BRUSSELS - Các bộ trưởng tài chính Liên Âu chuẩn bị họp phiên thứ 3 về khủng hoảng Hy Lạp có ý nghĩa sinh tử sau khi giới lãnh đạo Athens đề nghị gia hạn 6 tháng và Berlin đã bác bỏ.
Chương trình tài trợ cứu nguy Hy Lạp đuợc dự kiến mãn hạn vào cuối tháng này và Hy Lạp có thể cạn tiền nếu không có thỏa thuận mới.
Chính phủ Đức có vẻ hoà dịu hơn qua tuyên bố sáng Thứ Sáu của phát ngôn viên Christiane Wirtz rằng yêu cầu của Athens là không đủ nhưng có thể là khởi điểm để thương thảo tiếp. Trước đó, bộ trưởng tài chính Finland ám chỉ có hy vọng tìm kiếm giải pháp sau cuộc điện đàm 50 phút tối Thứ Năm giữa Thủ Tướng Merkel và Thủ Tướng Hy Lạp - 1 viên chức Berlin tiết lộ: cuộc điện đàm giữa 2 Thủ Tướng là xây dựng và tích cực hướng tới 1 giải pháp cùng có lợi.
Chính phủ Đức có thể mất 60 tỉ euro (68 tỉ MK) nếu Hy Lạp từ bỏ eurozone.
Cùng ngày Thứ Sáu, QH Hy Lạp biểu quyết hàng loạt đề luật cải tổ xã hội có tác dụng không thực hiện các nghĩa vụ với các nhà tài trợ cứu nguy.
Chương trình tài trợ cứu nguy Hy Lạp đuợc dự kiến mãn hạn vào cuối tháng này và Hy Lạp có thể cạn tiền nếu không có thỏa thuận mới.
Chính phủ Đức có vẻ hoà dịu hơn qua tuyên bố sáng Thứ Sáu của phát ngôn viên Christiane Wirtz rằng yêu cầu của Athens là không đủ nhưng có thể là khởi điểm để thương thảo tiếp. Trước đó, bộ trưởng tài chính Finland ám chỉ có hy vọng tìm kiếm giải pháp sau cuộc điện đàm 50 phút tối Thứ Năm giữa Thủ Tướng Merkel và Thủ Tướng Hy Lạp - 1 viên chức Berlin tiết lộ: cuộc điện đàm giữa 2 Thủ Tướng là xây dựng và tích cực hướng tới 1 giải pháp cùng có lợi.
Chính phủ Đức có thể mất 60 tỉ euro (68 tỉ MK) nếu Hy Lạp từ bỏ eurozone.
Cùng ngày Thứ Sáu, QH Hy Lạp biểu quyết hàng loạt đề luật cải tổ xã hội có tác dụng không thực hiện các nghĩa vụ với các nhà tài trợ cứu nguy.
Gửi ý kiến của bạn