Nguyên tác Anh ngữ: Olga Dror
Bản dịch Việt ngữ: Huỳnh Kim Quang
Như toàn văn lịch sinh hoạt tại Berleley đã phổ biến, Thứ Tư 25 tháng Hai 2015, nhằm ngày mùng bảy Tết Ất Mùi, sách “Mourning Headband for Huế” --từ nguyên tác tiếng Việt “Giải Khăn Sô Cho Huế” của Nhã Ca -- chính thức thành đề tài thảo luận tại Đại Học Berkeley, với hai diễn giả chính là Nhã Ca, người viết, và Olga Dror, người dịch.
February 2015
Mourning Headband for Hue
Reading - Literary | February 25 | 4-6 p.m. | 180 Doe Library
Featured Speaker: Nha Ca, writer
Speaker: Olga Dror, Associate Professor of History, Texas A & M University
Sponsor: Center for Southeast Asia Studies
This book event will highlight the new English-language translation of prominent Vietnamese writer Nha Ca's memoir Giai khan so co Hue, which was first published in 1969 as an eyewitness chronicle of the suffering of Vietnamese civilians caught in the city of Hue during the 1968 Tet offensive.
This event will include remarks on the translation by Prof. Olga Dror, the book's translator [in English], and commentary about the book itself by Nha Ca [in Vietnamese, with English language translation provided]
Nha Ca was born in Hue, Vietnam in 1939, but moved to Saigon after her marriage where she established a literary career. After the fall of South Vietnam in 1975, Nha Ca was incarcerated by the new national government. She was allowed to emigrate to the West with her family in 1989 and now lives in southern California.
Olga Dror was born in the Soviet Union and received an M.A. in Oriental Studies from Leningrad State University in 1987. She emigrated to Israel in 1989, and later moved to the U.S. to study Vietnamese history at Cornell University. She received her Ph.D. from Cornell in 2003, and has been a member of Texas A&M's faculty since 2004. Event Contact: cseas@berkeley.edu, 510-642-3609; 322 Wheeler Hall. Berkeley CA 94720 :: 510.642.3467 UC Berkeley.
Tuy giỏi nhiều ngôn ngữ và từng trực tiếp dịch bút ký truyền giáo ở Việt Nam của Linh Mục Adriano di Santa Thecla từ tiếng La Tinh, hay bút ký chạy loạn Huế Mậu Thân của Nhã Ca từ Việt ngữ sang Anh ngữ, công việc chính của Olga Dror là nghiên cứu và giảng dạy về lịch sử Việt Nam tại Texas A&M University. Đó là lý do trong ấn bản Mourning Headband for Hue, ngoài phần dịch thuật, Olga Dror còn có thêm “Translator’s Introduction”, (Giới Thiệu của Dịch Giả) bổ cứu công phu, phân tích tỉ mỉ các quan điểm về Chiến Tranh Việt Nam và trận chiến Huế. Sau đây là bản dịch bài viết công phu của bà về “Giải Khăn Sô cho Huế” và tác giả Nhã Ca.
Tác giả - Tác phẩm (2)
Người ta có thể nghe tiếng nói rõ và lớn của Nhã Ca chống lại sự hung tàn, mà bà đã chứng kiến sự giết hại giữa người Việt với nhau trong cuộc nội chiến này.
Tiếng nói của bà trở nên cay đắng đặc biệt khi bà mô tả những tàn bạo được thực hiện bởi những người Cộng Sản và những kẻ gia nhập vào lực lượng với họ. Sự hung tàn của Cộng Sản và những tên tay sai của chúng trong Trận Tấn Công Tết thúc đẩy Nhã Ca lần đầu tiên chuyển từ đổ lỗi chiến tranh đối với thảm kịch của người dân Việt Nam, mà bà đã viết trong Đêm Nghe Tiếng Đại Bác, tới việc ngày càng bày tỏ rõ lập trường chống Cộng. Nó cũng đẩy bà lìa xa hơn ý nghĩa ban đầu của bút hiệu Nhã Ca và những chủ đề mà nó dựng lên, rất gần gũi với trái tim của bà trước giữa thập niên 1960s.(10) Tuy nhiên, bà đã không xóa đi những sự thật phổ quát đối với những người Cộng Sản, những nhà Dân Tộc Chủ Nghĩa, hay người Mỹ bằng việc miêu tả họ trong đen và trắng. Dù giữa cơn ác mộng của Huế, và sau đó viết về nó, bà đã mô tả những điển hình tích cực của lòng nhân đạo trong từng nhóm chiến binh. Trong “Lời Tựa Nhỏ” viết cho Giải Khăn Sô Cho Huế, bà gánh lấy trách nhiệm cho thế hệ của bà đối với thảm cảnh của Việt Nam và của Huế, đã để cho đất nước rơi vào nội chiến đổ nát để lại di sản đổ vỡ cho các thế hệ tương lai. Như tôi sẽ bàn đến trong phần sau, nó là và nó không là quan điểm được mọi người chấp nhận, từ đó đến nay.
