HÀ NỘI- Theo Thông tấn xã CSVN, trong một cuộc phỏng vấn của nhật báo Sài Gòn Giải Phóng, khi được hỏi về Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, Nguyễn Mạnh Cầm, phó thủ tướng CSVN đặc trách ngoại giao & kinh tế đối ngoại, đã nhấn mạnh rằng Việt Nam cần đến sự ưu đãi của Mỹ về thương mại.
Theo Thông tấn xã CSVN, khi được hỏi về tiến trình đàm phán, Nguyễn Mạnh Cầm cho biết như sau: “Việt Nam đã đàm phán với Mỹ trên 3 năm và đã đi đến một số thỏa thuận về nguyên tắc. Đây là một Hiệp định rất rộng lớn, lớn hơn bất cứ hiệp định nào mà Việt Nam đã ký kết từ trước tới nay. Hiệp định bao gồm nhiều mặt, trong đó có 4 mặt chủ yếu là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và vấn đề đầu tư. Hiệp định yêu cầu lấy những nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới để đàm phán mà Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức này. Việt Nam phải tiến hành nghiên cứu để làm sao để hiệp định thực thi được, đảm bảo cho hai bên cùng có lợi. Sau khi đã ký được những nguyên tắc, các ngành của phía Việt Nam trao đổi và thấy rằng có một số điểm cần được trao đổi thêm để tạo cho được môi trường kinh doanh bình đẳng”.
Cũng theo Thông tấn xã CSVN, Nguyễn Mạnh Cầm đã “dẫn một số điểm cụ thể như vấn đề hai bên kinh doanh thương mại tại thị trường của nhau như thế nào, đến mức nào”. Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu rằng: “Theo quy định của tổ chức thương mại thế giới, các nước đang phát triển và chậm phát triển bao giờ cũng được ưu đãi hơn. Mỹ là nước phát triển cao hơn, Việt Nam là nước đang phát triển lại bị nhiều năm chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam cần có sự ưu đãi của Mỹ. Chính Mỹ cũng đã thỏa thuận sẽ trao đổi tiếp với Việt Nam một số vấn đề trước khi đi đến ký kết hiệp định.”
Trả lời câu hỏi về vấn đề có dư luận cho rằng Hiệp định chưa được ký kết là do phía Việt Nam, Nguyễn Mạnh Cầm nói rằng đó chỉ là dư luận.
Đề cập đến quy chế tối huệ quốc, Nguyễn Mạnh Cầm nói rằng: “Nếu có quy chế này thì hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ được hưởng mức thuế giảm rất nhiều. Điều đó có tác dụng thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một thị trường lớn của thế giới. Mặt khác khi ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ có nhiều nhà đầu tư khác đầu tư vào Việt Nam để sản xuất các mặt hàng có thể xuất khẩu sang Mỹ.”
Nguyễn Mạnh Cầm cũng đã nêu một số khó khăn của phía Việt Nam khi ký Hiệp định thương mại với Mỹ. Theo Nguyễn Mạnh Cầm, từ trước tới nay các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước thường dựa vào sự bảo trợ của nhà nước để sản xuất kinh doanh. Cầm nhấn mạnh thêm là nền kinh tế Việt Nam nói chung hiệu quả còn thấp và khả năng cạnh tranh còn yếu. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam khi ký hiệp định thương mại với Mỹ là không những các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hóa Mỹ mà còn phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác đã có mặt trên thị trường Mỹ.
Theo Thông tấn xã CSVN, khi được hỏi về tiến trình đàm phán, Nguyễn Mạnh Cầm cho biết như sau: “Việt Nam đã đàm phán với Mỹ trên 3 năm và đã đi đến một số thỏa thuận về nguyên tắc. Đây là một Hiệp định rất rộng lớn, lớn hơn bất cứ hiệp định nào mà Việt Nam đã ký kết từ trước tới nay. Hiệp định bao gồm nhiều mặt, trong đó có 4 mặt chủ yếu là thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và vấn đề đầu tư. Hiệp định yêu cầu lấy những nguyên tắc của tổ chức thương mại thế giới để đàm phán mà Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức này. Việt Nam phải tiến hành nghiên cứu để làm sao để hiệp định thực thi được, đảm bảo cho hai bên cùng có lợi. Sau khi đã ký được những nguyên tắc, các ngành của phía Việt Nam trao đổi và thấy rằng có một số điểm cần được trao đổi thêm để tạo cho được môi trường kinh doanh bình đẳng”.
Cũng theo Thông tấn xã CSVN, Nguyễn Mạnh Cầm đã “dẫn một số điểm cụ thể như vấn đề hai bên kinh doanh thương mại tại thị trường của nhau như thế nào, đến mức nào”. Nguyễn Mạnh Cầm phát biểu rằng: “Theo quy định của tổ chức thương mại thế giới, các nước đang phát triển và chậm phát triển bao giờ cũng được ưu đãi hơn. Mỹ là nước phát triển cao hơn, Việt Nam là nước đang phát triển lại bị nhiều năm chiến tranh tàn phá nặng nề, Việt Nam cần có sự ưu đãi của Mỹ. Chính Mỹ cũng đã thỏa thuận sẽ trao đổi tiếp với Việt Nam một số vấn đề trước khi đi đến ký kết hiệp định.”
Trả lời câu hỏi về vấn đề có dư luận cho rằng Hiệp định chưa được ký kết là do phía Việt Nam, Nguyễn Mạnh Cầm nói rằng đó chỉ là dư luận.
Đề cập đến quy chế tối huệ quốc, Nguyễn Mạnh Cầm nói rằng: “Nếu có quy chế này thì hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ sẽ được hưởng mức thuế giảm rất nhiều. Điều đó có tác dụng thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang một thị trường lớn của thế giới. Mặt khác khi ký hiệp định thương mại với Mỹ sẽ có nhiều nhà đầu tư khác đầu tư vào Việt Nam để sản xuất các mặt hàng có thể xuất khẩu sang Mỹ.”
Nguyễn Mạnh Cầm cũng đã nêu một số khó khăn của phía Việt Nam khi ký Hiệp định thương mại với Mỹ. Theo Nguyễn Mạnh Cầm, từ trước tới nay các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước thường dựa vào sự bảo trợ của nhà nước để sản xuất kinh doanh. Cầm nhấn mạnh thêm là nền kinh tế Việt Nam nói chung hiệu quả còn thấp và khả năng cạnh tranh còn yếu. Khó khăn lớn nhất của Việt Nam khi ký hiệp định thương mại với Mỹ là không những các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh với hàng hóa Mỹ mà còn phải cạnh tranh với hàng hóa của các nước khác đã có mặt trên thị trường Mỹ.
Gửi ý kiến của bạn