Little Saigon là thủ đô của người Việt Hải ngoại – không chỉ về dân số đông, nhưng cũng là nơi tập trung rất nhiều tinh hoa dân tộc.
Nói như thế không có nghĩa là quá lời… Bạn có thể thấy như thế, và nếu không thâý, xin hỏi những người bạn từ xa khi đã một lần ghé thăm Quận Cam.
Không phải sao, ai cũng muốn dọn về Quận Cam ở? Không chỉ là nơi các quán ăn Việt Nam ngon nhất, không chỉ là nơi nhiều tiệm bánh mì ngon nhất, không chỉ là nơi có trẻ em Mỹ gốc Việt ngoan, đẹp, khéo và học giỏi hàng đầu…
Và cả lĩnh vực văn hóa nữa chứ. Thí dụ, giọng ca hay nhất thế kỷ là ca sĩ Thái Thanh, cũng là cư dân Little Saigon. Nhạc sĩ hải ngoại tài ba nhất là Phạm Duy, người có nhiều thập niên nơi đây. Các nhà văn nổi tiếng hàng đầu cũng nơi đây: Võ Phiến, hay những ngòì bút một thời ở đây và đã khuất bóng, như Mai Thảo, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng.
Trong khi đó, những phụ nữ làm thơ hay hàng đầu cũng tụ về nơi đây, một thời vang bóng là các nhà thơ thế hệ trước 1975 Minh Đức Hoài Trinh, Nhã Ca… và bây giờ, làm thơ tuyệt vời là Nguyễn Thị Khánh Minh, Ngô Tịnh Yên.
Còn những bí mật nào ở Little Saigon? Có chớ. Thí dụ, kho tàng văn hóa, văn học ở Viện Việt Học. Như GS Trần Ngọc Ninh, GS Nguyễn Văn Sâm ở đây. Đối với tôi, 2 giáo sư này là hai kho tàng trí tuệ, những người nghiên cứu sâu sắc, uyên bác…
Tuy nhiên, cũng có một điểm rất lạ lùng, rất dị thường tại nơi Việt Việt Học: chính nơi này cũng là nơi tụ họp của một thế hệ nghệ sĩ rất mực tuyệt vời – phải thú nhận rằng, tôi hơi cải lương, nhưng mình không đủ chữ.
Đúng vậy, tôi muốn nóí về Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học, và về chương trình nhạc thính phòng hàng tháng nơi đây.
Tôi vẫn luôn kinh ngạc khi nghĩ về Viện Việt Học, nơi lẽ ra là để cho những người ưa học chữ nghĩa (thí dụ, như tôi) tới để lật ra đọc từng trang sách cổ… Nhưng không, chính nơi Viện này đang lưu xuất những giọng ca xuất sắc hàng đầu ở hải ngoại, và cả sự xuất hiện của một số nhạc sĩ rất mực tài năng.
Để nóí về nhạc sĩ… chính Viện Việt Học là nơi đã từng có những buổi trình diễn âm nhạc, trong đó có các nhạc sĩ như Hoàng Ngọc Tuấn (từ Úc), Trần Chí Phúc (như dường đang ở 2 miền Cali), Hoàng Xuân Sơn (từ Canada, cũng là một nhà thơ dị thường), Lại Tôn Dũng (nhất định ở hoài Quận Cam), Trần Lãng Minh – Nga Mi (cặp tình nhân nghệ sĩ hy hữu)…
Và trong vài ngày tới, sẽ có mặt nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, một người đã viết lên một số ca khúc mà tôi tin là sẽ bất tử.
Để nêu thí dụ, như hai ca khúc độc đáo của Nguyễn Ngọc Phúc mà tôi ưa thích và đã nghe hoài không chán:
- ca khúc Lời Mẹ Khẽ Ru (https://youtu.be/d_0twiyxCJg) do ca sĩ Hồng Tước trình diễn: Mẹ thuơng yêu, Mẹ dấu yêu. Mẹ cho con năm tháng nồng nàn. Mẹ nâng niu, Mẹ chắt chiu. Hơi nồng mẹ kề bên má. Mẹ ôm con Mẹ ru. Khẽ hát những Thương nồng…
- ca khúc Việt Nam Ngàn Năm Biển Hát (https://vietbao.com/a239707/viet-nam-ngan-nam-bien-hat) do ca sĩ Khánh Ngọc trình diễn: VIÊT… NAM Tên gọi ngàn… xưa Từ vùng đất thiêng Chốn.. biển Đông VIÊT… NAM Trên từng dòng… sông Từ núi… non Ra… biển khơi...
Vào cuối tuần này, sẽ có một chương trình nhạc đặc biệt ở Viện Việt Học. Khi bạn vào nghe chương trình nhạc thính phòng này, chắc chắn rằng bạn sẽ thấy rằng khi văn hóa Việt Nam, thể hiện qua lời thơ và tiếng nhạc, sẽ tới những đỉnh cao rất mực bát ngát.
