Hôm nay,  

Richard Holbrooke (1941–2010): Nhà Ngoại Giao Lỗi Lạc & Nhà Báo Tài Năng

23/07/201500:00:00(Xem: 4040)

Đoàn Thanh Liêm
(Nhân đọc sách: * The Unquiet American Richard Holbrooke in the world - Edited by: Derek Chollet & Samantha Power; Published by: Public Affairs, New York 2011 - Sách nguyên tác tiếng Anh dày 383 trang, bìa cứng. Có bản E Book: www.publicaffairsbooks.com)

* * *

Richard Holbrooke là một nhân vật kiệt xuất trong nền ngọai giao hiện đại của nước Mỹ. Ông còn là một nhà báo ngọai hạng được sự mến chuộng và tin tưởng của giới truyền thông báo chí. Không may, ông mất sớm vào cuối năm 2010, khi mới có 69 tuổi đang lúc còn làm việc trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama. Bao nhiêu nhân vật lãnh đạo trong chính giới của Mỹ và của nhiều quốc gia trên thế giới đã bày tỏ lòng thương tiếc trước sự ra đi của một chính khách lỗi lạc này.

Riêng đối với số đông người tỵ nạn từ Đông Dương, thì Richard Holbrooke có thể coi như là một vị ân nhân thật đáng quý – bởi lý do ông là một người đã tận tình tranh đấu thuyết phục được Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho nhập cư vào nước Mỹ mỗi năm 144,000 người chạy thóat khỏi chế độ độc tài cộng sản sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Ngay sau khi ông mất, các bạn hữu thân quen đã hợp lại với nhau để cùng viết về những kỷ niệm sâu sắc với ông và cuốn sách được thành hình do sự biên tập chu đáo của hai nhà báo tên tuổi là Derek Chollet và Samantha Power.

Cuốn sách được xuất bản vào cuối năm 2011 với nhan đề chính là: ”The Unquiet American” (Người Mỹ Không Thầm Lặng). Đó là do dụng ý của các tác giả khiến chúng ta nhớ đến cuốn sách có tên tương tự là: “The Quiet American” (Người Mỹ Thầm Lặng) của nhà văn nổi tiếng người Anh là Graham Greene – được xuất bản hồi giữa thập niên 1950 và đã hai lần được xây dựng thành phim vào năm 1958 và 2002 - (bản tiếng Pháp có nhan đề là: “Un Américain bien tranquille” được nhiều bà con ở Việt nam biết đến)

Trước khi giới thiệu chi tiết về cuốn sách, xin mời bạn đọc xem qua về tiểu sử của Richard Holbrooke.

I – Sơ lược về tiểu sử của Richard Holbrooke

Sinh trưởng năm 1941 tại New York trong một gia đình mà cha mẹ có nguồn gốc Do Thái di cừ từ nước Nga sau cuộc cách mạng Bolshevik, Richard Holbrooke sớm có năng khiếu về ngành báo chí và bang giao quốc tế. Cha ông là một bác sĩ, nhưng không may bị mất sớm lúc Richard mới có 15 tuổi. Nhưng theo ý nguyện của cha, cậu đã siêng năng học tập và được học bổng để theo học tại Đại học danh tiếng Brown và đã sớm tham gia cộng tác với tờ nhật báo của Đại học này; đó là một tờ báo mà ít có một đại học nào có thể duy trì nổi.

Từ hồi còn theo bậc trung học, Richard kết thân với David Rusk là con của vị Giáo sư nổi danh Dean Rusk - mà sau này là Bộ trưởng Ngọai giao dưới thời các vị Tổng thống Kennedy và Johnson. Gia nhập ngành ngọai giao, Richard Holbrooke được bổ nhiệm tới làm việc ở Việt nam vào tháng 6 năm 1963, chỉ vài tuần sau cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức ở Saigon. Các bạn đồng sự với Richard ở Việt nam vào thập niên 1960 như Tony Lake, John Negroponte, v.v... mà nhiều giới chức Việt nam hay có dịp gặp gỡ tiếp súc - thì sau này đều trở thành những nhân vật quan trọng trong chức vụ Cố vấn An ninh bên cạnh Tổng thống hay Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quóc.

