Hôm nay,  

Tự Do Phát Biểu Bị Chà Đạp Tại San Jose

22/08/201500:01:00(Xem: 9253)
Trong buổi thảo luận với Đại sứ Mỹ tại Việt Nam là ông Ted Osius hôm 14 tháng 7 tại tòa thị chính San Jose, một phụ nữ trong ban tổ chức đã yêu cầu một người đến dự là cô Đỗ Minh Ngọc phải tháo bỏ dây đang đeo trên cổ, rồi tịch thu trước khi cho cô vào phòng họp. Dây đeo của cô Ngọc có biểu tượng hình cờ Mỹ và cờ cũ của Việt Nam Cộng hoà với nền vàng ba sọc đỏ.

Việc làm của nữ nhân viên này rõ ràng đã vi phạm quyền tự do phát biểu của một công dân Mỹ được bảo đảm trong Tu Chính án Số 1 của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Sau buổi thảo luận, cô Ngọc gửi thư phản đối đến Nghị viên Ash Kalra, người điều hợp chương trình hôm đó, và cũng đồng chuyển lá thư cho Thị trưởng Sam Liccardo và các nghị viên hội đồng thành phố San Jose.

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã có nhiều người lên tiếng bất bình với hành động của nữ nhân viên này. Tuy nhiên cho đến nay chưa ai nhận trách nhiệm về vụ việc.

blank
Cô Đỗ Minh Ngọc đang đặt vấn đề cô bị cấm không cho mang cô biểu tượng cờ vàng trên người vào phòng hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú).

Trong thư trả lời cô Đỗ Minh Ngọc, văn phòng Nghị viên Ash Kalra thẳng thừng chối là nhân viên của ông không can dự vào vụ việc. Lá thư cũng cho biết Thị trưởng Sam Liccardo và nhân viên thành phố San Jose không có ai dính dáng gì đến việc bắt cô Ngọc cởi bỏ dây đeo.

Vì buổi hội thảo do văn phòng của Dân biểu Mike Honda đứng ra tổ chức nên đại diện tại khu vực là Tiến sĩ Edwin Tan cũng đã gửi thư cho cô Ngọc xác nhận Đại sứ Osius, Nghị viên Ash Kalra và Dân biểu Honda tuyệt đối tôn trọng “Lá cờ Việt Nam Tự do”. Lá thư cũng cho biết là vì buổi hội thảo với đại sứ là một hoạt động của bộ ngoại giao nên không được treo cờ vàng. Tiến sĩ Edwin Tan thành thật xin lỗi cô Ngọc nếu đã có sự hiểu lầm về sự bất kính đối với lá cờ vàng.

Đến nay đã hơn một tháng trôi qua, với nhiều thư phản đối gửi đến các dân cử nhưng chưa một giới chức nào cho biết ai đã ra lệnh cho nữ nhân viên phụ trách ở cửa phòng họp, hay hoàn toàn do cô ấy tự ý, đã đòi hỏi cô Ngọc phải cởi bỏ biểu tượng cờ vàng thì mới được vào tham dự hội thảo. Dù có lệnh từ cấp trên hay không, hành động đó xảy ra ngay tại toà thị chính San Jose là vi phạm quyền tự do phát biểu của một công dân và sự thiếu minh bạch của ban tổ chức khiến nhiều người Mỹ gốc Việt thắc mắc và tức giận.

Từ tháng 12 năm ngoái, ông Ted Osius đến Hà Nội trong vai trò là đại sứ thứ sáu của Hoa Kỳ tại Việt Nam kể từ khi hai nước nối lại bang giao năm 1995. Đầu tháng 7 vừa qua ông trở lại Thủ đô Washington cùng với người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam trong một chuyến viếng thăm lịch sử. Hôm 7 tháng 7 tại Bạch Ốc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Barack Obama đã thảo luận một kế hoạch toàn diện để nâng cấp quan hệ hai nước, trong lúc đang có căng thẳng về chủ quyền trên biển Đông giữa Trung Quốc và các quốc gia khu vực bao gồm Philippines và Việt Nam.

Đại sứ Osius ca ngợi cuộc gặp giữa lãnh đạo hai nước là dấu chỉ quan hệ ngày càng thân thiết hơn giữa hai cựu thù.

Tuy nhiên quan hệ của đại sứ với cộng đồng người Mỹ gốc Việt, một cộng đồng luôn bị Hà Nội có cái nhìn nghi ngại, lại gặp nhiều thử thách.

blank
Biểu tượng cờ vàng như trong hình đã bị cấm mang vào phòng hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú).

Trên đường trở lại Việt Nam làm việc, Đại sứ Osius đã ghé qua California và có những buổi gặp gỡ, thảo luận với cộng đồng và giới doanh nhân Mỹ gốc Việt về quan hệ hai nước trong hai thập niên qua cũng như trong tương lai.

Trong những buổi tiếp xúc ở Quận Cam với Thượng Nghị sĩ Tiểu bang Janet Nguyễn, với Giám sát viên Andrew Đỗ cũng như tại buổi thảo luận ở San Jose, Đại sứ Osius đã công khai yêu cầu ông không muốn chụp hình, dù tình cờ, với lá cờ vàng bởi vì ông lo ngại Hà Nội sẽ cho ông về nước.

