Hôm nay,  

Thành Phố Frankfurt am Main và Thắng Cảnh Lịch Sử

03/03/201500:41:00(Xem: 10767)

Thành Phố Frankfurt am Main

và Thắng Cảnh Lịch Sử

Nguyễn Văn Phảy

Trong những năm gần đây, số lượng du khách trên thế giới viếng thăm thành phố Frankfurt am Main ngày càng nhiều. Frankfurt cũng là thành phố đầu tiên tại Đức đón nhận và cưu mang người Việt tỵ nạn cộng sản (thuyền nhân = Boat people) vào đầu năm 1979. Trong khi đó, Niedersachsen là tiểu bang đầu tiên thâu nhận người Việt tỵ nạn cộng sản vào ngày 03.12.1978. Đại diện cho đảng CDU, ông Guenther, đã cho tác giả biết như vậy trong dịp Đại Hội Chuyên Gia Việt Nam ở Âu châu vào tháng 11 năm 1995 tại Frankfurt.

Nhân dịp Xuân Ất Mùi 2015, đánh dấu 35 năm tỵ nạn cộng sản, một số nét đặc thù của thành phố Frankfurt được ghi lại nơi đây nhằm nói lên lòng tri ân của người Việt tỵ nạn đối với chính quyền và dân chúng Đức.

1) Những nét đặc trưng về thành phố Frankfurt am Main

Frankfurt am Main, gọi tắt là Frankfurt, là thành phố lớn nhất của tiểu bang Hessen và là đô thị lớn thứ năm của nước Đức. Vào năm 1875, Frankfurt chỉ có hơn 100.000 dân. Từ năm 1928 hơn 500.000 dân và hiện nay có khoảng 700.000 dân cư. Thành phố này là trung tâm của các thành phố nằm kế cận nhau ở vùng Frankfurt-Rhein-Main với khoảng 2,2 triệu dân.

blank

Kể từ thời Trung Cổ, Frankfurt đã là một trong những trung tâm đô thị lớn ở Đức. Dòng sông Main khởi nguồn từ phía Đông Nam lên phía Bắc, ngang qua thành phố Aschaffenburg rồi chảy ra hướng Tây băng qua thành phố Frankfurt trước khi nối liền với dòng sông Rhein xuất phát từ hướng Tây Nam vùng Basel, chảy lên phía Tây Bắc rồi đỗ ra biển Đại Tây Dương. Nhờ những dòng sông nầy mà thuyền bè ngày xưa đã chuyên chở hàng hoá khắp nơi đến và đi ngang qua Frankfurt làm cho thành phố trở nên sầm uất.

blank

Kể từ năm 1816, qua một Đại hội các tiểu bang Đức, Frankfurt được chọn là Thành phố Tự do (Freie Stadt) trong Liên minh Đức. Trong quá trình chiến tranh, Liên minh Đức bị sáp nhập vào nước Phổ (Preussen), kể từ năm 1866 Frankfurt mất tính độc lập.

Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt, quân đội Mỹ đặt Tổng Hành Dinh tại Frankfurt. Tiếp theo đó, Frankfurt trở thành trụ sở hành chánh cho ba vùng do quân đội Mỹ, Anh và Pháp chiếm đóng. Trong cuộc bầu cử chọn thủ đô Liên bang Đức, Frankfurt đã thất bại sít sao trước Bonn là thành phố được ưa chuộng của cựu thủ tướng Đức Konrad Adenauer.

Ngày nay Frankfurt là một trong những trung tâm tài chính quốc tế và là trung tâm công nghiệp, thương mại. Nó được liệt kê trong danh sách với các thành phố khác trên thế giới về lãnh vực kinh tế. Frankfurt là trụ sở của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (EZB), Ngân hàng Liên bang Đức (Deutsche Bundesbank), có thị trường chứng khoán Frankfurt, nhiều tổ chức tài chính (bao gồm cả các ngân hàng Đức như Commerzbank, DZ Bank, KfW) và Messe Frankfurt (Hội chợ Frankfurt về xe hơi và sách báo). Vì nước Đức đóng vai trò quan trọng của Liên Minh Châu Âu (EU) về tài chánh nên kể từ năm 1998 Frankfurt được xem là thành phố Châu Âu (Eurostadt).