Là chuyên viên có tài năng và nhiều kinh nghiệm, Richard Holbrooke đã gặt hái được nhiều thành tích đáng kể trong lãnh vực ngọai giao dưới thời các vị Tổng thống thuộc Đảng Dân chủ – cụ thể như là Phụ tá Ngọai trưởng đặc trách về Á châu dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, rồi làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc dưới thời Tổng thống Bill Clinton. Richard Holbrooke đặc biệt nổi danh và được nhiều người đánh giá cao trong công cuộc giàn xếp ổn thỏa cho vụ tranh chấp đẫm máu tại Bosnia thuộc Liên bang Nam Tư cũ – mà cụ thể là Thỏa ước Hòa bình được ký kết giữa các bên lâm chiến tại thành phố Dayton trong tiểu bang Ohio vào năm 1995 (Dayton Peace Agreement). Sau này, ông đã viết cuốn Hồi ký về chuyện này với nhan đề: “To End a War”, cuốn sách đã trở thành một thứ sách bán chạy nhất (bestseller).

Ông cũng còn là một nhà báo có tên tuổi với nhiều bài viết được đăng tải trên các tờ báo và tạp chí nổi tiếng như New York Times, Washington Post, v.v… Đặc biệt ông còn làm Chủ bút trong nhiều năm cho tạp chí Foreign Policy (từ 1972 đến 1977). Cuốn sách khác ông viết chung với một người khác với nhan đề “Counsel to the President” cũng là một bestseller nữa.

Trong lãnh vực kinh doanh, Richard Holbrooke cũng giữ vai trò điều hành cho hai cơ sở tài chính quan trọng là Crédit Suisse First Boston và Lehman Brothers. Lọai công việc trong ngành tài chính ngân hàng này đã đem lại cho ông một nguồn lợi tức đáng kể.

Trong lãnh vực từ thiện nhân đạo cũng như văn hóa xã hội, ông cũng tham gia tích cực với các tổ chức có quy mô họat động rộng lớn điển hình như Global Business Coaliton nhằm chống lại bệnh HIV/AIDS hay viện Hàn Lâm Mỹ tại Berlin là một trung tâm trao đổi văn hóa giữa hai dân tộc Mỹ - Đức.

Về cuộc sống riêng tư gia đình, Richard Holbrooke có hai bà vợ trước đã ly dị - và người vợ sau cùng của ông là Kati Marton cũng là một nhà báo và tác giả nổi danh xuất thân từ một gia đình tỵ nạn cộng sản vào giữa thập niên 1950 từ nước Hungary ở khu vực Trung Âu.

II – Giới thiệu tổng quát về cuốn sách

A – Điểm qua về một số tác giả có bài đóng góp (Contributors)

Cuốn sách được phân bố trong 12 chương với tất cả là 12 tác giả viết bài đóng góp trong mỗi chương đều có tiêu đề riêng. Và trong mỗi chương đều có kèm theo nhiều bài báo của chính Richard Holbrooke viết trước đây trong thời gian gần 50 năm họat động sôi nổi trong nhiều lãnh vực đa dạng của ông.

Xin kê ra một số tác giả là những nhà báo và tác giả nổi danh:

* Trước hết là chính phu nhân Kati Marton đã viết bài Giới thiệu cho cuốn sách. Bà là tác giả của 7 cuốn sách, trong đó cuốn mới nhất có nhan đề là: “Enemies of the People” được đánh giá cao mà người viết đã có dịp giới thiệu vào năm 2011. Bà làm việc lâu năm cho hãng Truyền hình ABC News, National Public Radio và hiện là Giám đốc Ũy Ban Bảo Vệ Ký Giả. Người chồng trước của bà là Peter Jennings cũng là một nhà hướng dẫn chương trình thật tài ba và duyên dáng của hệ thống truyền hình ABC trong nhiều năm trước đây nữa.

* Hai Biên tập viên (Editors): Derek Chollet và Samantha Power thì cũng đều là những nhà báo cộng tác với các tờ Washington Post, Financial Times, The New Yorker, The New Republic. Riêng Samantha Power còn được giải thưởng Pulitzer vì cuốn sách “A Problem from Hell: America in the Age of Genocide”. Còn Derek Chollet thì là tác giả cuốn sách “The Road to Dayton Accords: A Study of American Statecraft”. Ông cũng là người sọan diễn văn cho Richard Holbrooke khi ông này làm Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nữa.

* Strobe Talbott là Thứ trưởng Ngọai giao trong Nội các của Tổng thống Bill Clinton. Hiện ông là Chủ tịch của \Brookings Institution một thứ Think Tank danh tiếng của nước Mỹ.

* Jonathan Alter: Là nhà bỉnh bút cho Bloomberg View và có thời đã từng làm ký giả Phân tích Thời sự (Analyst) cho hệ thống Truyền hình NBC.

* Gordon Goldstein: Từng viết cho các báo NY Times, Washington Post, Newsweek và là tác giả cuốn sách nổi tiếng: “McGeorge Bundy & the Path to War in Vietnam”.

