SAIGON -- Ngày nay, mỗi tháng một hoặc hai lần, những người đàn ông Việt Nam đều đến ngồi ở tiệm hớt tóc, dù ở tiệm sang trọng hay ở lề đường, và đã ngày một thưa vắng những chiếc ghế hớt tóc vỉa hè, theo VivuSaiGon.vn.
Đối với nhiều người Sài Gòn thuộc thế hệ trước, dù có đi xa nhiều năm, trong ký ức họ vẫn lưu giữ hình ảnh những người làm nghề hớt tóc dạo trên đường phố. Các ông ở lứa tuồi từ 40- 45 trở lên rất dễ nhớ tới hình ảnh chú thợ hớt tóc dạo, xe đạp chở cái thùng đồ nghề ở yên sau, chỉ đậu lại khi có khách gọi hay dừng nghỉ, đón khách ở một góc hẻm vào các buổi trưa đầy nắng.
VivuSaiGon dẫn lời ông Tư, đã gần 70, làm nghề bán bắp nấu trong một cái hẻm ở phường 9 quận Tân Bình, bùi ngùi kể về một người hớt tóc dạo mà ông đã kết bạn một thời: “Hồi trước tôi chỉ hớt tóc dạo, không hớt tiệm. Ông bạn già của tôi dân Bắc di cư, cứ nửa tháng là đạp xe tới nhà hớt tóc cho tôi, cái đầu này hơn nửa đời giao cho thằng cha đó hớt. Có dặn ở nhà rồi, nếu tôi chết trước phải kêu nó lại hớt tóc cho cái xác vô thường này và nhớ đừng chấp tiền đi điếu của nó”.
Nhiều bác cùng tuổi ông Tư cũng kể đã từng là mấy chú nhóc được ba má dắt ra, ngồi trên cái ghế sắt xếp của ông thợ hớt dạo, giao phó “số phận” đầu tóc bờm xờm cho cái tôngđơ lụt nhách, cái dao cạo được liếc qua liếc lại trên miếng da bò, cái chất nước thơm thơm xịt ra từ cái vỏ chai xá xị cáu bẩn…
TheoVivuSaiGon, không đến nổi đã bị “xóa sổ” như hớt tóc dạo nhưng hớt tóc vỉa hè cũng ngày càng hẩm hiu, thưa thớt. Chừng vài năm trước, góc đường Lý Tự Trọng – Hai Bà Trưng (Q.1) có một dãy ghế của những người hớt tóc vỉa hè, nay chẳng còn ai. Trước đây ở đường Sư Vạn Hạnh nối dài (Q.10) cũng có hơn chục ghế hớt tóc vỉa hè, nay chỉ còn vài cái. Một cô thợ ở đây cho biết hầu hết thợ hớt tóc cố bám víu khu này đều là dân đồng hương Quảng Ngãi.
Còn trên đường Thành Thái (Q.10), chỗ gần bệnh viện nhân dân 115, lẻ loi còn một tay thợ bám trụ. Anh tên T. chừng 25 tuổi cho biết: “Khách quen chỗ này rồi, chạy chỗ khác khó sống lắm. Gặp lúc có chiến dịch, mấy ngày liền ngồi ôm thùng đồ nghề mà rơi nước mắt”.
Vừa hớt anh anh T. vừa kể đủ thứ chuyện liên quan đến mái tóc. Như đầu trọc đang là mốt, nhiều người mình bắt chước mấy ông Tây, nhưng; “Tây trọc đầu coi ngầu còn mình trọc đầu giống thầy chùa, hiền quá!”. Hay về chuyện ráy tai thì:“Tôi hớt tóc cho Tây balô hoài. Họ tuyệt đối không lấy ráy tai. Kỳ thiệt, móc ráy đã ngứa, sướng mà không biết!”, anh T. kể.
Anh T. cho biết nếu không bị các tổ hốt dọn lòng lề đường của phường quấy rầy thì một ngày hớt tóc, anh kiếm được trung bình 300 – 400,000 đồng.
Đối với nhiều người Sài Gòn thuộc thế hệ trước, dù có đi xa nhiều năm, trong ký ức họ vẫn lưu giữ hình ảnh những người làm nghề hớt tóc dạo trên đường phố. Các ông ở lứa tuồi từ 40- 45 trở lên rất dễ nhớ tới hình ảnh chú thợ hớt tóc dạo, xe đạp chở cái thùng đồ nghề ở yên sau, chỉ đậu lại khi có khách gọi hay dừng nghỉ, đón khách ở một góc hẻm vào các buổi trưa đầy nắng.
VivuSaiGon dẫn lời ông Tư, đã gần 70, làm nghề bán bắp nấu trong một cái hẻm ở phường 9 quận Tân Bình, bùi ngùi kể về một người hớt tóc dạo mà ông đã kết bạn một thời: “Hồi trước tôi chỉ hớt tóc dạo, không hớt tiệm. Ông bạn già của tôi dân Bắc di cư, cứ nửa tháng là đạp xe tới nhà hớt tóc cho tôi, cái đầu này hơn nửa đời giao cho thằng cha đó hớt. Có dặn ở nhà rồi, nếu tôi chết trước phải kêu nó lại hớt tóc cho cái xác vô thường này và nhớ đừng chấp tiền đi điếu của nó”.
Nhiều bác cùng tuổi ông Tư cũng kể đã từng là mấy chú nhóc được ba má dắt ra, ngồi trên cái ghế sắt xếp của ông thợ hớt dạo, giao phó “số phận” đầu tóc bờm xờm cho cái tôngđơ lụt nhách, cái dao cạo được liếc qua liếc lại trên miếng da bò, cái chất nước thơm thơm xịt ra từ cái vỏ chai xá xị cáu bẩn…
TheoVivuSaiGon, không đến nổi đã bị “xóa sổ” như hớt tóc dạo nhưng hớt tóc vỉa hè cũng ngày càng hẩm hiu, thưa thớt. Chừng vài năm trước, góc đường Lý Tự Trọng – Hai Bà Trưng (Q.1) có một dãy ghế của những người hớt tóc vỉa hè, nay chẳng còn ai. Trước đây ở đường Sư Vạn Hạnh nối dài (Q.10) cũng có hơn chục ghế hớt tóc vỉa hè, nay chỉ còn vài cái. Một cô thợ ở đây cho biết hầu hết thợ hớt tóc cố bám víu khu này đều là dân đồng hương Quảng Ngãi.
Còn trên đường Thành Thái (Q.10), chỗ gần bệnh viện nhân dân 115, lẻ loi còn một tay thợ bám trụ. Anh tên T. chừng 25 tuổi cho biết: “Khách quen chỗ này rồi, chạy chỗ khác khó sống lắm. Gặp lúc có chiến dịch, mấy ngày liền ngồi ôm thùng đồ nghề mà rơi nước mắt”.
Vừa hớt anh anh T. vừa kể đủ thứ chuyện liên quan đến mái tóc. Như đầu trọc đang là mốt, nhiều người mình bắt chước mấy ông Tây, nhưng; “Tây trọc đầu coi ngầu còn mình trọc đầu giống thầy chùa, hiền quá!”. Hay về chuyện ráy tai thì:“Tôi hớt tóc cho Tây balô hoài. Họ tuyệt đối không lấy ráy tai. Kỳ thiệt, móc ráy đã ngứa, sướng mà không biết!”, anh T. kể.
Anh T. cho biết nếu không bị các tổ hốt dọn lòng lề đường của phường quấy rầy thì một ngày hớt tóc, anh kiếm được trung bình 300 – 400,000 đồng.
Gửi ý kiến của bạn