Hôm nay,  

Hình Ảnh Tượng Trưng Trong Thơ Sơn Cư (HT Thích Tịnh Từ)

27/06/201500:00:00(Xem: 4653)
Nhà thơ cảm nhận về thiên nhiên khác với người bình thường.. Nhà thơ không nhìn mặt trời như người nông dân, như người thủy thủ, như người công nhân … Mặc dù ai cũng có năm giác quan tiếp nhận ngoại cảnh và ý thức tiếp nhận hình ảnh ký ức, nhưng trí tưởng tượng của nhà thơ phong phú hơn, thường biến ngoại cảnh theo xúc cảm sâu xa thành một thế giới nửa mộng nửa thực với sự sử dụng ngôn ngữ khéo léo.

Mặt trời, mặt trăng, tiếng chim hót ngoài vườn, mùi hoa lan ngào ngạt, làn gió lạnh hay man mát, vị chua của một trái chanh, hình ảnh một thiếu nữ, một hài nhi đối với nhà thơ đều hiện ra như một tượng trưng cho một ý tưởng, một cảm tình, còn đối với người bình thường chỉ có ý nghĩa thực dụng.

Thí dụ, đối với người thợ săn, con nai là một con mồi sẵn sàng nhận một mũi tên, nhưng nhà thơ Lưu Trọng Lư nhìn con nai như một trẻ thơ hồn nhiên.

Em không nghe rừng thu
Lá thu nghe xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Dạp trên lá vàng khô

Đối với người nông dân, mưa có ích để mùa màng tươi tốt, nhưng với nhà thơ thì “trời mưa, cơn mưa” tượng trưng cho một nỗi buồn “Mưa vẫn mưa bay trên từng tháp cổ, dài tay em ấy thuở mắt xanh xao” hay là “Chiều này còn mưa sao em không lại? nhớ mãi trong cơn đau vùi… Đối với người thủy thủ, biển là phương tiện cho tàu di chuyển, nhưng nhà thơ lại biến biển thành tượng trưng cho một nỗi buồn vô biên vô tận “Ngày mai em đi, biển nhớ tên em gọi về, triều sương ướt đẫm cơn mê”..(Trịnh Công Sơn )

Đối với nhà khoa học không gian, mặt trăng là một đối tượng chinh phục cho phi thuyền phóng lên nghiên cứu, nhưng với nhà thơ, mặt trăng muôn đời vẫn tượng trưng cho một cái gì đẹp mơ hồ nhưng trong trắng trinh nguyên, như thi sĩ Tản Đà viết “Đêm nay dẹp lắm chị Hằng ơi, trần thế em nay chán nửa rồi”, hay như thi sĩ Huy Cận “ Vầng trăng từ thuở lên ngôi, năm năm tháng tháng em ngồi quay tơ, em ngồi quay tơ”.

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ chập chờn giữa mộng và thực. Nhưng thường thì thơ đời diễn tả những tình cảm buồn gây ra do những cành đời chia ly, ngang trái vô thường làm tan nát những mộng tưởng vàng son, nhất là trong tình trường. Nhửng đổ vỡ trong tình yêu nam nữ thường là đề tài vô tận của thi ca.

Như thi sĩ Tản Đà viết “Trận gió thu phong rụng lá vàng---Lá bên hàng xóm lá bay sang---Vàng bay mấy lá năm già nửa----Hờ hững ai xui thiếp phụ chàng” Như thi sĩ Hàn Mặc Tử viết “người đi một nửa hồn tôi chết--- một nửa hồn tôi bỗng dại khờ”. Hay như thi sĩ Đinh Hùng “Trời cuối thu rồi em ở đâu--- Nằm trong đáy mộ chắc em sầu”. Thi sĩ Nguyễn Đình Toàn: “Ngày thần tiên em bước lên ngồi, đã nghe son vàng tả tơi “.. “Thân tiên gãy cánh đêm xuân, bước lạc sa xuống trần, thành tình nhân đứng giữa trời không, khóc mộng thiên đường…”

Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ tượng trưng, nhưng thơ đời thường khác với thơ thiền ở chỗ những hình ảnh tượng trưng trong thơ thiền mang ý nghĩa cao cả vượt lên trên những tình cảm trần thế.

Thí dụ, từ “EM trong thơ đời thường dùng để chỉ một người nữ yêu dấu của một người nam, hay để chỉ một người dễ mến,ít tuổi hơn, nhưng trong thơ Sơn Cư ta thấy xuất hiện nhiều lần chữ “EM” mà được dùng để tượng trưng cho một ý tưởng hay một khái niệm cao xa, thâm sâu nhưng không ở ngoài hay ở trên mình, mà thân thiết ở ngay trong mình.