Lá cờ vàng là biểu tượng của Việt Nam Cộng hoà cũ, một đồng minh của Mỹ đã chiến đấu chống lại cộng sản Bắc Việt từ 1954 cho đến khi đầu hàng vào ngày 30/4/1975. Chiến thắng của cộng sản đã đưa hơn 100 nghìn người Việt đến Hoa Kỳ, kéo theo làn sóng thuyền nhân vượt biển với gần một triệu người trong hai thập niên sau và từ đó đã khai sinh ra cộng đồng người Mỹ gốc Việt.


Năm 1995 Hoa Kỳ và Việt Nam tái lập quan hệ ngoại giao. Người Mỹ gốc Việt lo sợ Hà Nội sẽ cắm cờ đỏ sao vàng trong cộng đồng, điển hình qua sự kiện một chủ tiệm trong khu Little Saigon Quận Cam, thủ phủ của người Việt tị nạn, đã treo cờ đỏ và hình Hồ Chí Minh dẫn đến việc tranh cãi trước toà về quyền tự do phát biểu và những cuộc biểu tình phản đối kéo dài gần hai tháng, có lúc lên đến hàng vạn người.

Qua sự việc đó, để lên tiếng nói không ủng hộ chế độ cộng sản, người Việt khởi động vận động dân cử Quận Cam đưa ra những nghị quyết công nhận Cờ Vàng là biểu tượng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt. Khởi đi từ thành phố Westminster và Garden Grove, chiến dịch lan ra toàn nước Mỹ và đến nay đã có vài chục thành phố, hàng chục quận hạt và nhiều tiểu bang công nhận Cờ Vàng.

Ở miền bắc California, thành phố San Jose đã công nhận và tuyên dương biểu tượng này. Sau đó là Milpitas và Quận hạt Santa Clara. Ngày nay lá cờ vàng thường thấy tung bay tại các khu Little Saigon và trong sinh hoạt văn hoá, xã hội và chính trị của cộng đồng người Việt.

blank
Đại sứ Ted Osius trong buổi hội thảo ở San Jose hôm 14/7/2015 (ảnh Bùi Văn Phú).

Vì thế tại buổi thảo luận với nhà ngoại giao Mỹ, cô Đỗ Minh Ngọc đã nêu vấn đề và thắc mắc tại sao cô phải cởi bỏ biểu tượng cờ vàng mà cô đang đeo thì mới được cho vào phòng họp. Nhân quyền của cô có đã bị vi phạm?

Đại sứ Osius không trực tiếp trả lời, nhưng đã phát biểu rằng ông rất tôn trọng lá cờ và biểu tượng mà cô mang theo. Rồi ông lập lại điều giống như đã nói với cử tọa ở Quận Cam mấy hôm trước, là khi đến đây ông cũng đã yêu cầu không có treo cờ vàng treo phòng họp vì điều đó có thể gây khó khăn cho ông với chính quyền Hà Nội.

Ông giải thích: “Tôi là đại diện của quí vị đối với chính quyền hiện thời của Việt Nam. Nếu tôi chụp hình có lá cờ đó ở phiá sau hay với cờ trên bục diễn thuyết thì tôi không thể tiếp tục làm nhiệm vụ của mình, tôi không thể là người bênh vực cho quí vị ở Việt Nam nữa vì họ [chính quyền Hà Nội] sẽ cho tôi về nước.”

Phát biểu của Đại sứ Mỹ làm một số người Việt bực tức. Bác sĩ Phạm Đức Vượng là một thành viên cao cấp trong Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng hoà Hải ngoại đã rời phòng họp để phản đối.

Những người khác trong cộng đồng cũng vô cùng phẫn nộ. Trong một cuộc phỏng vấn với truyền hình mạng CaliToday, Tiến sĩ Đỗ Hùng là Chủ tịch của Little Saigon San Jose Foundation đã yêu cầu đại sứ Mỹ từ chức hay bị cách chức. Ông viết thư cho Dân biểu Zoe Lofgren để phản đối những phát biểu của nhà ngoại giao Mỹ và yêu cầu bà đòi hỏi bộ ngoại giao giải thích rõ chính sách, vì người tiền nhiệm của ông Osius là cựu Đại sứ David Shear đã từng chụp hình với cờ vàng mà không bị Hà Nội đuổi về nước.

blank
Khách dự trò chuyện với Đại sứ Ted Osius sau hội thảo (ảnh Bùi Văn Phú).

Sau đó, ngày 24 tháng 7 hai dân biểu Zoe Lofgren và Mike Honda đã viết thư cho Ngoại trưởng John Kerry yêu cầu giải thích chính sách của liên bang liên quan đến lá cờ của cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Trong văn thư trả lời Dân biểu Zoe Lofgren hôm 7 tháng 8, phụ tá ngoại trưởng về các vấn đề pháp lý Julia Frifield xác định Đại sứ Osius đã không ngăn cấm ai đeo lá cờ trên người và việc “Trưng bày lá cờ hiển nhiên là quyền hợp pháp và chính đáng của mọi công dân Mỹ.”

