LÊ QUÝ ĐÔN (1726 -1784)
Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu Quế Dương, quê tỉnh Thái Bình. Ông thông minh xuất chúng, trí nhớ phi thường. Lúc còn nhỏ người ta gọi ông là thần đồng, 17 tuổi đỗ Giải nguyên, 27 tuổi đỗ Bảng nhãn. Ông là nhà văn hoá nổi tiếng Việt Nam, Vua Lê phong ông chức Binh bộ Thượng thư. Năm 1767, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật. Khi ông đi sứ qua Tàu đã cùng với các văn thi sĩ Trung Hoa và sứ thần Cao Ly xướng họa, họ đã khâm phục văn thơ của ông rất lưu loát.
Lê Quý Đôn là một học giả uyên thâm, đa dạng, ông đã phiên dịch và sáng tác thành một thư tịch đồ sộ, gồm nhiều bộ môn: Triết học, sử ký, địa lý, văn chương, xã hội học, ngôn ngữ học. Những tác phẩm chính của ông: Toàn Việt thi lục (20 quyển), 2391 bài thơ của 175 tác giả về các thế kỷ trước; Bắc sứ thông lục (3 quyển); Vân Đài loại ngữ (4 quyển); Dịch kinh phú thuyết (6 quyển); Quế Đường thi tập (4 quyển); Quốc sử tục biên (8 quyển); Xuân thu lược luận, Hoàng Việt văn hải (10 quyển)...
Năm 1784 ông mất tại chức, cả triều đình và dân chúng đều thương tiếc, triều đình truy tặng ông tước Dĩnh Thành Hầu.
Nhận xét về Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú viết: “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên..., không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”.
Cảm Niệm: Lê Quý Đôn
Phục Lê Quý Đôn, một thần đồng!
Kinh sử lớp lang, chất chứa lòng
Nho hiểu uyên thâm, rành rẽ hiểu
Nôm thông sâu sắc, lẹ làng thông
Văn thơ tha thiết tình dân tộc
Sử sách chứa chan nghĩa núi sông
Chính sự miệt mài, luôn tận tụy
Đồng bào vĩnh viễn nhớ nhung công
Nguyễn Lộc Yên
Lê Quý Đôn tự Doãn Hậu, hiệu Quế Dương, quê tỉnh Thái Bình. Ông thông minh xuất chúng, trí nhớ phi thường. Lúc còn nhỏ người ta gọi ông là thần đồng, 17 tuổi đỗ Giải nguyên, 27 tuổi đỗ Bảng nhãn. Ông là nhà văn hoá nổi tiếng Việt Nam, Vua Lê phong ông chức Binh bộ Thượng thư. Năm 1767, ông được cử làm Tán lý quân vụ trong đội quân của Nguyễn Phan đi dẹp cuộc nổi dậy của Lê Duy Mật. Khi ông đi sứ qua Tàu đã cùng với các văn thi sĩ Trung Hoa và sứ thần Cao Ly xướng họa, họ đã khâm phục văn thơ của ông rất lưu loát.
Lê Quý Đôn là một học giả uyên thâm, đa dạng, ông đã phiên dịch và sáng tác thành một thư tịch đồ sộ, gồm nhiều bộ môn: Triết học, sử ký, địa lý, văn chương, xã hội học, ngôn ngữ học. Những tác phẩm chính của ông: Toàn Việt thi lục (20 quyển), 2391 bài thơ của 175 tác giả về các thế kỷ trước; Bắc sứ thông lục (3 quyển); Vân Đài loại ngữ (4 quyển); Dịch kinh phú thuyết (6 quyển); Quế Đường thi tập (4 quyển); Quốc sử tục biên (8 quyển); Xuân thu lược luận, Hoàng Việt văn hải (10 quyển)...
Năm 1784 ông mất tại chức, cả triều đình và dân chúng đều thương tiếc, triều đình truy tặng ông tước Dĩnh Thành Hầu.
Nhận xét về Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú viết: “Ông là người học vấn rộng khắp, đặt bút thành văn. Cốt cách thơ trong sáng. Lời văn hồn nhiên..., không cần suy nghĩ mà trôi chảy dồi dào như sông dài biển cả, không chỗ nào không đạt tới, thật là phong cách đại gia”.
Cảm Niệm: Lê Quý Đôn
Phục Lê Quý Đôn, một thần đồng!
Kinh sử lớp lang, chất chứa lòng
Nho hiểu uyên thâm, rành rẽ hiểu
Nôm thông sâu sắc, lẹ làng thông
Văn thơ tha thiết tình dân tộc
Sử sách chứa chan nghĩa núi sông
Chính sự miệt mài, luôn tận tụy
Đồng bào vĩnh viễn nhớ nhung công
Nguyễn Lộc Yên
- Từ khóa :
- Việt Nam
- ,
- Lê Quý Đôn
Ý kiến bạn đọc
08/08/201502:11:10
Tiêu Hà
Khách
Hiệu của ông Lê Quí Đôn là Quế Đường, nên mới có tập thơ có tên là Quế Đường thi tập. Hiệu của ông không phải là Quế Dương. Chắc rằng đây là "typo". Xin vui lòng sửa lại, tránh các em trẻ hiểu lầm.
07/08/201516:31:17
Người Thai Bình
Khách
Năm "Cải Cách Ruộng Đất " (1955) Đền thờ ông Lê Quý Đôn ở Thai bình , bị Cộng sản phá tan nát ( CS nói : Di Tích Của Bon Phong Kiến)