Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Trang Sử Việt: Mẫu Liễu Hạnh (1557? - 1578?)

03/06/201500:00:00(Xem: 6304)

Bà Liễu Hạnh còn gọi là: Bà Chúa Liễu, Mẫu Liễu Hạnh hay Thánh Mẫu. Theo tín ngưỡng dân gian, Bà là một vị Thánh, một Tiên nữ. Về năm sinh và mất của Bà không thể xác định chắc chắn, còn theo truyền thuyết Bà đã giáng trần nhiều lần. Tương truyền những lần Bà đã xuất hiện ở trần gian như sau:

- Lần thứ I: Bà giáng sinh tại thôn Quảng Nạp, xã Vỉ Nhuế huyện Thái An, phủ Nghĩa Hưng trấn Sơn Nam (huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định ngày nay), khi ấy thân phụ là ông Phạm Huyền Viên, Bà tại thế thời gian từ năm Giáp Dần, niên hiệu Thiệu Bình nguyên niên (1434) cho tới năm Quí Tỵ niên hiệu Hồng Đức thứ 4 (1473). Ở đời này Bà luôn hiếu thảo thờ phụng cha mẹ, cho đến khi trở về thượng giới.

- Lần thứ II: Bà giáng sinh khi ấy thân phụ là ông Lê Đức Chinh, ở xã Vân Cát huyện Vụ Bản, phủ Nghĩa Hưng. Danh tính Bà là Lê Thị Giáng Tiên, húy là Thắng, tự là Liễu hay Liễu Hạnh. Tới tuổi trưởng thành gả cho Trần Đào Lang ở thôn An Thái, sinh được một trai tên là Nhâm. Ở kiếp này, Bà giáng hạ từ đời Lê Trung Tông (1555), cho tới khi quy tiên ngày mùng 8 tháng 3 âm lịch (năm 1577, đời Lê Thế tông). Nên ngày giỗ là mùng 8 tháng 3 âm lịch, dân gian có câu: “Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ” (Tháng 8 giỗ Đức Thánh Trần mất ngày 20 tháng 8 năm Canh Tý (1300). Tháng 3 thì giỗ Bà Chúa Liễu). Bà có đền thờ ngay trước làng, gọi là đền Bóng Đa.

- Lần thứ III: Bà giáng sinh tại xã Tây Mỗ, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa, lấy chồng họ Mai (truyền thuyết là Bà tái duyên với hậu thân của Đào Lang), sinh được một trai tên là Cổn, được hơn một năm, thì Bà rời cõi trần trở lại thượng giới.

Bà là một nữ thi sĩ uyên bác, đã có một giai thoại về xướng hoạ thơ phú với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan ở những lần khác nhau. Ngoài ra, Bà còn giáng bút bằng thơ hay câu đối ở nhiều nơi. Những truyền thuyết này đã được nhiều tác giả ghi thành thần tích ở mỗi thời đại như:

- Truyền kỳ tân phả, của Đoàn Thị Điểm thế kỷ (TK) 18.

- Liễu Hạnh công chúa diễn ngâm, của Nguyễn Công Trứ, TK 19.

- Vân Cát Thần Nữ Cổ Lục diễm ngâm (khuyết danh).

- Tam toà Thánh Mẫu, của Đặng Văn Lung, thế kỷ 20.

- Vân Cát Thần Nữ truyện, của Vũ Ngọc Khánh (1990).

Ngoài ra, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên đã viết truyện Chúa Liễu Hạnh bằng Pháp văn năm 1944, sau này Thuận Thiên lược thuật, đăng tạp chí Kiến Thức Ngày Nay. Kể rằng: “Vào thế kỷ 16, ở thôn Thiên Hương (Vân Cát), làng Kim Thái (An Thái), huyện Vụ Bản, có gia đình Lê Thái Công sinh được một gái duyên dáng, đặt tên là Giáng Tiên; có tên này là do tích Lê phu nhân mang thai đã quá ngày; bỗng một hôm Lê ông mệt ngủ thiếp, thấy một đạo nhân chỉ lối lên thiên đàng, cho ông chứng kiến buổi hội thiên đình đang vui, đột nhiên có vị tiên nữ làm vỡ chén ngọc. Thượng đế phạt xuống phàm trần! Đến đây Lê ông sực tỉnh, vừa khi Lê phu nhân hạ sinh một bé gái có khuôn mặt rất sáng sủa, nhân đó đặt tên là Giáng Tiên, huý Thắng, tự là Liễu”. Từ thiếu thời, cô Liễu thông minh duyên dáng, đức hạnh, được dân làng quí mến gọi là Liễu Hạnh, cô thích thi ca ngâm vịnh, cô đã làm bài ca từ vịnh bốn mùa và tự phả vào bài đàn, cùng bạn bè vui hát.