B – Liệt kê một sô chương đáng chú ý

Nói chung, thì cuốn sách do những nhà báo có tên tuổi viết - mà tất cả lại đều có sự quý trọng, thông cảm và quen biết lâu năm với Richard Holbrooke - nên bài nào, chương nào cũng đem lại những mới lạ thích thú cho người đọc. Quả thật Holbrooke là một viên chức lỗi lạc đã có những đóng góp thật quý báu cho nền ngọai giao của nước Mỹ trong gần nửa thế kỷ gần đây.

* Riêng đối với người Việt chúng ta, thì nên chú ý đến hai chương III và IV có tiêu đề như sau:

Chương III: “Richard Holbrooke and the Vietnam War: Past and Prologue” do Gordon Goldstein viết trải dài trong 20 trang từ trang 76 đến 95, kèm thêm 5 bài viết của chính Holbrooke từ năm 1969 đến năm 2008 (trang 96 – 113).

Chương IV: “Asia in the Carter Years” trong đó có bài “Restoring Americas Role in Asia” do Richard Bernstein viết trải dài từ trang (116 đến 131) – kèm theo 4 bài do chính Holbrooke viết từ 1975 đến 2008 (trang 132 – 161).

* Ngòai ra, thì cũng nên chú ý đến các chương V, VI, VII, VIII và IX nói về các đề tài:

Chương V: Europe in the Clinton Years

Chương VI: Bosnia & Dayton

Chương VII: The United Nations

Chương VIII: Fighting HIV/AIDS

Chương IX: Afghanistan & Pakistan

III – Để tóm lược lại

A – Cuốn sách chứa đựng rất nhiều thông tin vừa chính xác, vừa sinh động về cuộc đời và sự nghiệp của một nhân vật kiệt xuất trong ngành ngọai giao và truyền thông báo chí tại nước Mỹ trong vòng gần nửa thế kỷ gần đây. Đúng như tác giả Strobe Talbott đã viết trong bài đầu với nhan đề: “Thinker, Doer, Mentor, Friend”, quả thật Richard Holbrooke là một con người có sự suy nghĩ chín chắn vững vàng, mà cũng là một người hành động khôn ngoan cương quyết. Ông cũng là một người cố vấn, hướng dẫn tận tình cho lớp đàn em đặc biệt trong ngành truyền thông báo chí, mà Richard cũng còn là một người bạn thân tình ngay thẳng chân thật. Ít có viên chức cao cấp nào trong chính phủ Hoa kỳ mà lại có được cảm tình quý mến sâu đậm của nhiều người trên khắp thế giới như là Richard Holbrooke.

B – Ngay từ thời còn theo học ở Đại học Brown, lúc mới ở tuổi 18 - 19, Richard đã biết tìm đến phỏng vấn lãnh tụ Alexander Kerensky năm 1959 ở San Francisco, ông này lúc đó đã 78 tuổi. Kerensky là lãnh tụ đầu tiên của nước Nga sau khi chế độ Sa Hòang bị lật đổ năm 1917 và chính ông đã phải sớm đào thóat khỏi chế độ Bolshevik y hệt như người cha của Richard vậy.

Năm 1960, Richard còn được tờ nhật báo của Đại học Brown cử đi Paris để theo dõi Phiên họp Thượng đỉnh Eisenhower với Khrushev, nhưng phiên họp bị bãi bỏ vì Khrushev viện cớ Mỹ cho phi cơ U-2 do Francis Gary Powers lái để do thám Liên Xô mà bị bắn hạ trên đất Nga. Nhờ nói thông thạo tiếng Pháp, nên Holbrooke dễ thành công trong công tác ngọai giao sau này ở Việt nam cũng như ở Âu châu.

C – Nhân tiện, cũng xin ghi chi tiết hơn về việc Holbrooke tranh đấu vận động với Quốc Hội Mỹ chấp thuận cho nhập cư mỗi năm 144,000 dân tỵ nạn từ Đông Dương. Tại trang 130 trong sách, nhà báo Richard Bernstein có tường thuật lại chứng từ của John Negroponte rằng: “Dick Holbrooke có chỉ thị cho ông phải tìm cách thuyết phục Quốc Hội Mỹ chấp thuận nhận cho nhập cư mỗi tháng 12,000 dân tỵ nạn từ Đông Dương – như vậy mỗi năm tổng cộng là 144,000 người…” Lúc đó là vào năm 1978, Holbrooke đang là Phụ tá ngọai trưởng đặc trách về Á châu trong chính phủ Carter, nên ông đã tận tình lo lắng cho số phận người tỵ nạn chúng ta. Dù nay ông đã quy tiên, tôi cũng xin được thay mặt cho các đồng bào tỵ nạn để bày tỏ lòng biết ơn sâu xa và chân thành đối với vị ân nhân đáng quý này vậy./

San Clemente California, Tháng Hai 2013

Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.