BIỂN ĐÔNG (VB) -- Mỹ sẽ đưa 4 tàu chiến loại tác chiến ven biển vào Đông Nam Á, theo tin cuủ VOA.
Trong khi đó, bản tin RFI noí rằng Trung Quốc đã nhận chìm hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị Quốc phòng ASEAN.
Trong khi đó, báo Wall Street Journal cho biết Trung Quốc tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo ở các rạn san hô, bãi cạn ở Biển Đông.
Báo WSJ nói rằng hình ảnh vệ tinh cho thấy TQ đã xây một đảo nhân tạo rộng 75,000 square yards—rộng bằng 14 sân football -- và 2 cầu tàu, một xưởng xi măng và sân bay trực thăng.
Nơi xây đaỏ nhân tạo naà cách 210 dặm tới Philippines và cách 660 dặm tới Trung Quốc.
Trong khi đó, bản tin VOA cho biết 4 tàu chiến của Mỹ được thiết kế để chiến đấu ở khu vực ven biển tương tự như vùng biển ở Đông Nam Á sẽ hoạt động ngoài khơi Singapore đến trước năm 2018, một quan chức cao cấp của Hải quân Mỹ cho biết.
Chuẩn Đô đốc Charles Williams, chỉ huy lực lượng đặc nhiệm 73 của Hạm đội thứ Bảy Hoa Kỳ, cho biết có tới bốn chiếc tàu được gọi là tàu chiến duyên hải sẽ hiện diện ở Singapore trước năm 2018 trong những đợt "điều động luân phiên" của Hạm đội thứ Bảy.
Ông Williams cho báo giới biết như vậy trên tàu chiến USS Fort Worth, một chiếc tàu chiến duyên hải đang nằm trong đợt điều động kéo dài 16 tháng đến Đông Nam Á.
Tàu USS Fort Worth sắp sửa tham gia một cuộc tập quân sự chung với Hàn Quốc từ ngày 24 tháng 2 đến ngày 6 tháng 3, và sẽ cùng lực lượng hải quân trong khu vực tham gia cuộc diễn tập hợp tác hàng năm cũng như Triển lãm Quốc tế về Quốc phòng Hàng hải.
Ông Williams nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiện diện hải quân Mỹ ở cả Đông Nam Á và Đông Bắc Á trong bối cảnh Washington đang tích cực theo đuổi chính sách xoay trục về khu vực này.
Mặt khác, RFI cho biết theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông. Trong cuộc họp cấp chuyên viên diễn ra vào tuần trước, chuẩn bị cho Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng – ADMM Plus, dự trù vào tháng 11 tới đây, Bắc Kinh đã bác bỏ một đề nghị của ASEAN muốn đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự.
Hội nghị mang tên tắt tiếng Anh là ADMM+ là một cơ chế tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 đối tác gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand. Cho đến nay, cơ chế này đã họp được hai lần, vào năm 2010 tại Hà Nội, và vào năm 2013 tại Brunei. Cuộc họp tới đây sẽ diễn ra tại Malaysia vào tháng 11/2015.
Theo chuyên san quốc phòng IHS Jane’s, nhân một cuộc họp cấp chuyên viên vào tuần trước, các nước ASEAN đã đề nghị đưa hồ sơ vào chương trình nghị sự Hội nghị ADMM+ tới đây, cụ thể là thảo luận về việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như về bộ Quy tắc Ứng xử đang được gợi lên.
Tuy nhiên, đề nghị của phía ASEAN đã bị Trung Quốc bác bỏ, và điều đó có nghĩa là nếu sắp tới đây, Bắc Kinh không thay đổi ý kiến, thì vấn đề Biển Đông sẽ không được đề cập đến tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng vào tháng 11.
RFI viết:
“Lý do rất đơn giản, Bắc Kinh không muốn bị một văn bản chính thức trói tay trong tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông.
Mặt khác, Trung Quốc cũng không muốn «quốc tế hóa» tranh chấp Biển Đông, để có thể bắt chẹt các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn đang tranh chấp với mình, dưới chiêu bài thương thuyết song phương.”