Năm 18 tuổi, cô Liễu Hạnh lấy chồng là Đào Lang, người cùng thôn Vân Cát, vợ chồng sinh được một người con trai. Đến năm Đinh Sửu, tự nhiên không bệnh tật mà mất, nhằm ngày mồng 8 tháng 3 năm đó, hưởng dương 21 tuổi. Thần tích kể rằng: “Khi về trời thấy chưa hết hạn đày, bà lại phải đầu thai xuống trần, nhưng lần này với danh hiệu Liễu Hạnh công chúa, bà không sống với gia đình mà chu du khắp nơi, dừng chân ở mọi danh lam thắng cảnh…”

Theo “Nam Hải Dị Nhân” của Phan Kế Bính, thì người mà Thánh Mẫu xuất hiện làm nữ thi khách để đối đáp thơ văn, nhiều nhất là với Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Khi ông Phùng Khắc Khoan đi sứ sang Tàu, lúc qua khúc rừng Đoàn Thành (Lạng Sơn) bỗng gặp một người đàn bà còn trẻ ngồi dựa gốc cây. Qua lời chào hỏi đối đáp làm quen, biết nữ khách đó tên là Liễu Hạnh, rất giỏi điển ngữ văn chương. Ông Phùng Khắc Khoan liền ra câu đối dùng lối chiết tự:

“Tam mộc sâm đình, toạ trước hảo hề nữ tử.”
(Cô gái đẹp ngồi trước rừng rậm.)

Nữ khách (tức chúa Liễu Hạnh) liền ứng khẩu đáp:

“Trùng Sơn xuất lộ, tẩu lai sứ giả lại nhân.”
(Từ rừng rậm sứ giả đi ra.)

Khi Trạng Bùng đi sứ trở về ngang chốn cũ, nhìn lại quang cảnh, thấy những thanh gỗ được sắp thành 4 chữ “Mão khẩu công chúa”. Thấy lạ, ông bèn chiết tự: Chữ mão, chữ khẩu lại được xếp bằng gỗ là chữ mộc; ghép lại thành chữ Liễu. Sực nhớ tên nữ sĩ đã gặp khi trước, ông đoán thế nào người ấy cũng có mặt ở quanh đây? Tìm không xa, lại thấy một cây gỗ nữa khắc bốn chữ “thuỷ mã dĩ tẩu”. Ông đoán biết bà Liễu Hạnh đã hoá, ý muốn nhờ ông dựng đền thờ Bà ở vùng này.

Có một hôm, chúa Liễu Hạnh hiện ra ở Hồ Tây, đàm đạo thi văn, làm thơ liên ngâm cùng với các vị danh nho: Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan; Cử nhân Ngô Tường Sinh; Tú tài Lý Ha.

Cùng làm một bài thơ xuất khẩu liên ngâm, nhưng riêng chúa Liễu Hạnh chỉ làm một câu mở đầu và một câu kết. Đề bài thơ là: “Vịnh cảnh Hồ Tây”

Liễu Hạnh đọc trước:

Hồ Tây trời đất một vùng thiêng

Lý Hạ ứng khẩu tiếp:

Tạo hoá lập nên, thoáng một miền
Nước biếc bên nhà thêm mát mẻ

Phùng Khắc Khoan tiếp:

Rùa vàng dưới nước sống liên miên.
An nhàn đời sống vài gian nhỏ

Ngô Tường Sinh tiếp:

Lờ lững nhà ai một chiếc thuyền
Cảm tác bên hồ, vui gặp gỡ

Chúa Liễu Hạnh kết:

Vầng trăng vằng vặc, ta là tiên.

Chúa Liễu Hạnh đã liệt vào Thánh tứ bất tử của Việt Nam: Thần Tản Viên; Chữ Đồng Tử; Phù Đổng Thiên Vương; Liễu Hạnh (có sách nói người bất tử thứ tư là Công chúa Tiên Dung). Đồng bào đã lập đền thờ Bà nhiều nơi: Đền Phủ Dày ở An Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định là lớn hơn hết.

Cảm Niệm: Bà chúa Liễu

Liễu Hạnh giáng trần, ấy Giáng Tiên
Văn thơ thâm thúy, mãi lưu truyền
Hồng trần bụi bặm, sao lưu luyến?!
May mắn gặp Tiên, kẻ hữu duyên!

Nguyễn Lộc Yên

Ý kiến bạn đọc
03/06/201523:19:23
Khách
KInh chuyển.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.