Báo Người Đưa Tin có bản tin tựa đề “Indonesia bác tuyên bố “đường 9 đoạn" của TQ trên Biển Đông,” trong đó ghi nhận:
“Tổng thống Indonesia Joko Widodo cho rằng, tuyên bố “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông không có căn cứ pháp lý theo luật pháp quốc tế.
Theo tin tức trên Reuters, đây là lần đầu tiên ông Widodo đưa ra lập trường về vấn đề Biển Đông kể từ khi lên cầm quyền tại Indonesia vào tháng 10 năm ngoái.
Tuyên bố của nhà lãnh đạo Indonesia được đưa ra trong một bài trả lời phỏng vấn báo Nhật Youmiuri, trước thềm chuyến thăm của ông Widodo tới Nhật Bản và Trung Quốc.
“Chúng tôi cần hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Điều quan trọng là phải có sự ổn định về chính trị và an ninh để xây dựng sức mạnh kinh tế”, ông Widodo phát biểu. “Bởi vậy chúng tôi ủng hộ bộ quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông, cũng như đối thoại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Trung Quốc và ASEAN”.
Trong bản tiếng Nhật của bài phỏng vấn, ông Widodo đã bác bỏ tuyên bố chủ quyền “đường 9 đoạn” của Trung Quốc trên Biển Đông. “Đường lưỡi bò mà Trung Quốc khẳng định không hề có bất kỳ căn cứ nào trong luật pháp quốc tế”, nhà lãnh đạo Indonesia nói....”
Trong khi đó, báo Thanh Niên ghi nhận:
“Chính quyền Mỹ tiếp tục khẳng định nước này có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
Ngày 22.3, tờ The Philippine Star đưa tin Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố nước này có lợi ích quốc gia trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thường xuyên nêu quan ngại với Trung Quốc về các hoạt động bồi đắp phi pháp ở vùng biển này. Giám đốc Phòng Báo chí Bộ Ngoại giao Jeff Rathke còn nhấn mạnh: “Mỹ tiếp tục thực hiện thêm các bước vững chắc nhằm ủng hộ hòa bình, ổn định ở Biển Đông và chúng tôi thẳng thắn bày tỏ quan ngại của mình về những hành vi có vấn đề”.
Phát biểu trên nhằm phản hồi bức thư do 4 thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ gửi cho Ngoại trưởng John Kerry và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter ngày 19.3. Trong thư, các nghị sĩ báo động về quy mô và tốc độ bồi đắp đảo của Trung Quốc ở Biển Đông và cho rằng Mỹ cần có một chiến lược chính thức để ngăn chặn hành động phi pháp đó. Cụ thể, các nghị sĩ John McCain và Bob Corker thuộc đảng Cộng hòa cùng các đồng sự đảng Dân chủ Jack Reed và Bob Menendez khẳng định việc Trung Quốc xây đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa giúp Bắc Kinh có khả năng mở rộng hoạt động quân sự và “là thách thức trực tiếp, không chỉ với lợi ích của Mỹ và khu vực, mà với cả cộng đồng quốc tế”. Bức thư cũng nói thêm rằng bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các đảo nhân tạo đều có thể gây ra “hậu quả nghiêm trọng” và có thể dẫn tới việc nước này tiến tới tuyên bố lập vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông....”
Mặt khác, báo Người Lao Động ghi về một phân tích đầy quan ngại của Philippines:
“Một phân tích mới đây từ cơ quan quốc phòng Philippines cho rằng có thể đã quá trễ để Mỹ ngăn cản hoặc trì hoãn việc Trung Quốc tự ý cải tạo đất xây đảo nhân tạo trên biển Đông.
Ông Rommel Banlaoi, người đứng đầu Trung tâm Tình báo và Nghiên cứu an ninh quốc gia của Philppines phát biểu với tờ Strait Times hôm 20-3: “Lựa chọn làm chậm lại hay ngừng hẳn các hoạt động cải tạo đất hiện nay chỉ phụ thuộc vào Trung Quốc. Tất cả phụ thuộc vào sự đánh giá tình hình của phía Trung Quốc”.
Ông Banlaoi đưa ra phát biểu trên sau khi có báo cáo rằng các Thượng nghị sĩ Mỹ đang bày tỏ sự lo ngại đáng báo động về quy mô, tốc độ cải tạo đất của Trung Quốc trên Biển Đông và cho rằng cần có một chiến lược nghiêm túc từ Mỹ để trì hoãn hoặc làm chậm quá trình này....
Theo nhận định của ông Francisco Acedillo, một cựu phi công quân sự và hiện là đại diện của Trung tâm Tình báo và Nghiên cứu an ninh quốc gia Philippines, Trung Quốc hiện đã cải tạo tổng diện tích 60 hec-ta trên 4 đảo san hô thuộc chủ quyền của Philippines và cả một số bãi đá ngầm trong quần đảo Trường Sa-thuộc chủ quyền của Việt Nam, làm thay đổi đặc tính vật lý của chúng trên Biển Đông....”
May mắn, Nhật Bản cũng bày tỏ cứng rắn.
Báo Đất việt ghi nhận qua bản tin tưạ đề “Nhật cởi mọi ràng buộc quân đội: Được can thiệp Biển Đông.”
Bản tin ĐV viết:
“Nhật Bản khẳng định Mỹ-Nhật cần tập trung lực lượng nhiều hơn vào Biển Đông, nơi Trung Quốc đang bành trướng tranh chấp chủ quyền
Đa Chiều ngày 21/3 đưa tin, đảng Dân chủ Tư do Nhật Bản cầm quyền hôm 20/3 đã cùng với đảng Komei triệu tập hội nghị hiệp thương chính đảng bàn bạc về phạm vi hoạt động của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đối với quyền tự vệ tập thể.
Trong đó Nhật Bản sẽ cho phép quân đội tham gia giúp Mỹ và các đồng minh đối tác khác.
Hai đảng đã đạt được thống nhất, mặc dù chưa nói rõ là sẽ phái quân khi được Quốc hội phê chuẩn, nhưng chính phủ Nhật Bản đã chính thức xây dựng hàng rào pháp lý liên quan đển việc sửa đổi phương châm hợp tác quốc phòng Mỹ - Nhật.”
Biển Đông sẽ tới đâu? Sóng gió sẽ lớn cỡ nào?
Đầy nỗi quan ngại vậy.
- Từ khóa :
- Nhật Bản
- ,
- Việt Nam
- ,
- Trường Sa
- ,
- Trung Quốc
- ,
- Philippines
- ,
- Biển Đông
- ,
- Indonesia
Chính vì vậy Trung Quóc chỉ hù họa và tránh chiến tranh .
Biết đựoc yếu điểm này , Nhật bản, Phillipine, Việt Nam, Indóneia, Mã Lai, Mỹ, Úc nên liên kết và có thái đọ dứt khoát phản đối 9 đoạn lữoi bò của Trung Quốc bằng chính trị và quân sự. Nếu đựoc như vậy , tôi tin chắc rằng TQ sẽ rút lui