Hôm nay,  

Hàng Xóm Thông Gia, Truyền Kiếp Oan Gia

17/03/201500:00:00(Xem: 5803)

LGT: Mùa xuân đang ở đầu ngõ. Mỗi lần xuân đến lại mang theo kỷ niệm 30 tháng 4 trở lại. Sống ở hải ngoại nhưng nửa hồn chúng ta vẫn hướng về quê hương đất nước... Hoa xuân mang hy vọng và niềm vui đến mọi nhà nhưng cũng nhắc nhở thêm một lần nữa cảnh tang thương ngày cuối tháng Tư... đã 40 lần mà vẫn chưa ai quên!

Quên sao được khi chưa bao giờ trong đời nhìn người thân chết trên đường di tản, trên thuyền vượt biển Đông nhiều như thế! Đơn vị gia đình tan hoang, đất nước để tang nhưng nghịch lý là vẫn có nhóm người mở rượu săm banh ăn mừng! Kinh nghiệm đau thương bao giờ cũng là những bài học quý trong đời và tâm sự của tôi được viết trong một buổi chiều nhìn nắng Cali phai dần... Tôi nhớ đến những buổi chiều vàng trên quê hương thời còn đi học nhưng sao đất nước hòa bình đã lâu mà chiều ngày 30 tháng 4 năm ấy vẫn dài đến tận hôm nay. Ôi những buổi chiều còn lê thê trên quê hương nên bầu trời phương Đông xám xịt. Chưa thấy bình minh... Chúng ta vẫn kiên nhẫn chờ những hạt nắng mới sắp lên! Câu hỏi "bao giờ" xin dành cho lịch sử. Câu hỏi "chắc chắn" dành cho chân lý. Câu hỏi "nhanh hay chậm" sẽ còn tùy vào sự suy xét thâm thúy hay hời hợt của người con dân nước Việt hôm nay. Xin kính mời Quý vị đọc: "Hàng Xóm Thông Gia, Trường Kỳ Oan Gia". CĐV.

* * *

blank
Cửa Bắc...

Những buổi chiều vàng trên quê hương, từ miền thôn quê đến chốn kinh kỳ nơi nào cũng ảm đạm, héo hắt một mầu thê lương! Tiễn ngày đi, màn đêm buông tới, phút giao thời gợi vào lòng người một nỗi buồn chơi vơi như đang đứng trước cảnh tử biệt sinh ly...

Ông Việt tuổi đã bát tuần, bà Năm vợ ông trẻ hơn gần con giáp. Chiều nay vợ chồng già ngồi bên nhau, nhìn nắng hoàng hôn phai dần trên nóc những ngôi nhà hàng xóm ngói đỏ... Cầm tay vợ, lần đầu tiên ông ngỏ ý, muốn tâm sự với bà da diết. Mặt ông đăm chiêu, chẳng giấu được cảm xúc ấp ủ từ bấy lâu nay nhất là suốt đêm qua trăn trở không sao chợp mắt! Ông biết thân phận “gần đất xa trời” nên cảnh vật dễ kích thích để mọi nỗi buồn tự bung ra giống như giọt nước tràn ly.

“Lấy em từ thuở mười ba, đến năm mười tám thiếp đà năm con” câu ca dao ấy ngẫu nhiên hợp với chuyện tình ngày xưa của gia đình ông. Chồng Bắc vợ Nam, chồng tên Việt, vợ tên Năm, bạn bè hay gọi là “ông bà Việt Nam” cho dễ vì vần với tên nước nhà. Người Bắc bản chất kiêu kỳ, lấy gốc đặt tên con như một lời chỉ non thề biển, người Nam mộc mạc, chất phác gọi tên theo thứ tự... anh Hai rồi đến chị Năm tựa như hết mưa rồi đến nắng, hai mùa giản dị của miền đồng bằng phì nhiêu.

Ông Việt cưới bà Năm từ thời son trẻ, sinh được bốn trai và một gái. Chiến tranh quốc - cộng giết chết hai người con cả. Khi nước mất nhà tan, lại một đứa chìm dưới lòng biển sâu trên đường tìm tự do, còn một đứa lưu lạc bặt tin nơi quê người nên bây giờ, chỉ còn cô út sống gần cha mẹ. Liên, con gái rượu của ông ngây thơ trinh trắng ngày nào thế mà nay tuổi đã hơn ngũ tuần!

