Hôm nay,  

Những công nhân nhập lậu đã đóng góp cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc như thế nào?

11/09/201502:26:00(Xem: 3776)

Những công nhân nhập lậu đã đóng góp cho hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc như thế nào?

 

Express Tribune

Tường trình đặc biệt của Reuters

Người dịch: Trần Văn Minh

06-09-2015

Đông Hưng: Trên một khúc sông yên tĩnh giữa biên giới Trung Quốc-Việt Nam, một nhóm người trèo lên bờ sông lầy lội. Họ vừa lướt ngang qua sông từ phía Việt Nam bằng một chiếc tàu nhỏ, được những người ở hai bên bờ hướng dẫn bằng cách ra dấu hiệu đèn pin.

Những người hành khách vội vã đi tới một nhóm người đứng cạnh xe gắn máy, leo lên xe và biến mất trong màn đêm. Hai nhân viên cảnh sát Trung Quốc trong bộ đồng phục, gác tại một trạm biên giới nhỏ ở thị trấn biên giới Đông Hưng, bình thản đứng nhìn khi họ phóng qua.

“Chúng tôi đến đây mỗi đêm”, một tài xế xe gắn máy trẻ với mái tóc chỉa đứng đã nói trước khi anh ta phóng đi. “Có khi chúng tôi mang hàng lậu vào thị trấn. Có khi chúng tôi mang nhân công Việt Nam vào”.

Chuyến hàng bất hợp pháp của những tài xế xe gắn máy vào ban đêm cuối mùa hè năm ngoái là những người lao động bất hợp pháp. Họ hướng tới một cuộc hành trình dài 700 km để đến trung tâm kinh tế tỉnh Quảng Đông. Tỉnh này, đầy dẫy các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu, được mệnh danh là “cơ xưởng của thế giới”.

Việc chuyển lậu những người lao động bất hợp pháp từ Việt Nam qua đường biên giới dài 1.400 km vào Trung Quốc đang gia tăng. Những người môi giới lao động ước tính, hàng chục ngàn người làm việc tại các nhà máy ở đồng bằng Châu Giang, tiếp giáp với Hồng Kông. Công nhân từ các nước Đông Nam Á khác đang tham gia với họ.

Các chuyến thăm của Reuters tới sáu thị trấn xưởng máy ở miền Nam Trung Quốc cho thấy việc thu nhận người lao động bất hợp pháp từ Việt Nam là chuyện phổ biến, và các nhà chức trách thường nhắm mắt làm ngơ trước sự hiện diện của họ. Người lao động từ Myanmar và Lào cũng bị phát hiện làm việc ở các khu vực này.

Reuters khám phá ra rằng, các chủ lao động cung cấp cho những người lao động bất hợp pháp này thẻ căn cước giả và có khi giữ họ tại khu vực nhà máy để tránh tầm mắt của các nhà chức trách. Tập đoàn buôn người của Trung Quốc, được gọi là “cá lóc”, làm việc với các băng đảng Việt Nam để kiểm soát nguồn thương mãi hấp dẫn, người lao động và môi giới lao động ở Trung Quốc cho biết. Các tập đoàn chia phần lương hàng tháng của công nhân – lên đến 500 nhân dân tệ (80 USD) một tháng trong một số trường hợp, theo một nhà môi giới – và các chủ nhà máy cũng phải trả phí.

 

Bước ngoặt

Các quan chức Việt Nam bày tỏ mối quan tâm về dòng di chuyển lao động bất hợp pháp sang Trung Quốc. Số lượng người Việt vượt qua đường biên giới dài với “địa hình phức tạp” đã gia tăng trong những năm gần đây, đặt ra một thách thức cho cả hai chính phủ, bà Phạm Thu Hằng, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao tại Hà Nội cho biết. Bà không có số liệu về dòng người bất hợp pháp. “Lợi dụng tình hình này, một số phần tử xấu đã đưa người Việt Nam làm việc bất hợp pháp tại Trung Quốc, gây khó khăn cho việc quản lý lao động ở cả hai nước”, bà nói.

Một nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã từ chối bình luận, chỉ Reuters tới cơ quan chính phủ khác mà bà ta không nói tên. Bộ Công an ở Bắc Kinh đã không đáp ứng lời yêu cầu bình luận, cũng như Sở Công an tỉnh Quảng Đông.

Dòng người lao động bất hợp pháp vào Trung Quốc ngày càng tăng là bằng chứng của một nền kinh tế đã đạt tới một bước ngoặt. Các nhà máy Trung Quốc từ lâu phụ thuộc vào nguồn lao động giá rẻ dồi dào ở trong nước để vận hành lãnh vực xuất khẩu trị giá 2.300 tỉ USD mỗi năm của đất nước. Nhưng số lượng người tham gia lực lượng lao động đang giảm dần khi tuổi của xã hội Trung Quốc và tiền lương đang gia tăng.