Ngoài ra Frankfurt còn được xem là trung tâm giao thông quốc tế. Phi trường Frankfurt là một trong những phi trường lớn nhất tại Châu Âu. Các nhà ga xe lửa chính là một ngã ba của trung tâm đường sắt. Những con đường xa lộ nhiều tuyến (Spur, lane) tại vùng Frankfurt là trục giao thông bận rộn nhất cửa nước Đức và châu Âu để nối liền từ Đông sang Tây, từ Nam lên Bắc trong việc vận chuyển hàng hoá. Song vào đó, Frankfurt có hệ thống liên mạng internet lớn nhất để trao đổi dữ kiện trên toàn thế giới.

Một tính năng đặc biệt của thành phố Frankfurt là được xem như đường chân trời của thành phố (Skyline der Stadt). Bởi vì Frankfurt là thành phố có nhiều cao ốc nhất ở Châu Âu nên đôi khi còn được gọi là Mainhattan như ở New York.

2)                Đại văn hào Johann Wolfgang Goethe

blank


Khi đến Frankfurt, một nơi mà du khách không thể nào bỏ qua trong chuyến du lịch là viện bảo tàng và tượng đài của đại thi văn hào Đức: Ông Johann Wolfgang Goethe được xem là một trong những vĩ nhân của nền văn chương thế giới. Ở khắp năm châu, ngay cả tại Việt Nam hầu như đại đa số người dân nhất là giới thanh niên sinh viên đều biết đến Học viện Goethe.

Goethe là một đại thi hào, nhà viết kịch, tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà khoa học, hoạ sĩ của Đức. Ông được sinh ra vào ngày 28 tháng 8 năm 1749 tại thành phố Frankfurt trong gia đình có 5 anh chị em. Mẹ của ông tên là Catharina Elisabeth Textor xuất thân từ một gia đình giàu có và là con gái của Thị trưởng thành phố cũng là một luật gia có tiếng tăm, có văn phòng Luật sư tại trung tâm thành phố Frankfurt.  Cha của ông tên là Johann Caspar, là con trai của một thợ may thời trang giàu có, khá nỗi tiếng. Cha của Goethe là một luật sư, nhưng ông ta không kiếm tiền với nghề này mà sống nhờ vào tiền lời từ của cải mà cha ông đã để lại.

Vào thời niên thiếu của Goethe, cha ông và các gia sư đã dạy cho ông các bài học của tất cả các môn học phổ thông, đặc biệt là các ngôn ngữ như La Linh, Hy Lạp, Pháp và tiếng Anh. Ông cũng được học khiêu vũ, cưỡi ngựa và đấu kiếm.

blank


Theo mong muốn của người cha, từ năm 1765 đến năm 1767, Goethe theo học ngành Luật tại đại học ở Leipzig. Tại đây, ông cho ra thi phẩm lớn đầu tiên "Annette" với 19 bài thơ mà ông đã gom góp trong 2 năm. Trong một cuộc khủng hoảng về sức khỏe và tâm thần, Goethe đã đốt cháy phần lớn những bài thơ của ông vì ông nghi ngờ tài năng thơ ca của mình.

Vào tháng bảy năm 1768 Goethe bị bệnh sưng phổi và chứng xuất huyết. Vào ngày sinh nhật thứ 19 của mình, ông rời thành phố Leipzig để trở về Frankfurt. Vào tháng 12, vì ông mắc phải chứng bệnh nan y, thập tử nhất sinh mà đã xuất phát tại Leipzig, nên bấy giờ ông thích đào sâu và nghiên cứu về tôn giáo.

Trong thời gian đó, ông đã cho ra đời tập thi ca về Trăng được gọi là "To the Moon" (sau này gọi là "Tại Luna") cũng như một kịch nghệ hài hước đầu tiên của mình với tựa đề "Các đồng phạm".

Vào đầu tháng 4 năm 1770, Goethe tiếp tục học Luật tại đại học Strassbourg. Ông đã nhận bằng tiến sĩ Luật nhưng vì trong luận án tiến sĩ của ông có đoạn viết về tà quyền không thích hợp với giáo lý của tôn giáo thời bấy giờ nên văn bằng tiến sĩ của ông chính thức đã bị khước từ.