Hãy đọc bài thơ “Người đã đến”
Em đã đến, từ lâu em đã đến
Dáng hình xưa, như vẫn dáng hình xưa
Đôi mắt Em. đẹp hơn làn thu thủy
Ánh trăng đầy trên những chuyến thuyền không

Chữ “EM” tượng trưng cho Phật Tánh hay Tánh Giác vốn có sẵn trong mỗi chúng sinh từ muôn thuở, nhưng cuộc đời lưu chuyển đã làm chúng sinh xa dần bản lai diện mục của mình. “Nước tràn về loài thủy ngư mở hội” tượng trưng cho dòng đời truân chuyên đầy khổ đau. “Ánh trăng” tượng trưng Chân Tâm sáng ngời nhưng bị che mờ bởi dục vọng, chỉ tròn dầy khi tâm không còn vướng mắc vào trần lao.

Chỉ trong những phút giây hiếm hoi trong đời tỉnh thức đưa chúng sinh gặp lại Tánh Giác nguyên thủy. Giữa Tánh Giác uyên nguyên và ý thức đời thường vẫn có một dòng sông, một cây câu ngăn cách

Mẹ về bên ấy Em ngồi bến cũ
Bến cũ ngàn xưa vẫn một nhịp cầu
Em và tôi còn đôi khi gặp gỡ
Giang đầu cuối xóm chỉ một bờ đê

“Bờ đê”, “nhịp cầu” tượng trưng một ngăn trở, một chướng ngại khiến tâm chúng sinh không trở về được Bổn Tánh của mình. Cái chân tâm, tánh giác sáng ngời từ nguyên thủy chẳng bao giờ tan rã mặc cho bao hình tướng cứ sinh trụ hoại diệt

Bản thân Em hằng hữu và bất sinh

Trong bài thơ “Liên Trì Cảnh Bụt”, ao sen có thực ở Tu Viện Liên Trì tiểu bang Alabama lại là một tượng trưng cho ao sen trên cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A Di Dà.


Bước chân lên cảnh Liên Trì
Đi trên thật địa dây rồi quê xưa

“Quê xưa” chẳng phải là quê nhà ở Quảng Trị, ở Nha Trang, ở Cần Thơ mà là Chân Tâm thường trụ an lạc ngoài mọi khỏ đau của đời người.

Hồ tâm lặng chiếu trăng ngàn

Mặt hồ tượng trưng cõi tâm, “trăng ngàn” tượng trưng ánh sáng của Tuệ giác, tâm yên tĩnh lặng lẽ không xao động thì Phật tánh mới hiển lộ.

Tam thân xuống cõi đời này
Lô nhô mặt đất nụ đầy thơm hương

Bồ Tát Quán thế Âm với ngàn mắt ngàn tay tượng trưng lực thần thông nhỉn thấy mọi cảnh đời, đưa tay cứu vớt cùng lúc mọi cảnh đời. Những nụ hoa nở khắp mặt đất tượng trưng những hóa thân của Như Lai đem sức sống cho vạn vật.

Dưới ao cá lặn nghe lời kinh thiêng

Cá mà nghe kinh? Đâu phải nghe bằng tai, mà kinh đâu phải tụng bằng lời của cõi nhân gian? Đó là hình ảnh tượng trưng cho Phật tánh hiển lộ ở khắp mọi nơi cho khắp mọi loài chúng sinh.

Vô thường chiếc bóng câu qua

Bóng câu là bóng ngựa vút qua, tượng trưng cho cảnh đời mau sinh mau diệt, chỉ có Tính Giác, Như Lai là mãi mãi không sinh không diệt.

Bài thơ “Bát Nhã Thuyền Không” cũng có nhiều hình ảnh tượng trưng sâu sắc.

Thuyền Bát Nhã qua miền nắng dậy
Trăng lên cao rõi mấy từng không
Anh về bến, chờ Em về với
Trễ chuyến thôi, trễ cả mấy đời

Trí bát Nhã như được nói trong Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh “Quán tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách”, được tượng trưng bằng con thuyền chở chúng sinh đến bờ giác ngộ để diệt mọi khổ đau. “Miền nắng dậy” tượng trưng cho tâm trí trong sáng sạch hết mây mù của lòng tham đắm, giận hờn ngu muội. “Trăng lên cao” tượng trưng chân tâm sáng ngời. “Anh” và “Em” tượng trưng huynh đệ pháp hữu dắt dìu nhau vào đường giác ngộ.

Nhưng dục vọng tràn đầy trong ta như đám sương mù che mặt trời ban mai khiến cho chúng sinh khó lòng thấy được ánh sáng chân tâm, vi thế bánh xe luân hồi sinh tử cứ xoay chuyển vô tận.

Thuyền Bát Nhã, thuyền khách hiếm đợi
Một đôi khi duyên gặp một lẩn
Có khi suốt đời không gặp được
Biết ai cùng để hẹn mai sau

Tính Giác ví như người cha giầu có, còn ý thức giống như đứa con bỏ nhà ra đi lang thang nghèo khổ. Cha nhận ra con trong hình dáng tiều tụy rách rưới nhưng con chẳng hề nhận ra ông trưởng giả giàu có là cha mình nên sợ hãi chạy trốn.