Các chủ nhà máy đang cố gắng để tồn tại. Họ phải đối mặt với sự lựa chọn. Họ có thể di chuyển sản xuất từ bờ biển là nơi có mức lương cao hơn, đến các tỉnh nội địa hoặc qua biên giới đến những nơi như Việt Nam và Campuchia. Hoặc họ có thể trả cho “cá lóc” và môi giới lao động để nhập lậu người lao động nước ngoài, là những người tốn ít chi phí hơn, không có các chương trình bảo hiểm và có thể dễ dàng sa thải.

Phần còn lại của thế giới sẽ bắt đầu cảm thấy những ảnh hưởng khi Trung Quốc chuyển tiếp đi từ mô hình xuất khẩu với lao động rẻ tiền, ông Jianguang Shen, kinh tế trưởng khu vực châu Á của công ty tài chánh Mizuho nói. Ông Shen là người đã viết một bản nghiên cứu hồi tháng 6 về nguồn cung cấp lao động nội địa đang chậm lại của Trung Quốc. “Trung Quốc đã từng trợ cấp cho các khu vực khác của nền kinh tế toàn cầu, không những với nhân công giá rẻ mà còn (thông qua) chương trình bảo vệ phúc lợi rất thấp cho người lao động… Trong ý nghĩa toàn cầu, nếu mọi thứ khác đều bình đẳng, chi phí sản xuất toàn cầu sẽ có thể trở nên mắc mỏ hơn một chút”.

Trên khắp châu Á, sự tìm kiếm nguồn nhân công giá rẻ mới để giúp vận hành nền kỹ nghệ lợi nhuận thấp, cần nhiều sức lao động của châu lục này đang đẩy mạnh di dân – đồng thời, dịch vụ buôn người. Việt Nam, một quốc gia với 92,5 triệu dân, đã gửi 107.000 công nhân ra nước ngoài hợp pháp năm ngoái – tăng 20% so với năm trước.

Trung Quốc không đưa ra bất kỳ dữ liệu chính thức nào về lao động nước ngoài bất hợp pháp. Một nhà môi giới lao động Trung Quốc ước tính “ít nhất 30.000” công nhân bất hợp pháp đã được mướn làm chỉ ở Đông Quan, một thành phố công nghiệp với 8 triệu dân và có hàng chục ngàn nhà máy chuyên làm hàng xuất khẩu. Một báo cáo tháng 4 của tờ báo nhà nước China Daily cho biết nhà chức trách tỉnh Quảng Đông đã điều tra ít nhất 5.000 trường hợp lao động nước ngoài bất hợp pháp hồi năm ngoái.

Lương của giới lao động chân tay ở Trung Quốc đã tăng gần gấp đôi trong 5 năm qua, với khoảng 2.800 nhân dân tệ (khoảng 450 USD) một tháng cho công nhân làm dây chuyền sản xuất, theo Cục Thống kê quốc gia của Trung Quốc. Một số người Việt được trả khoảng một nửa số đó, môi giới lao động và người lao động nói. Một số khác kiếm nhiều tiền như công nhân Trung Quốc. Nhưng ngay cả như thế, các nhà sản xuất vẫn tiết kiệm được vì họ không trả tiền bảo hiểm y tế hoặc đóng góp vào quỹ lương hưu cho người lao động.

Đối với công nhân nhà máy ở Việt Nam với thu nhập 250 USD một tháng, cơ hội kiếm đồng lương cao hơn bên kia biên giới không thể cưỡng lại được. Một công nhân nhà máy Việt Nam, đến từ một thị trấn gần biên giới thuộc tỉnh Phú Thọ, cho biết qua điện thoại, rằng một nửa số người trong độ tuổi từ 30 đến 45 ở làng của cô đã bỏ làng đi qua Trung Quốc, nơi có mức lương “gấp đôi, hoặc thậm chí gấp ba” so với quê nhà.

 

Đoàn người trong rừng

Bên phần biên giới phía Việt Nam, thành phố Lạng Sơn là một trong hai điểm buôn lậu chính vào Trung Quốc. Một công nhân Việt Nam ở tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc được phỏng vấn qua điện thoại cho biết, một người dẫn đường đã dẫn ông và khoảng 1.000 công nhân trong một đoàn người rồng rắn từ Lạng Sơn, theo một con đường rừng mờ nhạt vượt qua biên giới để vào Trung Quốc hồi năm ngoái. Họ né tránh cảnh sát biên giới Việt Nam, ông nói. Nhưng ở phía bên kia biên giới, nhân viên hải quan Trung Quốc làm ngơ cho họ, người công nhân cho biết.