Thế tại sao một nhân viên làm việc trong buổi hội thảo với Đại sứ Ted Osius hôm 14 tháng 7 tại toà thị chính San Jose đã yêu cầu cô Đỗ Minh Ngọc phải cởi bỏ biểu tượng lá cờ trước khi cho cô vào phòng họp.

Rõ ràng là quyền tự do biểu đạt của cô Ngọc, một công dân Hoa Kỳ, đã bị chà đạp ngay tại tòa thị chính San Jose mà đến nay không giới chức nào nhận trách nhiệm.

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đòi hỏi văn phòng biện lý mở cuộc điều tra cho rõ ai đã chà đạp lên dân quyền của cô Đỗ Minh Ngọc để những sự việc như thế không xảy ra trong tương lai.

© 2015 Buivanphu.wordpress.com

Ý kiến bạn đọc
22/08/201515:43:51
Khách
Cộng đồng Viet US" thử" Yêu cầu các Vị Dân cử và chuẩn UCV Việ US như Bà TNS/TB Janet Nguyên,các Ông GSV Andrew Do, Thị trương Tri-Tạ và nhất là các vị Dân cử VietUS đã tự nguyện trình làng VN là "Gay VN" vì TED OSIUS cũng vưa là "GAY Đại sứ" va "Gay US", lên 'tiếng về "Vụ việc""Cờ Vàng và Chính quyền Obama cho tỏ xem sao ??? Tôi nhận xét thấy tòan là "Cá mè một Lứa" và "Phủ bênh Phủ,Huyện bênhhuyện" mà thôi.??? Tuy nhiên cũng nên "Thử coi" để "Xem Mặt gửi Vàng" (Tiền thi có lý hơn}. Vubinh
22/08/201515:21:51
Khách
Chính quyển Barack Obama nói riêng tư và Đảng Dân-chủ nói chung chung, vốn không thắm thiết với VietUS Community vì là "lực cản" khó vượt trên bước đương tiến tới chuyện "Hòa hơp hòa giải"vơi CSVN. Trên phần đât Hoa kỷ, cứ mỗi lần có "Bầu Bán" là Họ và nhóm cò mồi Viet US "Sum suê" khăn đóng "Áo dài" , "Phun" đầy những lời "Vàng ngọc" để "Vỗ về" VietUS community di" bầu bán" cho Họ (Họ là Ai ??) Xin quý vị tự trả lời ..Vubinh
22/08/201515:01:34
Khách
Tại sao người Viêt chúng ta không tẩy chay buỗi họp của tên Đại sứ nầy. Ky tới, nểu có buổi họp tương tự, cộng đồng chúng ta nên tẩy chay cho đến khi cờ vàng được công nhận ở buổi họp. Những người tịch thu cờ vàng được coi là cộng sản.
22/08/201514:58:02
Khách
Luận về người "Quân tử," Đức Khổng nói "Quân tử cầu ở mình,còn Tiểu nhân cầu ở người". Câu nói này áp dụng vào trường hợp của Đại-sứ Ted Osius quả không sai. Nếu, Ted Osius là một "Quân tử" (rất tiếc là thởi nay làm gì còn Quân-tử nữa) thì Ted Osius nhât định không sợ "Bị đuổi" khỏi Việt-nam chỉ vì "chụp hình có lá Cờ Vàng Ba Sọc đỏ",biểu tượng tinh thần của VietUS .Trước khi nhậm chức Đại sú tại VN, chắc hẳn Ted phải biết có nhiều bất cập sẽ xẩy ra tại nươc Sở tại VN và với VietUS Community. Điều nhiên mà chúng ta nhận ra là Ted "Sợ mất Jop Đại sứ" còn hơn là mất" Viet US community", một tập đã nai lưng đóng thuế để Ted hưởng, VietUS thỉ quả thật Ted " I don"t care" ,Kẻ "Tiểu nhân" thì luôn như thế "Cầu ở người" là vậy.và Ted không phải là một ngọai lệ ????.Vubinh
22/08/201513:41:18
Khách
Co Vang la co cua to quoc Viet Nam va dan Viet Nam noi chung chu khong rieng gi nguoi Viet ty nan. Dang ly ra CS phai treo va chao co Vang moi dung vi co do sao vang chi la co cua dang CS chu khong phai cua to quoc Viet Nam. Hoa Ky muon binh thuong hoa bang giao voi Viet Nam thi ho phai ton trong la co Vang va ho khong co quyen cam doan mot nguoi Viet nao mang bieu tuong co Vang nhu co Do Ngoc Minh noi tren. Neu Hoa Ky khong chap nhan co Vang co nghia la Hoa Ky chi 'do business voi dang CS' chu khong phai voi Viet Nam va voi dan Viet Nam noi chung. CSVN chi ton tho lanh tu va dang cua ho chu ho khong dat quyen loi cua to quoc tren het. Vi vay, ong Ted Osius va nhan vien cua ong ta cam doan nguoi Viet mang bieu tuong co vang vao hoi truong trong buoi noi chuyen cua ong ta la mot dieu ngu xuan va sai lam.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.