Vào mùa thu, ông quen với cô Frederike ở Alsace tại Sesenheim, con gái của giáo sĩ Brion. Ông đã yêu cô ấy đồng thời sáng tác nhạc phẩm Sesenheimer.

Goethe là một trong những gương mặt điển hình của văn chương Đức đã thoát khỏi trường phái cổ điển Weimar ở Đức trong cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19. Sự đoạn tuyệt này cũng trùng hợp với thời kỳ khai sáng và chủ nghĩa lãng mạn.

Mặc dù thời thanh niên Goethe bị những chứng bệnh trầm trọng nhưng ông là người sống thọ nhất trong gia đình. Ông mất vào ngày 22.3.1832, hưởng thọ 83 tuổi.

Goethe đã để lại cho hậu thế câu nói bất hủ: Dân chủ không đi những bước nhanh, nhưng chắc chắn nó sẽ đi đến đích, (tiếng Đức: Die Demokratie rennt nicht, aber sie kommt sicherer zum Ziel.  Mười sáu năm sau khi ông qua đời, vào những năm 1848, 1849 dân chủ đã bắt đầu nở hoa trên đất nước ông.

3)    Nhà thờ Paulskirche và Hiến Pháp Dân Chủ Cộng Hoà Đế Chế Đức

blank


Một trong những địa điểm du lịch mà khách thập phương trên thế giới đến Frankfurt thường viếng thăm là nhà thờ Paul (Paulskirche) nằm kế bên khu Roemerplatz. Nơi đây đã đánh dấu những dấu móc lịch sử khởi đầu cho các nền dân chủ cộng hoà tại Đức quốc.

 

Nối tiếp cuộc cách mạng bên Pháp xảy ra vào tháng 2 năm 1848, vào tháng 3 năm 1848 khắp các quốc  gia trong Liên minh Đức cũng khởi sự cuộc cách mạng. Đó là những cuộc đấu tranh của tư sản chống lại phong kiến, đã diễn ra mạnh mẽ. Nhà vua Friedrich Willhelm IV, ngày 21 và 22 tháng 3 năm1848 đã phải thỏa hiệp với giai cấp tư sản và tuyên bố sẽ xây dựng Hiến pháp chung cho đế chế Đức Phổ. Cuộc cách mạng nầy thích ứng thực tế của mối tương quan quyền lực trong Liên minh Đức.

blank


Vào ngày 28.03.1949, một Đại hội Liên bang được tổ chức tại nhà thờ Paulskirche ở Frankfurt trong giai đoạn cách mạng để thành lập một Hiến pháp Đế chế Frankfurt (FRV=Frankfurter Reichsverfassung), còn được gọi là Hiến Pháp Nhà Thờ Paul "Paulskirchenverfassung" của Liên minh  Đức. Hiến Pháp nầy thể hiện một Đế chế Cộng hoà Dân Chủ đầu tiên của nền Quân chủ Lập hiến làm tiền đề cho những Hiến pháp được ban hành sau nầy.

Tuy nhiên, sau khi Hiến pháp FRV được ban hành nó vẫn không được thực thi bởi vì sự tranh giành quyền lực giữa Phổ và Áo chưa chấm dứt cho nên các quốc gia lớn của Liên minh Đức không chấp nhận,

blank

Chú thích:

 

Grundrechte der Deutschen Volkes: Các quyền căn bản của dân chúng Đức.

 

Kaiser der Deutschen: Hoàng đế Đức (Hành pháp)

Reichsregierung: Chính quyền Đế Chế

Ministerien: Cấp Bộ

Begnadigung: Sự ân xá

Reichsgericht: Toà án Đế chế (Tư Pháp)

Verfassungsschutz: Viện Bảo hiến

Hochverrat, Landesverrat: Sự phản quốc

Reichstag: Quốc Hội Đế chế (Lập pháp)

Einberufung: Sự triệu tập

Aufloesung: Sự giải thể

Kontrolle: Sự kiểm soát

Mitglieder: Thành viên (Dân biểu)

Einw. (Einwohner): Cư dân

Staatenhaus: Thượng viện ngày nay, được đề cử từ các Tiểu bang. Nhiệm kỳ của dân biểu là 6 năm.