Chương trình nhạc này có tên là Hương Xưa. Thơ Mời của Viện Việt Học viết như sau.
“Hương Xưa là dấu vết, là kỉ-niệm đẹp, thơ-mộng đã in, thấm sâu vào máu, nhịp đập cuả tim, không mờ nhạt trong tâm-trí, và toát theo hơi thở cuả hiện-tại.
Hương Xưa kết tụ và ướm theo những bước chân chập chững, trong ngần cuả tuổi hoa-niên, mộng-mơ dưới mái trường xưa, có thầy cô có bạn bè, mà ước-vọng là trời xanh cao vút…
Hương Xưa được nuôi từ lòng đất Mẹ, lời ru ngọt lịm cuả Mẹ, cuả nắng mưa, gió trăng, cuả biển-dâu tưới xuống cuộc đời… mà trong bước đi cuả kiếp người, trong nỗi quạnh-hiu, thoáng, Hương Xưa lại quay về ôm ấp, vỗ về…
Hương Xưa…
Từ những rung-động đó, Hương Xưa là một nỗ-lực cuả Hội Ái Hưũ Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt mà Hội đã chuẩn bị ròng-rã hơn nưả năm qua, được bày tỏ và thể hiện qua những lời ca, điệu muá, ca ngợi Hương Xưa.
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học trân-trọng giới thiệu đêm nhạc tháng Bảy, 2015 với chủ-đề Hương Xưa do Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt điều hợp…”
Bạn muốn biết tên những nghệ sĩ mà tôi đã vụng về không tìm được chữ để ca ngợi?
Xin thưa, bên cạnh nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc đêm nhạc thính phòng này cũng sẽ có góp mặt của: Mai Lan, Thanh Hằng, Bình Hòa, Vũ Đan, Ngọc Mai, Ngọc Phúc, Lan Anh, Tú Quyên, Kim Ngân, Kim Loan, Minh Nguyệt, Triệu Lương, Tánh Nguyễn, Phượng Hồng, Minh Châu, Bùi Khanh, Triệu Tường, Nhóm Hương Xưa (Như Anh, Vũ Khiêm, Mai Phương, Hồng Tước).
Đêm nhạc là ngày 11 tháng 7 năm 2015 từ 7:30PM-10:30PM.
Liên lạc: 714-775-2050.
Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St #222, Westminster, CA 92683.
Xin mời điện thoại giữ chỗ, hay tới sớm, vì số ghế hạn chế.
Nói như thế không có nghĩa là quá lời… Bạn có thể thấy như thế, và nếu không thâý, xin hỏi những người bạn từ xa khi đã một lần ghé thăm Quận Cam.
Không phải sao, ai cũng muốn dọn về Quận Cam ở? Không chỉ là nơi các quán ăn Việt Nam ngon nhất, không chỉ là nơi nhiều tiệm bánh mì ngon nhất, không chỉ là nơi có trẻ em Mỹ gốc Việt ngoan, đẹp, khéo và học giỏi hàng đầu…
Và cả lĩnh vực văn hóa nữa chứ. Thí dụ, giọng ca hay nhất thế kỷ là ca sĩ Thái Thanh, cũng là cư dân Little Saigon. Nhạc sĩ hải ngoại tài ba nhất là Phạm Duy, người có nhiều thập niên nơi đây. Các nhà văn nổi tiếng hàng đầu cũng nơi đây: Võ Phiến, hay những ngòì bút một thời ở đây và đã khuất bóng, như Mai Thảo, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng.
Trong khi đó, những phụ nữ làm thơ hay hàng đầu cũng tụ về nơi đây, một thời vang bóng là các nhà thơ thế hệ trước 1975 Minh Đức Hoài Trinh, Nhã Ca… và bây giờ, làm thơ tuyệt vời là Nguyễn Thị Khánh Minh, Ngô Tịnh Yên.
Còn những bí mật nào ở Little Saigon? Có chớ. Thí dụ, kho tàng văn hóa, văn học ở Viện Việt Học. Như GS Trần Ngọc Ninh, GS Nguyễn Văn Sâm ở đây. Đối với tôi, 2 giáo sư này là hai kho tàng trí tuệ, những người nghiên cứu sâu sắc, uyên bác…
Tuy nhiên, cũng có một điểm rất lạ lùng, rất dị thường tại nơi Việt Việt Học: chính nơi này cũng là nơi tụ họp của một thế hệ nghệ sĩ rất mực tuyệt vời – phải thú nhận rằng, tôi hơi cải lương, nhưng mình không đủ chữ.
Đúng vậy, tôi muốn nóí về Câu Lạc Bộ Văn Nghệ Viện Việt Học, và về chương trình nhạc thính phòng hàng tháng nơi đây.
Tôi vẫn luôn kinh ngạc khi nghĩ về Viện Việt Học, nơi lẽ ra là để cho những người ưa học chữ nghĩa (thí dụ, như tôi) tới để lật ra đọc từng trang sách cổ… Nhưng không, chính nơi Viện này đang lưu xuất những giọng ca xuất sắc hàng đầu ở hải ngoại, và cả sự xuất hiện của một số nhạc sĩ rất mực tài năng.
