Phía Tây VN, Biển Đông ngàn đời của đất nước ông bà Việt Nam để lại bị TC lấn chiếm với bản đồ hinh lưởi bò liếm mất gần 90%. Hai quần đảo lớn nhứt của VN, Hoàng Sa, TC đã đánh chiếm, thôn tính lập thành Huyện Tam sa trực thuộc tỉnh Hải Nam của TC. Còn Trường sa, TC đã bồi lắp, xây cất xong thành căn cứ quân sự, có phi đạo dài 3100 m, câu cảng, công trinh quân sự kiên cố hải lục không quân như Vạn Lý Trường Thành bằng cát, mà tờ báo Hoàn Cầu Thời báo của TC từng tự hào bình luận, từ đây chỉ cần 2 tiếng đồng hồ là TQ có thế đánh chiếm Saigon, thủ đô kinh tế của VN hiện thời, đầu mối của Vựa Lúa của VN. TC còn lăm le lập vùng nhận dạng phòng không để kiểm soát dưới biển lẫn trên trời vùng hành lang của con đường hàng hải huyết mạch của thế giới đi ngang qua Eo Biển Mã Lai. Hành động xâm lược của TC bạo ngược quá cỡ khiến Mỹ lâu nay tuyên bố trung lập, không đứng bên nào trong các tranh chấp biển đảo của các nước Á châu Thái Bình Dương, nay Mỹ phải giải thích rộng lập trường này, tuyên bố Mỹ sẽ không trung lập nữa nếu những tranh chấp ấy xâm phạm đến luật pháp quốc tế cụ thể là tự do hàng hải, hàng không quốc tế.
Còn phía Tây VN, một mặt TC dùng tiền tài mua chuộc nhà cầm quyền Miên, Lào xây hàng chục đập thuỷ điện làm cạn nguồn Sông Cửu Long chảy qua đồng bằng VN, làm ruộng đồng nhiễm mặn, lúa, cá hai nguồn sống của Nam Việt cạn kiệt.
Tin mới đây, dân tình khốn đốn vì nước nhiễm mặn bất thường ở miền Tây Nam Việt. Tiêu biểu tại tỉnh Kiên Giang, gia trụ của Thủ Tướng VNCS Nguyễn tấn Dũng, dân chúng Kiên Giang cùng đồng bào ở Dồng Bắng Sông Cữu Long đang điêu đứng vì nước nhiễm mặn bất thường, làm lúa, cá chết, gia súc ngắc ngoải và con người khốn khổ.
Theo báo Tuổi Trẻ ngày 19 tháng 7, 2015, chỉ riêng tỉnh Kiên Giang (Rạch giá) đã có gần 2.000 hecta đất trồng lúa của các huyện Giang Thành, Hòn Đất, Châu Thành và thành phố Rạch Giá... bị thiệt hại nặng do nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng. Chưa kể những thiệt hại ở lĩnh vực chăn nuôi, sinh hoạt và đời sống của ít nhất 300.000 dân sinh sống tại Rạch Giá và các vùng phụ cận ở Châu Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp.
Theo ông Nguyễn Văn Tâm, giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang, nguyên nhân của đợt xâm nhập mặn lịch sử năm nay do mực nước ngọt ở thượng nguồn trên sông Cửu Long xuống thấp. Nước mặn đã xâm nhập theo kênh xáng Xà No hướng từ tỉnh Kiên Giang vào sâu địa phận thành phố Vị Thanh và tuyến kênh Quản Lộ, Phụng Hiệp từ tỉnh Bạc Liêu vào huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp, khiến nông dân khốn đốn.
Như vậy là hầu như đất của mấy tỉnh sản xuất gạo, cá nhiều của VN bị ảnh hưởng tai hại của đại hoạ Cửu Long cạn dòng vi cả mấy chục cái đập do TC đầu tư xây ở thượng nguồn sông Cửu Long chày qua nước Tàu, Lào, Miên, VN ở sau cùng lãnh đủ. Đó là chưa nói thiệt hại về cá trắng trên sông nước ngọt Cửu Long ngon nổi tiếng và cá đồng trên bào đìa của Đồng Tháp Mười, U Minh Thượng và Hạ thì ngon hết chỗ nói.