Suốt một đời “chồng cầy vợ cấy” làm ăn cực nhọc theo vận nước nổi trôi, có lúc nghèo khó phải chắt chiu thời “gạo châu củi quế”, vợ chồng ông phấn đấu nuôi đàn con khôn lớn rồi chiến tranh khởi đi từ “giấc mộng đại Á”... Lãnh tụ nước ta chỉ vì vị kỷ, ít học, thiển cận không nhìn ra nước cờ thủ đoạn ấy nên cốt nhục tương tàn rồi loạn lạc đã cướp đi tất cả các con ông và những chàng trai ưu tú nước Việt. Ngày nay, gia tài cuối đời còn lại mảnh đất linh thiêng này! Diện tích tuy nhỏ hẹp giữa vùng địa võng sô bồ nhưng kỷ niệm sắt son đầy chất thơ và mộng với ông bà tổ tiên nên không ai có thể tách rời, bỏ đi hay nhượng lại. Chuyện nhà với chuyện nước, chuyện nước nhà đôi khi chỉ là một...

Đầu ngõ vào nhà ông, ở ngay hàng dậu sát vách, từ lâu đã có gia đình người Hoa, gốc bần nông, đi nhặt ve trai mà “tích tiểu thành đại”, “phi thương bất phú” xây nên những biệt thự nguy nga trên nhiều mẫu đất lớn nhất vùng. Ông bà Zhang Wei và Lin đông con, tư duy hủ hóa “trọng nam khinh nữ” nên cả dòng hoạn nạn trước cảnh trai thừa gái thiếu! Họ Zhang làm ăn khấm khá bắt đầu từ năm 1993 khi chủ tịch Giang Trạch Dân thay đổi chính sách, đến Hồ Cẩm Đào 2003 rồi thời nay với Tập Cận Bình 2013 thì lộ rõ “giấc mơ đại Hán”.

Lớn lên, những đứa con họ Zhang ế vợ. Gốc nhà buôn, chúng nhớ câu “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn” nên tân lang dùng tiền dẫn đường đến nhà tân giai nhân như lời cổ nhân “có tiền mua tiên cũng được”. Chúng chọn gái Việt thật tò mò, tỉ mỉ như đi mua hàng... Cô nào cũng đẹp giống hoa xuân vừa hé nụ, ở tuổi mới lớn đầy sinh lực để yêu đương và sinh nở.

Trai gái lớn lên cùng lối xóm vào lứa tuổi cặp kê, “nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn”, Zhang An đứa con trai út của ông hàng xóm tán tỉnh rồi lọt mắt xanh, chiếm được trái tim cô Liên. Hôn lễ xong xuôi, An qua ở rể vì Liên muốn sống chung với cha mẹ già. Vợ chồng Liên An sinh được hai trai Zhang Liang và Zhang Qiang. Ông bà Việt đặt tên chúng là thằng Lương với thằng Quang cho dễ gọi mặc dù khác nghĩa với hai chữ tiếng Hán Liang và Qiang là thông minh và tráng kiện.

“Tre già măng mọc” các bô lão tuần tự theo tổ tiên đi vào lòng đất nên bạn bè và người thân mỗi năm mỗi vắng. Nhìn từ phía ngoài, người ta bảo ông bà Việt Nam có phước vì tuổi già sống chung với con cháu bớt hiu quạnh nhưng ông Việt lại không nghĩ thế bởi những măng non mọc vườn nhà ông có sẵn thành tích không mấy vẻ vang... Tâm tư này biết tỏ cùng ai?

Cầm tay vợ hồi lâu, cảm xúc làm mồ hôi ông toát ra ướt hết bàn tay hai người. Nhìn xa xa, nắng quái đã đổi mầu, chạnh lòng ông mới lên tiếng bắt đầu câu chuyện...

- Này bà, khi tôi đi rồi thì đất và nhà này bà sẽ để lại cho ai?

- Rõ chán! Ông thiệt là lẩn thẩn... Nay chỉ còn con Liên chứ có ai đâu? Thằng anh nó vượt biên từ ngày đó biệt tăm tích, nếu sống thì cũng như chết rồi! Ông nghĩ gì mà hỏi vớ vẩn làm tui cũng thành ngớ ngẩn... chẳng biết trả lời sao cho gọn!

