HOI AN -- Vào những ngày tháng giêng âm lịch, ở Hội An tiết trời thật ấm áp, thoang thoảng vài luồng gió lạnh phương Bắc còn sót lại… Một bài phóng sự trên Tuổi Trẻ (TTO) đã ghi nhận nhiều hình ảnh thú vị, thể hiện vẻ đẹp quyến rũ mà trầm lắng của khu phố cổ danh tiếng này.
Đầu tiên là cái thú dạo chơi trên những con đường nhỏ, các ngõ hẻm ở Hội An, đặc biệt là khi đạp xe đạp cùng máy ảnh. Riêng những con hẻm ở đây thì không quá ồn ào, chật chội như ngõ phố Sài Gòn, không nhiều hàng quán như thường thấy ở Hà Nội, và hầu hết ngõ hẻm ở đây luôn xuôi về hướng sông Hoài.
Ngoài đường thì thường râm rang tiếng xì xồ Tây, Tàu nhưng khi vào các con hẻm, du khách có thể nghe được cả tiếng bước chân của nhau. Không gian lặng lẽ, hẹp và cao hơn bởi những bức tường rêu phong, đâu đó thoang thoảng trong gió mùi hương hoa và tiếng nhạc nho nhỏ, du dương... Còn khi đạp xe - phương tiện gọn nhẹ, thuận tiện và an toàn - đi thăm các chùa, đình, nhà... trong phố cổ, khách có thể dừng lại bất cứ lúc nào để chụp hình hay mua quà lưu niệm, hay có thể men theo nhiều cung đường ra biển Cửa Đại vờn sóng hay theo người nông dân về làng rau Trà Quế xanh ngát hoặc thẳng hướng tây nam đến làng gốm Thành Hà ra đời cách đây khoảng 500 năm...
Theo TTO, khi màn đêm chưa kịp buông xuống, khắp các nẻo đường dẫn vào phố cổ đã lung linh muôn vàn ánh sáng lồng đèn và hoa đăng. Nhiều du khách cho rằng Hội An khoác lên mình chiếc áo lung linh huyền ảo nhất đúng vào đêm những ngày tháng giêng.
Và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, dù sáng sớm nắng nhẹ, chiều tàn hay đêm khuya tĩnh mịch, khách đều có thể thử ngồi ghe nhỏ làm một vòng lênh đênh trên sông nước, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hai bên dòng sông Hoài.
Bên cạnh đó, ở phố cổ Hội An, dưới ánh trăng tháng giêng huyền ảo du khách còn có cơ hội được khám phá các trò chơi dân gian cổ truyền như chơi bài chòi tại ngã ba đường Bạch Đằng, trò bịt mắt đập niêu tại công viên Kazit, xem đánh cờ, múa võ tại ngã tư các con phố...
Đặc biệt trong đêm tết Nguyên tiêu, tại các căn nhà cổ, người dân và du khách yêu thơ sẽ thưởng lãm những vầng thơ dệt nên từ vẻ đẹp nơi phố cổ...
Theo TTO ghi nhận, từ xa xưa ẩm thực đường phố đã trở thành nét văn hóa độc đáo của Hội An. Nhiều du khách đến rồi quay trở lại chỉ để được thưởng thức các món quà vặt. Đa dạng, phong phú những món đặc sản như bánh cuốn thịt nướng, mì quảng, cơm gà... Cả những đặc sản “thương hiệu” cao lầu, bánh bao - bánh vạc, hoành thánh, chè bắp, bánh đập… Hay giản đơn chỉ một chiếc bếp than hồng nơi góc phố cùng các món bắp nếp, bánh khoai nướng thơm lựng…
Đầu tiên là cái thú dạo chơi trên những con đường nhỏ, các ngõ hẻm ở Hội An, đặc biệt là khi đạp xe đạp cùng máy ảnh. Riêng những con hẻm ở đây thì không quá ồn ào, chật chội như ngõ phố Sài Gòn, không nhiều hàng quán như thường thấy ở Hà Nội, và hầu hết ngõ hẻm ở đây luôn xuôi về hướng sông Hoài.
Ngoài đường thì thường râm rang tiếng xì xồ Tây, Tàu nhưng khi vào các con hẻm, du khách có thể nghe được cả tiếng bước chân của nhau. Không gian lặng lẽ, hẹp và cao hơn bởi những bức tường rêu phong, đâu đó thoang thoảng trong gió mùi hương hoa và tiếng nhạc nho nhỏ, du dương... Còn khi đạp xe - phương tiện gọn nhẹ, thuận tiện và an toàn - đi thăm các chùa, đình, nhà... trong phố cổ, khách có thể dừng lại bất cứ lúc nào để chụp hình hay mua quà lưu niệm, hay có thể men theo nhiều cung đường ra biển Cửa Đại vờn sóng hay theo người nông dân về làng rau Trà Quế xanh ngát hoặc thẳng hướng tây nam đến làng gốm Thành Hà ra đời cách đây khoảng 500 năm...
Theo TTO, khi màn đêm chưa kịp buông xuống, khắp các nẻo đường dẫn vào phố cổ đã lung linh muôn vàn ánh sáng lồng đèn và hoa đăng. Nhiều du khách cho rằng Hội An khoác lên mình chiếc áo lung linh huyền ảo nhất đúng vào đêm những ngày tháng giêng.
Và vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, dù sáng sớm nắng nhẹ, chiều tàn hay đêm khuya tĩnh mịch, khách đều có thể thử ngồi ghe nhỏ làm một vòng lênh đênh trên sông nước, chiêm ngưỡng cảnh đẹp hai bên dòng sông Hoài.
Bên cạnh đó, ở phố cổ Hội An, dưới ánh trăng tháng giêng huyền ảo du khách còn có cơ hội được khám phá các trò chơi dân gian cổ truyền như chơi bài chòi tại ngã ba đường Bạch Đằng, trò bịt mắt đập niêu tại công viên Kazit, xem đánh cờ, múa võ tại ngã tư các con phố...
Đặc biệt trong đêm tết Nguyên tiêu, tại các căn nhà cổ, người dân và du khách yêu thơ sẽ thưởng lãm những vầng thơ dệt nên từ vẻ đẹp nơi phố cổ...
Theo TTO ghi nhận, từ xa xưa ẩm thực đường phố đã trở thành nét văn hóa độc đáo của Hội An. Nhiều du khách đến rồi quay trở lại chỉ để được thưởng thức các món quà vặt. Đa dạng, phong phú những món đặc sản như bánh cuốn thịt nướng, mì quảng, cơm gà... Cả những đặc sản “thương hiệu” cao lầu, bánh bao - bánh vạc, hoành thánh, chè bắp, bánh đập… Hay giản đơn chỉ một chiếc bếp than hồng nơi góc phố cùng các món bắp nếp, bánh khoai nướng thơm lựng…
Gửi ý kiến của bạn