Tác phẩm của Nhã Ca đăng báo lần đầu vào năm 1969, được đăng thành nhiều kỳ liên tiếp trong nhật báo Hòa Bình tại Nam Việt Nam từ ngày 30 tháng 3 tới ngày 18 tháng 8. Bà còn nhớ đã bị đe dọa bởi Cộng Sản, họ gửi cho bà nhiều lá thư đòi ngưng đăng loạt bài đó, nhưng bà vẫn tiếp tục cho đăng. Cuối năm 1969 loạt bài đăng nhiều kỳ này được phát hành thành sách bởi nhà xuất bản Thương Yêu, do chính Nhã Ca đã sáng lập.(11) Cùng năm đó nhà xuất bản nói trên cũng đã xuất bản Một Mai Khi Hòa Bình và Tình Ca Cho Huế Đổ Nát, và sau đó, năm 1970 cũng nhà xuất bản này đã xuất bản tác phẩm tiếp theo, Tình Ca Trong Lửa Đỏ.
Nhưng Giải Khăn Sô Cho Huế là (và vẫn là) tác phẩm nổi tiếng nhất của Nhã Ca. Tác giả tặng tất cả tiền thu nhập từ các ấn bản tiếng Việt đầu tiên và sau này của Giải Khăn Sô Cho Huế cho thành phố Huế thân yêu của bà để đóng góp vào sự tái thiết thành phố này sau tàn phá của Trận Tấn Công Tết. Năm 1970 Nhã Ca nhận được sự vinh danh của chính quyền cho Giải Khăn Sô Cho Huế – giải thưởng thứ 3 trong Giải Thưởng Văn Chương Toàn Quốc của Tổng Thống trong lãnh vực “Truyện Dài.”(12)
Hoàn cảnh văn học tại Miền Nam vào thời điểm đó thì đa dạng lạ thường. Như đã được đề cập ở trên, hàng trăm tờ báo, tạp chí, và tạp chí chuyên đề được xuất bản, và nhiều nhà xuất bản ấn hành các tác phẩm mới và cũ. Một nhà văn Việt Nam nổi tiếng, Võ Phiến, mô tả sự đa dạng đâm chồi nảy lộc: trong khi những nhà văn như Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Hoàng Chương, và chính Võ Phiến “đã vượt qua những quan tâm và đề tài chính trị để suy tư về thế giới xa cách với những biến cố hiện thời… Phan Nhật Nam, Nhã Ca, và Dương Nghiễm Mậu lên án sự hung tàn của Cộng Sản, trong khi Thế Nguyên, Nguyễn Ngọc Lan, Nhất Hạnh, Nguyễn Trọng Văn, Lữ Phương, v.v… thì tiếp tục tố cáo chính quyền (miền Nam) độc tài và tham nhũng và xã hội (miền Nam) bất công và suy đồi.”(13)
Trong khi một vài người, như Võ Phiến, nhìn thấy Giải Khăn Sô Cho Huế như là sự lên án Cộng Sản tàn ác, thì nó cũng là một thứ chống chiến tranh không thể chối cãi, và một cách nào đó là tác phẩm chống Mỹ. Mối quan hệ giữa Nhã Ca và chính quyền Sài Gòn không êm ấm. Chính quyền thường kiểm duyệt một số ấn phẩm của bà, như họ đã làm với nhiều tác giả khác. Nhưng sự kiện Giải Khăn Sô Cho Huế không chỉ được xuất bản mà còn thắng giải của chính quyền toàn quốc cho thấy các tác giả tại Miền Nam được hưởng tự do tư tưởng nhiều hơn các đồng nghiệp của họ tại Miền Bắc.Đoàn làm phim Đất Khổ nghỉ trưa, từ trái: Trịnh Công Sơn, Trần Lê Nguyễn (đang ăn), Nhã Ca, Minh Trang, Lê Trọng Nguyễn... và Đạo diễn Hà Thúc Cần, mũ, kính đen.