- Không vớ vẩn đâu bà... Bởi vì nếu bà sang tên cho con Liên tức là chuyển miếng đất tổ tiên này cho gia đình ông Zhang hàng xóm. Con mình là phận gái có chồng người Hoa... Nhà đất này chẳng cần phải giành, phải giựt, chẳng cần xin xỏ mà ngang nhiên cái ông hàng xóm thông gia với mình thu về một mối... hưởng cả!

- Ừ nhỉ! Chính trị, chính “em” ông giỏi tính... thế sao không bàn trước mà đợi đến bây giờ mới nói?

- Bà vừa hỏi một câu thật ngớ ngẩn! Nếu biết trước liệu bà có đẻ thêm đứa nào không mà nói oai. Chưa tắt kinh bà đã lo tắt lửa rồi lụi than dẹp bếp... bà nhớ không? Bà than đẻ nhiều không nuôi xuể làm tôi cũng chán cái cảnh “chợ chiều” nên thu dẹp “đồ nghề” nghỉ sớm!

- Ông bao giờ cũng đúng hết trơn hết trụi à! Cãi với ông thì chín phần thua may ra một phần thắng nghĩa là tuy cặp đôi nhưng chỉ mình tui có lỗi? Ông giỏi sao lúc đó không “mần” thử xem tui chịu trận được mấy “hiệp” chứ chờ “tắt lửa lòng” rồi “anh hùng xạ điêu” kể xấu thì hay ho chi hè? Nhưng thôi, bỏ qua chuyện tui dzới ông đi... Ở đây, mình còn những đứa cháu ngoại, chúng mang trong người nửa dòng máu của ông và tui mà...

- Thì bà cứ nghĩ thế đi cho vui chứ tôi chẳng mấy lạc quan mà ngược lại còn nhìn thấy cảnh “nuôi ong tay áo” trước mắt.

- Sao dzậy! Chèn đéc... Làm ơn cắt nghĩa rõ hơn cho tui được hôn?

- Bà ơi! Chúng ta ngu muội lầm đường rồi... Nhớ câu “Bắc Môn Tỏa Thược” khắc ở cửa Bắc đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng thuộc vùng non nước Tràng An không? UNESCO năm ngoái vừa công nhận nơi này là di sản văn hóa thế giới đấy! Nôm na đây là lời khuyên của tiền nhân từ ngàn năm trước: “Cửa Bắc Phải Luôn Khóa Chặt”. Chữ “thược” tiếng Hán là “chìa khóa”, hậu sinh chúng ta đã cố tình quên lời dặn nên thời nay mới khốn khổ. Bà thử nghĩ xem... tôi với bà còn là thông gia, có mấy đứa cháu ngoại gốc Tàu khác gì đưa chìa khóa cho họ vào nhà.

- Dzậy “nuôi ong tay áo” mắc mớ chỗ nào? Ông không tin họ tốt bụng à? Dạo rầy, tui thấy họ hay về Tàu rồi quà bánh tặng gia đình mình cà phê, trái cây, thịt thà, rau cỏ tươi rói... ông thấy hôn?

- Tôi thấy bà hỏi những câu nếu không vớ vẩn thì cũng ngớ ngẩn. Trong hai người phải có một người “mát giây”! Khỏi cần biết ông hàng xóm tình ngay hay ý gian, cứ nhìn việc họ làm... Bà chớ có đụng vô mấy cái đồ cà phê, thịt thà, rau trái... tẩm hóa chất độc đó, nhìn đẹp mã mà ăn vào ung thư thấy ngay! Cả thế giới biết chỉ bà là không biết.

- Xí... ai “mát giây”? Còn ai trồng khoai xứ này! Nè... Tui chỉ hỏi ông cắt nghĩa cái chuyện “con ong” mà sao ông xài xể tui dữ dzậy hè?

- Ông Tập Cận Bình vừa tuyên bố hùng hồn ở Pháp: “Người Trung Quốc không có gen xâm lược”. Tôi tin ông ta thật lòng bởi xưa nay, họ vẫn tự coi là nước lớn, có bổn phận đối với các láng giềng nhỏ bé, man rợ... Dùng quân đội để tiếp thu toàn thế giới Âu Á về một mối... sao lại bảo là xâm lược với bá quyền? Bà có nghĩ thế không?

- Ông tính hỏi cắc cớ tui nghen? Lịch sử Tàu xâm lăng ngàn năm đã rõ như ban ngày, đúng là ăn nói tào lao! Tui chưa khùng nên chưa tin.