Một tài xế xe gắn máy ở Đông Hưng đã chở một phóng viên Reuters trên một tuyến đường được kẻ buôn lậu sử dụng để chỉ ra, làm thế nào những chiếc xe khách nhỏ và xe du lịch lớn chở đầy người Việt trốn tránh các trạm kiểm soát của cảnh sát và quân đội trên các tuyến đường chính. Đôi khi, các xe chạy vòng qua các làng mạc nhỏ để đến đích cuối cùng của họ ở Đông Quan và các thị trấn công nghiệp khác ở đồng bằng Châu Giang. Những người hướng dẫn được đặt dọc theo con đường để báo động nếu phát hiện cảnh sát. Cư dân địa phương cung cấp chỗ dừng chân mà người lao động nhập lậu có thể ở lại cho đến khi khu vực bờ biển trở nên an toàn, môi giới lao động và người lao động nói với Reuters.

Nếu nhà máy đặt hàng lao động nước ngoài, “chúng tôi có thể mang đến mỗi lần hàng trăm người”, một nhà môi giới tên là Zhang nói. Ông nói rằng ông giao dịch trực tiếp với các băng nhóm buôn lậu. Ngồi trong văn phòng của ông ở Đông Quan, được trang trí với một bàn tiếp khách, ghế sofa da màu đen, ông Zhang cho biết “các băng nhóm buôn người có thể mang nhân công qua biên giới trong vòng một tuần”.

Nhiều người lao động nước ngoài bất hợp pháp được chứa tại cơ xưởng để tránh bị chính quyền địa phương phát hiện. Nhưng ở một số nơi mà Reuters ghé qua ở miền nam Trung Quốc, các công nhân dường như đi lại không bị cản trở.

Tại thị trấn công nghiệp Đại Lĩnh Sơn của đồng bằng Châu Giang, một công ty gọi là Jia Hao chuyên sản xuất khung ảnh gỗ xuất khẩu sang Hoa Kỳ và Châu Âu. Ở đó, hàng trăm công nhân, một số mặc đồng phục áo polo màu xám của Jia Hao, tản bộ trên đường phố sau giờ làm việc. Họ chơi bi-da và ăn tại các quầy bán mì dọc đường. Họ dường như không hiểu tiếng Trung Quốc khi nói chuyện. Một nhà quản lý tại nhà máy nói với Reuters, các công nhân đó được đưa lậu vào Trung Quốc từ Myanmar.

Các quan chức thực thi pháp luật địa phương được gọi là “Chengguan” tuần tra khu vực bằng cách đi bộ và lái xe gắn máy. Họ có vẻ không chú ý đến các công nhân.

Giám đốc nhà máy Jia Hao đã bác bỏ những công nhân là bất hợp pháp, nói rằng họ là người dân tộc Va, ban đầu từ tiểu bang Shan miền bắc Myanmar nhưng hiện đang sống trong các khu vực tự trị của tỉnh Vân Nam phía tây nam Trung Quốc.

“Phòng An Ninh đã cho chúng tôi truy cập vào một trang web để kiểm tra. Đối với mỗi người lao động, chúng tôi cần phải kiểm tra xem căn cước của họ là thật, và sau đó chúng tôi mới mướn họ. Nếu căn cước của họ là giả, chúng tôi sẽ không thể tìm thấy họ trên hệ thống trực tuyến”. Zheng Lunshun, người quản lý cơ xưởng tại Jia Hao, nói.

Một sĩ quan thường trực tại sở cảnh sát địa phương ở Đại Lĩnh Sơn nói, cảnh sát đã kiểm tra nhà máy và không thấy công nhân bất hợp pháp. Vài ngày sau khi liên lạc với cảnh sát và nhà máy, Reuters quan sát thấy ít công nhân hơn trước rời khỏi cổng nhà máy sau khi làm việc hoặc rảo quanh khu phố.

 

Bắt giữ và trục xuất

Một số chủ nhà máy đặc biệt cẩn thận. Để tránh bị nhà chức trách phát hiện, người quản lý của một nhà máy đồ nội thất ở Đại Lĩnh Sơn cho biết, công nhân Việt Nam mới được đưa thẳng vào khu vực nhà máy đến một tòa nhà riêng biệt với dây chuyền sản xuất riêng và ký túc xá. Người Việt Nam được phép ra bên ngoài nhà máy mỗi tuần một lần, có bảo vệ nhà máy đi kèm, ông nói.

Chủ lao động sẽ phải đối mặt với khoản tiền phạt 10.000 nhân dân tệ (1.600 USD) hoặc nhiều hơn cho việc tuyển dụng lao động bất hợp pháp, truyền thông Trung Quốc cho biết.