Về thời cuộc thường mỗi khi TC có chiến dịch quậy đục nước ngoài Biển Đông, thì TC hay mượn tay Miên xúi giục phong trào “Thổ dậy” đòi đất, tranh chấp biên giới với VN. Tiêu biểu như thời Mỹ Việt nam hoá chiến tranh, nhà cầm quyền Miên xúi dân Miên “cáp duồng” (chém giết) người Việt, khiến VNCH phải đưa quân qua rước đồng bào về và giúp cho Lon Nol thân VNCH lên. Thời Khmer Đỏ, Paul Pot đánh phá làng xã của người Việt ở biên giới phía Tây, trong nội địa VN, Paul Pot xúi “Thổ dậy” ở các tỉnh Đồng Bắng Sông Cửu Long khiến Đảng Nhà Nước CSVN phải mở cả một cuộc chiến tranh sang Miên đánh đuổii Paul Pot và đưa Hun Sen lên câm quyền Miên.
Và mới đây, khi TC lập khu quân sự và lăm le lập khu nhận dạng phòng không ở Biển Đông của VN, Mỹ phản đối, chống đối kịch liệt, công luận quốc tế bất bình trong đó có tổ chức G7, thì TC nhờ tay Hun Sen tạo xì can đan tranh chấp biên giới dể chuyển hương dư luận về Biển Đông bất lợi cho TC. Thế là lần đầu từ 400 người Miên kế đó lần sau 2.000 người Miên, dân biểu, sư sãi, dân quân và quân nhân nổi lên đến hai lần người kéo đến cột móc 203 đòi VN trả lại đất ở gíáp giới tỉnh Svay Rieng với Long an là tỉnh nhà của Chủ Tịch Nước Trương tấn Sang.
Trong vụ này TT Hun Sen của Miên làm lớn chuyện, quốc tế hoá xì can đan, viết thơ gởi Tổng Thơ ký Liên hiệp Quốc mượn bản đồ đối chiếu, Ông còn nhờ Anh, Pháp, Mỹ xác thực bản đồ biên giới với Việt Nam. Miên còn gởi một phái đoàn 23 tướng lãnh trong đó có tư lịnh ba thứ quân hải, lục, không quân Miên, do Bô Trưởng Quốc Phòng Miên sang Tàu, như xin yểm trợ cuộc chiến biên giới với VN.
Việt Nam và Cambodia có 1,137 cây số biên giới trên bộ. Từ năm 2006 đến nay, hai bên đã phân định xong 920 cây số biên giới và cắm được 305/371 cột mốc.
Thế mà Miên kiếm chuyện nói việc phân định và cắm mốc tại biên giới giữa Việt Nam và Cambodia không chính xác, dân biểu thân chính lẫn đối lập Miên cũng như chánh phủ Miên khích động dân chúng biểu tình, hành động bài Việt. Biểu tinh hàng ngàn người ở biên giới. Đập phá mồ mả của người Việt vùng ngoại ô Nam Vang.
Đài VOA tiếng nói chánh thức của chánh phủ Mỹ, ngày 23/7 - xin trích - có “hỏi chuyện ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, người từng tham gia vào các cuộc đàm phán với Phnom Penh”. Ông Trần Công Trục [trả lời]: Người ta đã nói rất nhiều rồi. Rõ ràng có sự chống lưng của Trung Quốc trong các hoạt động vừa qua ở biên giới Việt Nam – Campuchia. Trung Quốc hiện nay giúp đỡ rất nhiều trong các lĩnh vực cho phía Campuchia, mà đặc biệt là các phần tử đảng phái, bất đồng, đang muốn tranh giành các vị trí trong nhà nước Campuchia. Cái đó thì rõ rồi.
Nhiều thông tin nói họ viện trợ kinh tế, họ giúp đỡ về quốc phòng rồi kể cả ngoại giao lẫn các vấn đề khác để làm sao cho lực lượng này họ có thể tiếp tục trong công cuộc tìm mọi cách, mọi cớ để phá hoại ổn định và uy thế của đảng phái cầm quyền hiện nay cũng như quan hệ Việt Nam – Campuchia. Điều đó quá rõ rồi. Đấy là một nguyên nhân rất là lớn, rất quan trọng, không thể không tính tới.”./.(VA)
- Từ khóa :
- Biển Đông
- ,
- Việt Nam
- ,
- Mỹ
- ,
- Kiên Giang
- ,
- Campuchia
Gửi ý kiến của bạn