Cha vẫn nhớ con mà con thì cứ hững hờ
Em về bên ấy ngời duyên dáng
Người tình thuở ấy đang đợi chờ

Nhưng muốn về với “Em”,với Phật tánh quang minh mênh mông thì phải tu luyện Trí Bát Nhã

Thuyền Bát Nhã đường về bến giác
Xa niềm đau nỗi khổ tình mê
………….
Thuyền Bát Nhã sẵn chờ đợi bến
Lên đi thôi, chớ có chùn chân
Lên đi, mau, chớ có chậm chờ

Bài thơ “Sương” chứa đựng nhiều hình ảnh tượng trưng rất thâm sâu. Hãy đọc toàn bài một lượt:

Sương qua ngõ vắng cánh buồm lượn
Sương xuống bờ vai gọi mênh mông
Ta ngỡ chìm trong ven bọt biển
Một vực thăm thẳm, một trời không
Sương dậy trên ngàn rung phổ độ
Cánh vạc cất cao mộng hải hồ
Ta ngỡ dăm ba thuyền xuôi ngược
Hóa ra cát bụi tẩm cơ đổ
Sương xuống đầu làng bươm bướm ngủ
Ngọt lịm chung tình tiếng mẹ ru
Tơ tưởng thiên thần về bến hẹn
Mờ ảo vẩng trăng nước ao tù
Sương lảng vảng bay trên hè phố
Trần mình trơ trụi ngọn thu phong
Ta nghe buốt lạnh từ xương tủy
Những sợi tơ mành, những mong manh

Những liên tưởng trong từng câu thơ rất lạ lùng. Thi dụ ngay câu đầu. Hình ảnh “sương qua ngõ vắng” lại móc ngay với hình ảnh “ cánh buồm lộng”. Cánh buốm lộng gió làm liên tưởng đến biển cả bao la với sức gió mạnh mẽ làm căng buồm, làm sao lại liên kết với “sương trong ngõ vắng” ?

Phải chăng màn sương che mờ con ngõ vắng lan tỏa khắp một vùng khiên cho đất trời bị che lấp gây ảo giác về một mặt biển mênh mông không bờ bến? Nhà thơ ở vào một tâm cảnh cô đơn bé nhỏ sợ hãi trước cái mênh mông không bờ bến đó. Giống như từ trên đỉnh núi cao ngã xuống chỉ thấy vực thẳm hun hút không chỗ bám víu.

Ta ngỡ chìm trong ven bọt biển
Một vực thăm thẳm mợt trời không

Toàn bài thơ toát ra cái tâm tình heo hút, không nơi nương tựa, muốn tìm được chỗ bám viu là Phật Tánh thường trụ mà chỉ thấy

Tơ tưởng thiên thần về bến hẹn
Mờ ảo vầng trăng nước ao tù

Rừng vọng tưởng, sương khái niệm che kín lối về giống như bóng trăng trong ao tù là cái tâm chúng sinh đầy phiền não vướng mắc cảnh đời.

Quán chiếu tâm cảnh minh như thế, nhà thơ bỗng thấy sợ hãi

Ta nghe buốt lạnh từ xương tủy
Những sợi tơ mành, những mong manh

Tỉnh thức về cái mong manh của cảnh đời để kịp quay về Tính giác Kim Cương vững bền thường trụ.

Đào Ngọc Phong

Westminster, Ca May 12, 2015

Ý kiến bạn đọc
07/07/201518:15:50
Khách
Các Vị Thiền Sư thường tìm nơi vắng vè núi đồi xa lánh Thị thành đề lập thiên viện, như Thiền Sư Nhất Hạnh, Thiền Sư Thanh Từ...
Thiền Sư Sơn Cư( HT Tinh Từ) là một thí dụ, Thiềnviện Kim Sơn được HT xây dựng ờ cành núi đồi hùng vĩ đầy thơ mộng nên hồn thơ của xứ Huế đã khơi dậy nên Thiền Sư Sơn Cư đã cho chúng ta những tuỵêt tác để Phật tử hải ngoại phát tâm tu hành, nhất là nhóm Sợi Nắng...Cám ơn Phong Đào đã tích dẫn những vần thơ nổi tiếng trong Văn đàn và Âm nhạc,mong tác giả viết thêm nửa... để đoc giả của Việt Báo đươc thưởng thức...
06/07/201503:17:43
Khách
Cám ơn nhà Thiện tri thức đã phân tích cảm nhận sự việc một cách súc tich,nhất là
cảm nhận của Thơ Thiền, nhưng có một góp ý cho vui với tác giả: chữ "EM" trong thơ Thiền đôi lúc cũng nửa Đời nửa Đạo vì mượn thơ để nhắn gởi hoặc giải tỏa một nổi niềm trong tiềm thức chưa XẢ BỎ được ! ? "XA THU, XA THU"
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.