Năm 1971 đạo diễn Hà Thúc Cần bắt đầu cho quay cuốn phim có tên Đất Khổ một phần dựa trên Giải Khăn Sô Cho Huế và Đêm Nghe Tiếng Đại Bác.(14) Nhã Ca viết kịch bản phim và tham gia vào nhóm sản xuất. Một nhạc sĩ nổi tiếng, Trịnh Công Sơn, người quý mến Nhã Ca, cũng sống qua ác mộng Tết Mậu Thân tại Huế và là người, cũng như Nhã Ca, ghét chiến tranh, làm diễn viên trong phim. Cuốn phim được hoàn tất vào năm 1972 lúc mà Miền Nam rơi vào hoàn cảnh khốc liệt giữa cuộc tấn công khác của Cộng Sản và những thương lượng giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt để dẫn tới cuộc rút quân của Mỹ mà không cần đếm xỉa gì tới số phận của người dân Miền Nam Việt Nam.(15) Chính quyền Miền Nam cấm cuốn phim nói trên bởi vì thông điệp chống chiến tranh mạnh mẽ của nó.
(10) Nhà văn và nhà phê bình văn học Việt Nam nổi tiếng Võ Phiến và Thế Uyên mô tả việc chính trị hóa của Nhã Ca và những tác giả khác trong tạp chí văn học Bách Khoa. “Nói chuyện với Võ Phiến về Tác Phẩm Văn Học và Cuộc Đời,” Bách Khoa số 302 (ngày 1 tháng 8 năm 1969), trang 59-72; “Vài vấn đề với Thế Uyên,” Bách Khoa số 303 (ngày 15 tháng 8 năm 1969), trang 72-74.
(11) Nó được tái bản vào năm 1970 và 1973 tại Sài Gòn bởi cùng nhà xuất bản, và một bản được sửa chữa lại được xuất bản tại California bởi nhà xuất bản Việt Báo vào năm 2008.
(12) Giải đầu và giải thứ hai được trao cho 2 nhà văn nữ khác: giải thứ nhất trao cho Túy Hồng cho tác phẩm Những Sợi Sắc Không; giải thứ hai trao cho Nguyễn Thị Thụy Vũ cho tác phẩm Khung Rêu.
(13) Võ Phiến, Văn Học Miền Nam, 1954-1975 (Nhà xuất bản Vietnamese Language and Culture Publications, Victoria, Úc, 1992), trang 137.
(14) Phim có sẵn trên YouTube và Amazon. Về lịch sử sáng tạo và đóng góp của phim ảnh, xin xem Nguyễn Xuân Nghĩa, “Ngậm ngùi với Đất Khổ,” Việt Báo, Mùa Xuân 2008, trang 56-57.
(15) Xem Larry Berman, No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger, and Betrayal in Vietnam [Không Hòa Bình, Chẳng Danh Dự: Nixon, Kissinger, và Sự Phản Bội tại Việt Nam] (Nxb Free Press, New York, 2001).
(16) Xin xem điển hình là Trần Trọng Đăng Đàn, Văn Hóa, văn nghệ phục vụ chủ nghĩa thực dân mới Mỹ tại Việt Nam 1954-1975 (Nxb Thông Tin, Long An, 1990), trang 618-72.
(17) Jamieson, Understanding Vietnam [Hiểu Việt Nam], trang 364.
(18) Huy Đức, Bên Thắng Cuộc, cuốn 1, Giải phóng (Nxb OsinBook, Sài Gòn, New York, 2012), trang 51.
(19) Tuyên bố của Neil Jamieson là rằng Nhã Ca đã bị tù nhiều năm là không đúng. Jamieson, Understanding Vietnam, trang 364.
(20) Tom Hansson, “Han flydde fran Vietnam – men familjens halls kvar” [Ông rời khỏi Việt Nam – Nhưng Gia Đình Vẫn Còn Bị Giữ Ở Đó], Svenska Dagbladet, ngày 19 tháng 4 năm 1987, được mô phỏng lại trong Nhã Ca, Hồi Ký Một Người Mất Ngày Tháng (Nxb Thương Yêu, Westminster, CA, 1991), trang 524-33.
(21) Hansson, “Han flydde fran Vietnam – men familjens halls kvar,” 524-33.
(22) Hai tác phẩm khác là một cuốn tiểu thuyết, Hoa Phượng, Đừng Đỏ Nữa (Nxb Thương Yêu, Westminster, CA, 1989), và một tuyển tập truyện ngắn, Sài Gòn Cười Một Mình (Nxb Thương Yêu, Westminster, CA, 1990).