Để nóí về nhạc sĩ… chính Viện Việt Học là nơi đã từng có những buổi trình diễn âm nhạc, trong đó có các nhạc sĩ như Hoàng Ngọc Tuấn (từ Úc), Trần Chí Phúc (như dường đang ở 2 miền Cali), Hoàng Xuân Sơn (từ Canada, cũng là một nhà thơ dị thường), Lại Tôn Dũng (nhất định ở hoài Quận Cam), Trần Lãng Minh – Nga Mi (cặp tình nhân nghệ sĩ hy hữu)…
Và trong vài ngày tới, sẽ có mặt nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc, một người đã viết lên một số ca khúc mà tôi tin là sẽ bất tử.
Để nêu thí dụ, như hai ca khúc độc đáo của Nguyễn Ngọc Phúc mà tôi ưa thích và đã nghe hoài không chán:
- ca khúc Lời Mẹ Khẽ Ru (https://youtu.be/d_0twiyxCJg) do ca sĩ Hồng Tước trình diễn: Mẹ thuơng yêu, Mẹ dấu yêu. Mẹ cho con năm tháng nồng nàn. Mẹ nâng niu, Mẹ chắt chiu. Hơi nồng mẹ kề bên má. Mẹ ôm con Mẹ ru. Khẽ hát những Thương nồng…
- ca khúc Việt Nam Ngàn Năm Biển Hát (https://vietbao.com/a239707/viet-nam-ngan-nam-bien-hat) do ca sĩ Khánh Ngọc trình diễn: VIÊT… NAM Tên gọi ngàn… xưa Từ vùng đất thiêng Chốn.. biển Đông VIÊT… NAM Trên từng dòng… sông Từ núi… non Ra… biển khơi...
Vào cuối tuần này, sẽ có một chương trình nhạc đặc biệt ở Viện Việt Học. Khi bạn vào nghe chương trình nhạc thính phòng này, chắc chắn rằng bạn sẽ thấy rằng khi văn hóa Việt Nam, thể hiện qua lời thơ và tiếng nhạc, sẽ tới những đỉnh cao rất mực bát ngát.
Chương trình nhạc này có tên là Hương Xưa. Thơ Mời của Viện Việt Học viết như sau.
“Hương Xưa là dấu vết, là kỉ-niệm đẹp, thơ-mộng đã in, thấm sâu vào máu, nhịp đập cuả tim, không mờ nhạt trong tâm-trí, và toát theo hơi thở cuả hiện-tại.
Hương Xưa kết tụ và ướm theo những bước chân chập chững, trong ngần cuả tuổi hoa-niên, mộng-mơ dưới mái trường xưa, có thầy cô có bạn bè, mà ước-vọng là trời xanh cao vút…
Hương Xưa được nuôi từ lòng đất Mẹ, lời ru ngọt lịm cuả Mẹ, cuả nắng mưa, gió trăng, cuả biển-dâu tưới xuống cuộc đời… mà trong bước đi cuả kiếp người, trong nỗi quạnh-hiu, thoáng, Hương Xưa lại quay về ôm ấp, vỗ về…
Hương Xưa…
Từ những rung-động đó, Hương Xưa là một nỗ-lực cuả Hội Ái Hưũ Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt mà Hội đã chuẩn bị ròng-rã hơn nưả năm qua, được bày tỏ và thể hiện qua những lời ca, điệu muá, ca ngợi Hương Xưa.
Câu-Lạc-Bộ Văn-Nghệ Viện Việt-Học trân-trọng giới thiệu đêm nhạc tháng Bảy, 2015 với chủ-đề Hương Xưa do Hội Ái Hữu Trường Nữ Trung Học Lê Văn Duyệt điều hợp…”
Bạn muốn biết tên những nghệ sĩ mà tôi đã vụng về không tìm được chữ để ca ngợi?
Xin thưa, bên cạnh nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Phúc đêm nhạc thính phòng này cũng sẽ có góp mặt của: Mai Lan, Thanh Hằng, Bình Hòa, Vũ Đan, Ngọc Mai, Ngọc Phúc, Lan Anh, Tú Quyên, Kim Ngân, Kim Loan, Minh Nguyệt, Triệu Lương, Tánh Nguyễn, Phượng Hồng, Minh Châu, Bùi Khanh, Triệu Tường, Nhóm Hương Xưa (Như Anh, Vũ Khiêm, Mai Phương, Hồng Tước).
Đêm nhạc là ngày 11 tháng 7 năm 2015 từ 7:30PM-10:30PM.
Liên lạc: 714-775-2050.
Viện Việt Học, 15355 Brookhurst St #222, Westminster, CA 92683.
Xin mời điện thoại giữ chỗ, hay tới sớm, vì số ghế hạn chế.
Gửi ý kiến của bạn