SAIGON -- Hiện nay, nhiều khu vực trên tuyến sông, rạch, kênh thuộc địa phận Sài Gòn và vùng lân cận (Bình Dương, Tây Ninh,, Long An…) đang phải “kêu cứu” trước nạn lục bình lấn chiếm dòng chảy.
Theo một bài viết trên Thanh Niên (TNO), trên sông Vàm Thuật, đoạn chảy qua cầu Bến Cát trên QL1, ngăn cách giữa P.Thạnh Xuân và P.Thới An (Q.12), lục bình chiếm gần như toàn bộ diện tích mặt nước.
Trên tuyến kênh Tham Lương đoạn từ cầu Trường Đai (P.13) đến cầu Bến Phân (P.15, Q.Gò Vấp), tàu, thuyền thường xuyên qua lại nhưng lục bình tạo thành từng mảng lớn trôi dọc trên kênh, cộng với rác thải sinh hoạt nổi lềnh bềnh khiến nguồn nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, giao thông bị ách tắc.
TNO dẫn lời ông Trần Văn Út (quê Long An), lái tàu bơm cát, cho biết ở đoạn sông Sài Gòn chảy qua cầu Bình Phước (Q.Thủ Đức) lục bình kết thành mảng khổng lồ trôi trên sông, càng về chiều càng dày đặc khiến tàu thuyền di chuyển chậm và vất vả tránh. Riêng trong khoảng thời gian thủy triều hạ (16 - 22 giờ) lục bình hai bên bờ và từ cầu Phú Long (Lái Thiêu, TX.Thuận An, Bình Dương) dạt về dày đặc trên sông, bám vào chân vịt khiến tàu di chuyển rất chậm, khó khăn. “Dân lái tàu thuyền như chúng tôi phải chấp nhận di chuyển khó khăn ngày qua ngày chứ không biết phải giải quyết sao".
Ông Văn Tấn Dũng, ngụ tại xã Hiệp Phước, H.Nhà Bè, chủ 3 sà lan hoạt động hàng chục năm nay trên các tuyến sông, rạch thuộc TP. Sài Gòn, Long An, Tây Ninh... phân tích: “Lục bình phát triển rất mạnh ở những vùng nước ngọt và có địa hình cao như Tây Ninh, Bình Dương... Năm nào cũng vậy, nhất là vào mùa mưa lục bình ở những đoạn sông đó trôi theo con nước di chuyển về phía hạ lưu. Khi lục bình quấn vào chân vịt, động cơ sà lan phải hoạt động công suất cao, rất tốn kém nhiên liệu nhưng di chuyển vẫn hết sức khó khăn.”
Theo TNO, trước tình trạng lục bình lấn chiếm dòng chảy, gây tắc nghẽn giao thông đường thủy kéo dài nhiều năm nay và ngày càng nghiêm trọng hơn, UBND TP. Sài Gòn đã chủ động đề xuất với các tỉnh bạn phân chia ranh giới giữa các địa phương để xử lý, trong đó cần lựa chọn phương án vớt lục bình, rong cỏ và rác thải phù hợp với đặc điểm của từng loại sông, kênh, rạch trên địa bàn...
Được biết hiện vẫn chưa có phương án xử lý, vớt ngay từ thượng nguồn các sông lớn và chưa có sự phối hợp giữa các bên nên việc xử lý chưa đồng bộ.
Theo một bài viết trên Thanh Niên (TNO), trên sông Vàm Thuật, đoạn chảy qua cầu Bến Cát trên QL1, ngăn cách giữa P.Thạnh Xuân và P.Thới An (Q.12), lục bình chiếm gần như toàn bộ diện tích mặt nước.
Trên tuyến kênh Tham Lương đoạn từ cầu Trường Đai (P.13) đến cầu Bến Phân (P.15, Q.Gò Vấp), tàu, thuyền thường xuyên qua lại nhưng lục bình tạo thành từng mảng lớn trôi dọc trên kênh, cộng với rác thải sinh hoạt nổi lềnh bềnh khiến nguồn nước đen ngòm, bốc mùi hôi thối, giao thông bị ách tắc.
TNO dẫn lời ông Trần Văn Út (quê Long An), lái tàu bơm cát, cho biết ở đoạn sông Sài Gòn chảy qua cầu Bình Phước (Q.Thủ Đức) lục bình kết thành mảng khổng lồ trôi trên sông, càng về chiều càng dày đặc khiến tàu thuyền di chuyển chậm và vất vả tránh. Riêng trong khoảng thời gian thủy triều hạ (16 - 22 giờ) lục bình hai bên bờ và từ cầu Phú Long (Lái Thiêu, TX.Thuận An, Bình Dương) dạt về dày đặc trên sông, bám vào chân vịt khiến tàu di chuyển rất chậm, khó khăn. “Dân lái tàu thuyền như chúng tôi phải chấp nhận di chuyển khó khăn ngày qua ngày chứ không biết phải giải quyết sao".
Ông Văn Tấn Dũng, ngụ tại xã Hiệp Phước, H.Nhà Bè, chủ 3 sà lan hoạt động hàng chục năm nay trên các tuyến sông, rạch thuộc TP. Sài Gòn, Long An, Tây Ninh... phân tích: “Lục bình phát triển rất mạnh ở những vùng nước ngọt và có địa hình cao như Tây Ninh, Bình Dương... Năm nào cũng vậy, nhất là vào mùa mưa lục bình ở những đoạn sông đó trôi theo con nước di chuyển về phía hạ lưu. Khi lục bình quấn vào chân vịt, động cơ sà lan phải hoạt động công suất cao, rất tốn kém nhiên liệu nhưng di chuyển vẫn hết sức khó khăn.”
Theo TNO, trước tình trạng lục bình lấn chiếm dòng chảy, gây tắc nghẽn giao thông đường thủy kéo dài nhiều năm nay và ngày càng nghiêm trọng hơn, UBND TP. Sài Gòn đã chủ động đề xuất với các tỉnh bạn phân chia ranh giới giữa các địa phương để xử lý, trong đó cần lựa chọn phương án vớt lục bình, rong cỏ và rác thải phù hợp với đặc điểm của từng loại sông, kênh, rạch trên địa bàn...
Được biết hiện vẫn chưa có phương án xử lý, vớt ngay từ thượng nguồn các sông lớn và chưa có sự phối hợp giữa các bên nên việc xử lý chưa đồng bộ.
Gửi ý kiến của bạn