Hải quân Quốc gia (National Naval Medical Center).

Bác sĩ Nguyễn Cẩm Vân được huấn luyện Bác sĩ giải phẩu phi hành tại Pensacola, Florida, sau khi tốt nghiệp, cô được thuyên chuyển đến Không đoàn 5 Hàng không mẫu hạm (Carrier Air Wing 5) tại Atsugi, Nhật Bản. Đến năm 2007, cô được đào tạo nội trú chuyên khoa hoa liễu tại Đại học Pennsylvania. Sau đó cô phục vụ tại Bệnh viện Walter Reed National Medical. 

Thật hãnh diện cho Cộng đồng người Việt Quốc Gia trước tin Trung tá Josephine Nguyễn Cẩm Vân, và các vị Sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ gốc Việt khác được đồng loạt thăng cấp. Họ là những Sĩ quan xuất sắc và ưu tú, niềm tự hào của cộng đồng người Việt tị nạn.

Nam Yết / SBTN



TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Navy Times; Army Times; Marine Corps Times; Air Force Times; Military Times; Military Commissioned Officer Promotions – General Officer Promotions; Navy Officer Promotions; Navy – Officer Promotion Process; CGMS General Messages; FY11 U.S. MARINE CORPS OFFICER PROMOTION SELECTION BOARDS; Association of the United States Navy; VAAFA.

  2. Tài liệu trên các mạng USNA Annapolis, USAA West Point, USAFA Colorado Springs.

  3. Internet tiếng Việt và tiếng Anh.

  4. Các bài viết trên Internet về Thiếu úy TQLC Trần Khắc Báo và Trung tá HQ Kimberly Mitchell, Hạ sĩ Lê Ngọc Bình.

Hồ sơ: NMT-091415-HQ-Quan nhan nguoi My goc Viet-Phien ban IV.doc



Nguyễn Mạnh Trí
E-Mail: prototri2012@yahoo.com
Tu chỉnh: 14  tháng 9 năm 2015




.
.

Ý kiến bạn đọc
15/09/201520:50:06
Khách
Cám ơn tác giả đã chia xẻ những tin tức liên quan đến người Việt phục vụ trong quân đội Hoa kỳ .
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.