Volkshaus: Hạ viện ngày nay được bầu mỗi 3 năm

Wahlberechtigte Staatsbuerger: Công dân có quyền bầu cử

Allgemeines, gleiches und geheimes Wahlrecht: Quyền đầu phiếu kín, bình đẳng và phổ thông

39 Einzelstaaten: 39 quốc gia (ngày nay gọi là tiểu bang)

 

Oberbefehl: Tổng Tư lệnh

Streitkraefte: Những lực lượng quân sự

Festungen: Các đồn bót, căn cứ

Heer: Lục quân

Marine: Hải quân

Notstandsrecht Kriegserklaerung: Quyền tuyên bố tình trạng chiến tranh

Gesetzesinitativ: Dự thảo luật, soạn thảo luật

Gesetzaufsicht: Giám sát Tài phán

4)                Roemerplatz

Một trong những địa điểm nỗi tiếng của thành phố Frankfurt là Roemerplatz: Roemer có nghĩa là người La Mã. Platz có nghĩa là chỗ. Ngày nay trên đài truyền hình tại Đức cũng như trên thế giới thường trình chiếu đến khu vực và các toà nhà nầy.

Dãy nhà Roemer được sử dụng như toà thị sảnh thành phố Frankfurt kể từ 600 năm đến nay. Đây là toà nhà lâu đời nhất và đẹp nhất của Đế chế Cộng hoà Đức.

Vào ngày 11 tháng 3 năm 1405 khi bộ máy hành chính thành phố Frankfurt cần một tòa nhà mới, hội đồng thành phố đã mua hai căn nhà dân có tên là Roemer (La Mã) và Goldner Schwan (Thiên nga vàng) để dời toà thị sảnh từ quãng trường Roemerberg về đó và là trung tâm thành phố Frankfurt thời bấy giờ.

blank

Ở ngôi nhà giữa Roemer phía trên ban công là tượng của 4 vị hoàng đế, 2 huy hiệu của thành phố, một đồng hồ và một bảng thông tin về ngôi nhà.

Bốn vị hoàng đế đó là Friedrich Barbarossa, vị hoàng đế đầu tiên được bầu tại Frankfurt (năm 1152); hoàng đế Ludwig người Bayern, người đã cho phép mở rộng thành phố và mở rộng quyền tổ chức hội chợ vào năm 1330; hoàng đế Karl IV, người đã xác nhận Frankfurt là nơi bầu hoàng đế (năm 1356) và Maximilian II, hoàng đế đầu tiên đăng quang trong  nhà thờ lớn Frankfurt (năm 1562).

blank

Cũng như mặt ngoài kiểu Tân Gothic, ban công ở nhà giữa Roemer chỉ được xây trong đợt sửa sang năm 1900. Ngày nay cũng như trong lịch sử, ban công này là một bục danh dự. Trong những năm gần đây, ban công đã được dùng để vinh danh các đội thể thao đoạt giải vô địch thế giới, như đội nữ bóng đá Đức vô địch thế giới năm 2003 hay đội túc cầu nam năm 2002 khi vào chung kết vô địch túc cầu thế giới cũng như đội bóng quốc gia Đức đoạt giaỉ vô địch thế giới vào năm 2014 vừa qua.

Vào thập niên 60, ngày 25.06.1963, cố Tổng Thống Mỹ John Kennedy có câu nói bất hủ khi đến viếng thăm thành phố Bá Linh khi còn bị chia đôi "Ich bin ein Berliner" cũng đã đến thành phố Frankfurt am Main thăm viếng khu Roemerplatz, nhà thờ Paulskirche. Nơi đây, khu Roemerberg, Tổng Thống Kennedy đã được dân chúng Đức chào đón nồng nhiệt.