Một viên quản lý trong một nhà máy sản xuất acrylic (chất nhựa trong) và sản phẩm quà tặng, chỉ cho biết là “ông Li”, nói rằng nhà máy của ông mướn khoảng 80 lao động Việt Nam và Miến Điện trong tổng số lao động khoảng 600. Ông nói, chủ nhà máy tiết kiệm tiền, nhưng không ngừng lo lắng về một cuộc bố ráp có thể xảy ra của cơ quan chức năng. “Tất cả các công nhân Việt Nam có thẻ căn cước giả”, ông Li nói, với điều kiện là nhà máy của ông không được nêu tên. “Vì thế, (ông chủ) có một cái cớ. Nhưng ông ấy sống trong lo sợ mỗi ngày”.

Cảnh sát Trung Quốc thỉnh thoảng khởi động chiến dịch bố ráp, công nhân và chủ nhà máy cho biết. Ít nhất 20 thị trấn và thành phố ở miền nam Trung Quốc đã chứng kiến các cuộc bố ráp vào các nhà máy sử dụng lao động bất hợp pháp, theo các bài báo của truyền thông nhà nước được Reuters xem.

Bà Hằng từ Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết, chính phủ của bà đã phối hợp với phía Trung Quốc để “phá vỡ nhiều đường dây buôn người”. Bà Hằng đã không cung cấp chi tiết về các cuộc bố ráp này.

Những người bị bắt được đưa đến các trung tâm giam giữ của cảnh sát, đôi khi trong nhiều tuần, trước khi bị trục xuất về Việt Nam, người lao động được phỏng vấn cho bài viết này cho biết. Một cảnh sát tại đồn cảnh sát Đại Lĩnh Sơn, cho biết tên họ của ông là Zhou, nói công nhân bất hợp pháp bị giam giữ tới 30 ngày trước khi bị trả về nước.

“Hầu hết các công nhân bất hợp pháp đến từ Việt Nam, và chúng tôi sẽ để ý những người này”, ông Zhou, người xử lý vấn đề thay đổi dân số tại đồn cảnh sát Đại Lĩnh Sơn nói.

Ở Trung Quốc, ít giấy phép lao động nước ngoài được cấp cho các công việc chân tay, theo các quản lý nhà máy và môi giới lao động. Hai quản lý nhà máy ở Đông Quan cho biết, công nhân được cấp thẻ căn cước giả với tên Trung Quốc giả và được giới quản lý tại các nhà máy chỉ dẫn cách đối đáp nếu bị cảnh sát tra hỏi. Các nhà quản lý cho biết, chính quyền địa phương được trả tiền để không chú ý tới những người lao động. Cảnh sát và phòng điều hành nhân viên và An sinh Xã hội ở thành phố Đại Lĩnh Sơn và tỉnh Quảng Đông đã từ chối trả lời các câu hỏi.

Một người đàn ông làm căn cước giả nói với Reuters qua điện thoại từ Đông Hoản, rằng ông đã làm “một số lượng lớn” các giấy tờ giả cho người lao động nước ngoài bất hợp pháp từ Myanmar và Việt Nam. Tất cả ông cần là một cái tên giả và một bức ảnh của người lao động để làm ra một thẻ căn cước. Thẻ có giá khoảng 100 nhân dân tệ, hoặc 16 USD, ông nói.

 

Kinh doanh như thường lệ

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông đã không làm chùn bước công nhân Việt Nam tiến qua biên giới. Nhà máy nước ngoài tại Việt Nam, được cho là do người Trung Quốc làm chủ, đã bị tấn công năm ngoái khi căng thẳng bùng phát sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu trị giá 1 tỷ USD tới ngoài khơi bờ biển Việt Nam. Bốn người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị bắt giữ do các cuộc phá hoại.

Trong một chuyến thăm năm ngoái đến thị trấn biên giới Đông Hưng của Trung Quốc, những nhóm nhỏ người lao động Việt Nam có thể được nhìn thấy đang xây dựng hàng rào biên giới cao 3 mét bên phía Trung Quốc. Ngọc Đức, 30 tuổi, cho biết ông đã đi qua biên giới trái phép. Ông cho biết ông kiếm được 100 nhân dân tệ (16 USD) một ngày tại Trung Quốc làm công việc hàn hàng rào, so với khoảng 200.000 đồng (9 USD) một ngày tại Việt Nam.

“Trung Quốc là nơi tốt nhất để kiếm tiền. Ngày càng có nhiều người chúng tôi sẽ đến”. Ông nói khi được hỏi ông có sợ bị chính quyền Trung Quốc bắt hay không.

Chống Tàu Diệt Việt Cộng



.
.
.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.