- Bà nhớ lịch sử nhưng quên sự tích Trọng Thủy Mỵ Nương nên chưa hiểu câu “nuôi ong tay áo” của tôi. Nói bà nghe... thằng Zhang An ở rể hiền lành, tôi gọi nó là Ân, tiếng Hán nghĩa là “hòa bình” nhưng khi có quốc biến thì nó là “chiến tranh”, nội gián y như Trọng Thủy ngày xưa. Tôi dặn bà... chúng mình phải suy tính lại hoàn cảnh nguy kịch, tuy chậm trễ nhưng cương quyết giữ yên nhà đất này để không bị rơi vào cái bẫy “giấc mơ đại Hán” của chúng nó.

- Nói thiệt nghen... Ông nói tắc kè cũng phải bò ra tặc lưỡi khen hay nhưng làm tới đâu ráng cho tui theo dzới hè... Tổ tiên đã xây dựng mấy ngàn năm lẽ nào...

- Đầu tiên, tôi với bà phải đoàn kết và dân chủ. Quên hẳn tự ái để đồng tâm hiệp lực cho quyền lợi chung. Làm không nên việc mà “cố đấm ăn sôi” sẽ chết hết cả bè cả lũ... Phải biết ăn năn, cải thiện lỗi lầm và đừng cản trở việc làm chính nghĩa dù có trái ý mình.

- Chuyện này, tui sẽ mần được... cho ông vui.

- Cảm ơn bà... Tiếp theo ta tìm cách đoạn giao ôn hòa tình hàng xóm nghĩa thông gia. Con Liên khéo léo chia tay thằng Ân rồi dốc lòng dậy dỗ hai đứa con theo lịch sử và văn hóa Việt. Chúng là cháu ngoại nhưng ai cấm mẹ Liên với ông bà cư xử như cháu nội? Đổi tên Zhang Liang và Zhang Qiang thành Trương Lương, Trương Quang vì chúng nó sinh trưởng ở đất nước ta. Khi lớn sẽ là những chàng trai nước Việt yêu xứ sở này tỉ dụ như anh hùng Hải quân Ngụy Văn Thà (1943 - 1974)... Văn hóa hôm nay sẽ là chính trị ngày mai. Phạm Quỳnh, quan đại thần triều Nguyễn đã nói một câu đầy ý nghĩa: “Tiếng Ta còn, Nước Ta còn”.

- Tui cũng có ý kiến... Đề nghị ở cửa Nam đền thờ vua Đinh trong khu di tích lịch sử Hoa Lư đắp nổi thêm dòng chữ “Hàng Xóm Thông Gia, Truyền Kiếp Oan Gia” để đời sau ghi nhớ bốn câu chữ Hán “Bắc Môn Tỏa Thược” ở cửa Bắc?

Trời chiều đã tối, ông Việt dìu bà Năm vào nhà... Bữa cơm chiều theo thường lệ vỏn vẹn vài bông dưa cải trồng ở miếng đất ngoài vườn. Đêm nay, bà cảm thấy yên lòng với những dự định mà ông vừa toan tính và vì lòng ái quốc bị kích động nên giữa canh khuya, miệng bà cứ lắp bắp “Việt Nam Muôn Năm”. Ông hỏi thì bà trả lời:

- Tui gọi tên ông dzới tên tui đó mà... hổng có chi. Tên “Việt” ở đầu, tên “Năm” ở cuối, dzậy thôi! Ông ráng ngủ khỏe nghen.

03/15/2015

Ý kiến bạn đọc
17/03/201520:24:14
Khách
Đọc xong bài này, sao thấy buồn quá. Một tương lai tối thui, đang đợi chờ người dân Việt nơi quê nhà. Nếu họ không vùng dậy Thoát Trung, thì ai sẽ làm cho họ đây ?
17/03/201517:04:33
Khách
Bài viết rất hay . Cám ơn tác giả đã có cái nhìn sâu sắc ý đồ thâm độc của TQ. Mong mọi người cùng suy ngẫm cái mưu đồ của TQ đến hiện tình của đất nước . Đúng là như vậy...
17/03/201514:37:50
Khách
Truyện quá dở
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
Mười năm, 20 năm, và nhiều hơn nữa, khi lịch sử kể lại buổi chuyển giao quyền lực hứa hẹn một triều đại hỗn loạn của nước Mỹ, thì người ta sẽ nhớ ngay đến một người đã không xuất hiện, đó là cựu Đệ Nhất Phu Nhân Michelle Obama.
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.