5)                Chợ Giáng Sinh (Weihnachtsmarkt)

Song vào đó, Đức quốc là xứ của chợ Giáng Sinh được bắt đầu vào tuần lễ cuối tháng 11 đến ngày 23 tháng 12 để người dân có dịp mua sắm cho mùa Giáng Sinh tăng phần vui tươi vào mùa Đông băng tuyết. Mỗi năm có khoảng 3 triệu người từ các tiểu bang, các quốc gia trên khắp thế giới đến thăm viếng trong mùa Giáng sinh. Gần khu chợ Giáng sinh có rất nhiều xe buýt mang bảng số của các quốc gia trong Liên Minh Châu Âu (EU) đã chở du khách đến Frankfurt thăm viếng.

blank

Tại Frankfurt, chợ Giáng sinh kéo dài từ bờ sông Main - cầu Eisener Steg chạy đến Roemerplatz, rồi đến khu nhà thờ Paulskirche, tiếp đến con đường buôn bán Zeil ở trung tâm thành phố, khu Hauptwache…

Về nguồn gốc, chợ Giáng sinh bắt đầu xuất hiện từ cuối thời kỳ Trung Cổ vào khoảng thế kỷ 14. Chợ Giáng sinh ở thành phố Dresden thuộc Đông Đức được tổ chức đầu tiên vào năm 1434. Cho đến nay chợ Giáng sinh vẫn là nét văn hóa truyền thống đặc thù của Đức, Áo và Đông Bắc Pháp trong mùa Giáng sinh. Dần dần nó được phổ biến lan rộng đến nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Các gian hàng trong chợ Giáng sinh thường là những quầy hàng được đóng ráp bằng gỗ. Tại Frankfurt, trước sân nhà thờ Thánh Phao Lô, "Paulskirche" có căn nhà gỗ 2 tầng được chuyên chở đến lắp ráp để bán mật ong nguyên chất. Những mặt hàng khác thường được bày bán tại chợ. Ngoài bên cạnh các mặt hàng trang trí cho Giáng sinh, các mặt hàng thủ công truyền thống, còn phải kể tới rượu vang hâm nóng (tiếng Đức: gluehwein) với quế, cùng chung với những lát cam bốc mùi thơm phức. Loại rượu vang hâm nóng được bán trong các cốc nhỏ bằng sành hay bằng ly chai để khách có thể vừa đi thăm chợ vừa uống rượu vang nóng dưới trời tuyết lạnh buốt. Du khách cũng có dịp thưởng thức món xúc xích chính hiệu Thueringen, được nướng bằng than gỗ, ăn với bánh mì hay khoai tây chiên. Ngoài ra du khách thích đứng chung quanh bên các cái chòi (Huette) cho ấm vì chính giữa có cái chảo với đường kính khoảng 1m được treo trên đống lửa than hồng để xào gan heo, bò, gà chung với hành tây, ớt tươi có mùi thơm ngon bốc lên ngào ngạt. Khách đứng đó chưa ăn cũng đã thấy đói bụng rồi. Tại Roemerplatz có cây thông Giáng sinh rất cao với giàn đèn điện đủ màu sáng rực tạo thêm phần ấm cúng. Trước cửa Roemer có bục gỗ để trình diễn những hoạt cảnh Giáng sinh và đờn ca hát múa của các ban nhạc và du khách thăm viếng đứng gần đó thưởng thức phụ diễn.

Trên đây chỉ là một vài nét đặc trưng về thành phố Frankfurt và một số thắng cảnh lịch sử. Ngoài ra còn có những nhà hàng Đức cống hiến những đặc sản địa phương của tiểu bang Hessen mà các chính khách, chính trị gia cấp liên bang, tiểu bang của chính quyền Đức khi đi công tác ở Frankfurt không thể bỏ qua.

KS Nguyễn văn Phảy

Frankfurt Xuân Ất Mùi 2015

 

 

 

.

 


