Việc khám phá khí methane trên Hỏa Tinh được thực hiện bởi Xe Curiosity Rover của NASA. Sự khám phá của xe robot đối với Hỏa Tinh cho thấy rằng bầu khí quyển của hành tinh này thì lạnh, khô và thiếu áp suất không khí. Tuy nhiên, các điều kiện có thể là khác dưới mặt đất.
Các nhà nghiên cứu khám phá những sinh vật ở dưới đất trên trái đất đủ sức chịu đựng để sống trong các điều kiện của Hỏa Tinh.
Nhà sinh vật học Timothy Kral nghiên cứu về vi khuẩn trong các điều kiện tương tự với bề mặt giả giống như Hỏa Tinh. Ông ấy khám phá qua các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm của ông ấy tại Đại Học Arkansas rằng một nhóm sinh vật có thể sống tới 120 ngày dù nhiệt độ cực kỳ lạnh, nóng và áp suất thấp. Những sinh vật này là các sinh vật đơn bào được gọi là methanogen bởi vì chúng bài tiết ra khí methane.
Theo Kral, bất cứ vật gì sống được trên Hỏa Tinh đều thuộc loại này. Ông cho biết sinh vật methanogen không cần khí oxy vì khí này giết chết chúng, đó là lý do tại sao chúng chun xuống dưới đất khi bầu khí quyển của Trái Đất trở thành nhiều khí oxy cách nay 2.4 tỉ năm.
Việc khám phá ra khí methane trên Hỏa Tinh thực sự làm các nhà khoa học thích thú, vì nói cung cấp sự kiện là loại sinh vật methanogen có thể sống trong Hỏa Tinh.
Gửi ý kiến của bạn