.
,

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chiến tranh là chết chóc, tàn phá và mất mát! Có những cuộc chiến tranh vệ quốc mang ý nghĩa sống còn của một dân tộc. Có những cuộc chiến tranh xâm lược để thỏa mãn mộng bá quyền của một chế độ hay một bạo chúa. Có những cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa hai chủ nghĩa, hai ý thức hệ chỉ biến cả dân tộc thành một lò lửa hận thù “nồi da xáo thịt.” Trường hợp sau cùng là bi kịch thống thiết mà dân tộc Việt Nam đã gánh chịu! Hệ lụy của bi kịch đó mãi đến nay, sau 50 năm vẫn chưa giải kết được. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, một nữ chiến binh cộng sản miền Bắc có tên là Dương Thu Hương khi vào được Sài Gòn và chứng kiến cảnh nguy nga tráng lệ của Hòn Ngọc Viễn Đông thời bấy giờ đã ngồi bệch xuống đường phố Sài Gòn và khóc nức nở, “khóc như cha chết.” Bà khóc “…vì cảm thấy cuộc chiến tranh là trò đùa của lịch sử, toàn bộ năng lượng của một dân tộc dồn vào sự phi lý, và đội quân thắng trận thuộc về một thể chế man rợ. Tôi cảm thấy tuổi trẻ của tôi mất đi một cách oan uổng ...
Ngày 30 tháng 4 năm 2025 là một ngày có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử Việt Nam đương đại, cũng là dịp để chúng ta cùng nhau hồi tưởng về ngày 30 tháng 4 năm 1975 và những gì mà dân tộc đã sống trong 50 năm qua. Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã kết thúc chiến tranh và đáng lẽ phải mở ra một vận hội mới huy hoàng cho đất nước: hoà bình, thống nhất và tái thiết hậu chiến với tinh thần hoà giải và hoà hợp dân tộc. Nhưng thực tế đã đánh tan bao ước vọng chân thành của những người dân muốn có một chỗ đứng trong lòng dân tộc.
Điều thú vị nhất của nghề làm báo là luôn có sự mới lạ. Ngày nào cũng có chuyện mới, không nhàm chán, nhưng đôi khi cũng kẹt, vì bí đề tài. Người viết, người vẽ, mỗi khi băn khoăn tìm đề tài, cách tiện nhất là hỏi đồng nghiệp. Ngày 26 tháng 3, 1975, hoạ sĩ Ngọc Dũng (Nguyễn Ngọc Dũng: 1931-2000), người dùng bút hiệu TUÝT, ký trên các biếm hoạ hàng ngày trên trang 3 Chính Luận, gặp người viết tại toà soạn, hỏi: “Bí quá ông ơi, vẽ cái gì bây giờ?”
Sau ngày nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và bị một số tòa án tiểu bang chống đối và hiện nay có hơn 120 vụ tranh tụng đang được xúc tiến. Trump cũng đã phản ứng bằng những lời lẽ thoá mạ giới thẩm phán và không thực thi một số phán quyết của tòa án. Nghiêm trọng hơn, Trump ngày càng muốn mở rộng quyền kiểm soát hoạt động của các công ty luật và công tố viên nghiêm nhặt hơn. Trong khi các sáng kiến lập pháp của Quốc hội hầu như hoàn toàn bị tê liệt vì Trump khống chế toàn diện, thì các cuộc tranh quyền của Hành pháp với Tư pháp đã khởi đầu. Nhưng Trump còn liên tục mở rộng quyền lực đến mức độ nào và liệu cơ quan Tư pháp có thể đưa Trump trở lại vị trí hiến định không, nếu không, thì nền dân chủ Mỹ sẽ lâm nguy, đó là vấn đề.
Khi Bạch Ốc công bố công thức tính thuế lên các quốc gia với các thang thuế khác nhau, người ta nhận ra đó chỉ là một một phép tính toán học căn bản, chẳng liên quan đến kinh tế học hay mậu dịch lẫn các dữ liệu thực tế nào cả. Chúng chỉ là những số liệu vô nghĩa và phi lý. Việt Nam không đánh thuế hàng Mỹ đến 90% và đảo hoang của những chú chim cánh cụt có liên quan gì đến giao thương. Điều này thể hiện một đối sách vội vã, tự phụ và đầy cảm tính, cá nhân của Donald Trump nhằm tạo áp lực lên thế giới, buộc các nước tái cân bằng mậu dịch với Mỹ hơn là dựa trên nền tảng giao thương truyền thống qua các hiệp ước và định chế quốc tế. Hoặc nhỏ nhặt hơn, để trả thù những gì đã xảy ra trong quá khứ: Trump ra lệnh áp thuế cả những vật phẩm tâm linh từ Vatican đưa sang Mỹ như một thái độ với những gì đức Giáo Hoàng Francis từng bày tỏ.
Tổng thống Donald Trump vào hôm qua đã đột ngột đảo ngược kế hoạch áp thuế quan toàn diện bằng cách tạm dừng trong 90 ngày. Chỉ một ngày trước đó đại diện thương mại của Trump đã đến Quốc Hội ca ngợi những lợi ích của thuế quan. Tuần trước chính Trump đã khẳng định "CHÍNH SÁCH CỦA TÔI SẼ KHÔNG BAO GIỜ THAY ĐỔI". Nhưng Trump đã chịu nhiều áp lực từ những nhân vật Cộng Hòa khác, các giám đốc điều hành doanh nghiệp và thậm chí cả những người bạn thân thiết, đã phải tạm ngừng kế hoạch thuế quan, chỉ duy trì thuế căn bản (baseline tariff) 10% đối với tất cả những đối tác thương mại.
Trật tự thế giới là một vấn đề về mức độ: nó thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào các yếu tố công nghệ, chính trị, xã hội và ý thức hệ mà nó có thể ảnh hưởng đến sự phân phối quyền lực trong toàn cầu và ảnh hưởng đến các chuẩn mực. Nó có thể bị thay đổi một cách triệt để bởi các xu hướng lịch sử rộng lớn hơn và những sai lầm của một cường quốc. Sau khi Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, và gần một năm trước khi Liên Xô sụp đổ vào cuối năm 1991, Tổng thống Mỹ George H.W. Bush đã tuyên bố về một "trật tự thế giới mới". Hiện nay, chỉ hai tháng sau nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của Donald Trump, Kaja Kallas, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, đã tuyên bố rằng "trật tự quốc tế đang trải qua những thay đổi ở mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1945". Nhưng "trật tự thế giới" là gì và nó được duy trì hoặc phá vỡ như thế nào?
Hãy bắt đầu niềm tin này với câu nói của John Kelly, tướng thủy quân lục chiến hồi hưu, cựu Bộ trưởng Nội an, cựu chánh văn phòng của Donald Trump (2018): “Người phát điên vì quyền lực là mối đe dọa chết người đối với nền dân chủ.” Ông phát biểu câu này tại một hội nghị chuyên đề về nền Dân chủ ở Mount Vernon vào tháng 11/2024, ngay tại ngôi nhà của George Washington, vị tổng thống đầu tiên, người mở ra con đường cho nền dân chủ và tự do của Hoa Kỳ. Không đùa đâu! Tướng Kelly muốn nói, những người phát điên vì quyền lực ấy có thể giữ các chức danh khác nhau, thậm chí là Tổng Thống, nhưng trong thâm tâm họ là bạo chúa, và tất cả các bạo chúa đều có cùng một đặc điểm: Họ không bao giờ tự nguyện nhượng quyền lực.
Gần đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp dụng chính sách áp thuế 25% đối với ô tô nhập khẩu vào Mỹ, trước đó Trump cũng đã áp đặt biện pháp trừng phạt chung đối với Liên Âu, Canada, Mexico và Trung Quốc, nhưng lại tạm hoãn trong 30 ngày để cho Canada và Mexico thương thuyết. Các biện pháp bất nhất này gây nhiều hoang mang cho chính giới và doanh nghiệp các nước đối tác.
Trong buổi phỏng vấn ngày 31 tháng 10 năm 2024 với bình luận gia cánh hữu Tucker Carlson, Tổng thống Donald Trump khẳng định rằng dưới thời Joe Biden, Hoa Kỳ đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi vô tình đẩy Nga và TQ lại gần nhau. Theo Trump, một trong những ưu tiên hàng đầu khi ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc sẽ là phá vỡ liên minh này. Khi đó, Trump tự tin tuyên bố: “Tôi sẽ phải tách họ ra, và tôi tin mình sẽ làm được.” Và ngay từ những ngày đầu của nhiệm kỳ thứ hai, Trump đã tỏ rõ mong muốn đàm phán với Nga nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine. Một cách giải thích cho chính sách này là: Trump đang làm đúng những gì từng nói trong cuộc trò chuyện với Carlson. Việc rút Hoa Kỳ khỏi cuộc xung đột tại Âu Châu và khôi phục quan hệ với Moscow, kể cả khi phải bỏ rơi Ukraine, là một phần trong chiến lược tập trung đối phó với TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.