Hôm nay,  

Vui Buồn Nghề Thẩm Mỹ: Trong Những Điều Khó Nói...

27/12/201400:00:00(Xem: 2643)
Trong nghề thẩm mỹ của chúng ta có vài điều khó nói với nhau. Sự thật hay gây mích lòng. Nhưng nên nói sự thật để xây dựng với nhau.

Một trong những điều khó nói đó có liên quan và ảnh hưởng với cả thợ lẫn khách.

Hồi còn học trong trường có hai người học viên tới từ nước Trung Đông, hình như là Ả Rập thì phải. Hai cô nầy có một sắc đẹp sâu sắc, huyền bí theo kiểu như các cô gái thời xưa trong mấy phim đường xa, mặt che mạng chỉ chừa hai con mắt ra đó, thân hình cũng cân đối ưa nhìn. Một cô có tài múa bụng trong buổi lễ tân niên, rất vui, nhưng, mọi người đều ngồi tránh xa hai cô.

Lại có một cậu người thì cao ráo sáng sủa đẹp trai mà hổng cô nào dám lại gần.

Lý do là vì, ba người tỏa ra một thứ mùi thiệt là khổ cho lỗ mũi của người xung quanh. Mà hổng ai dám nói vì ngại, người mình mà, những chuyện đó khó nói quá đi, để tự người ta hiểu. Khổ một nỗi, bởi vì không tự biết mình, ba người nầy mới như vậy.

Biết tới chừng nào người ta mới tự hiểu đây?

Thiệt là một điều quá sức khó xử cho bạn học, cũng như cho cô giảng viên trong lớp học.

Mỗi buổi sáng giờ học lý thuyết, lớp học thì nhỏ xíu chật hẹp bàn ghế, học viên ngồi đầy, và nguyên buổi sáng cả lớp phải chịu đựng cái mùi hôi nách dù cho có mở hết cửa sổ cửa cái ra.

Tại làm sao vậy?

Theo các chị bạn xầm xì với nhau thì có lẽ thức ăn của họ có chứa quá nhiều gia vị như tỏi và hành, nhìn mái tóc dầy đặc là biết lông nách của họ phải là rậm lắm. Thói thường người ta phải xài loại thuốc thoa nách (deodorant) để trị cái mùi khó chịu ấy, hoặc người ta cạo lông nách sạch đi cũng đỡ nhưng hình như đạo giáo của họ không cho họ cạo lông gì hết mà lại không xài hay không biết xài những thuốc chống và ngăn mùi hôi, mới ra cớ sự.

Có một lần hai cô chưa vô lớp các bạn học xúm nhau than phiền với cô giảng viên. Cô biết làm sao bây giờ vì chuyện khó nói quá. Khi ba người nầy vô lớp có vài người chịu không nỗi phải bỏ lớp đi ra. Sau giờ học thì mượn tập chép bài. Thật là khổ sở bất tiện!

Còn học trong trường mà bạn bè đều lánh xa, thử hỏi khi ra nghề rồi làm sao?

Thử hỏi khi ra nghề thì mấy người nầy tính như thế nào nếu đứng gội đầu cho khách hai cái nách kê ngay lỗ mũi của khách!!!. Hoặc khi hớt tóc uốn tóc nhuộm tóc phải dở hai cái nách lên!!!

Cũng như có người hơi thở hôi hám, làm facial, khi mở miệng ra thì ai cũng né.

Người ta quên đi một trong những bài học lý thuyết làm đầu là bài “Giữ vệ sinh sạch sẽ cho chính mình” rồi.

Người thợ không biết tự trọng mới để khách phải nín thở !!!

Chuyện bữa nay cũng là chuyện xảy ra trong cái tiệm bữa hổm mới bị bà hội đồng vô xét đó nhưng là chuyện nói về người khách.

Chắc bạn còn nhớ trong tiệm đó có một ông thợ tóc người Đại Hàn. Ông nầy lanh lợi khôn dàn trời mây. Tiếng Anh nói như gió cuốn mưa tuôn. Khách hớt tóc đàn ông là ổng gồm thâu thiên hạ gom hết lên ghế của ổng.

Ổng có một cậu khách Mỹ trẻ. Tên nầy không biết con cái nhà ai mà ở dơ hết chỗ nói.

Trong tiệm đang đông đúc vui vẻ, ai nấy đều bận rộn, người thì dũa lia chia, người thì cắt tóc lách cách, người thì gội đầu xột xoạt, người quấn tóc uốn tóc lăng xăng, bỗng có ai lên tiếng:

- Ái da. Thúi quá. Thúi quá. Ai làm gì mà thúi quá vậy cà???

Mọi người nhìn quanh nhìn quất. Ông Đại Hàn hà một tiếng:

- Oh my God. (tạm dịch qua tiếng Việt) Ối thượng đế ơi. Thằng ở dơ tới nữa rồi kìa. Nó thúi chớ ai. Chịu hết nỗi rồi hôm nay tôi phải sửa nó mới được. – xây qua tên thanh niên ông nạt:

- Ê, you. Về nhà tắm đi rồi hãy trở lại đây. You thúi quá tôi không hớt tóc cho you đâu.

Tên khách cự nự:

- Ê. Stupid. (tạm dịch tiếng Việt) Ê, cái đồ ngu. You không được nói ta thúi. You muốn kỳ thị hả?. Ta kêu cảnh sát tới thưa you tội kỳ thị.

Ông Đại Hàn nầy đâu phải tay vừa, ông trả lời liền, tay chỉ tấm bảng gắn ngay cửa ra vô:

- You đọc đi. Đọc tấm bảng nầy đi, “Chúng tôi có quyền từ chối phục vụ bất cứ người khách nào với bất cứ lý do gì.” Đọc đi. Về tắm rồi hãy trở lại đây thì tôi mới hớt tóc cho.

Tên thanh niên đỏ mặt bỏ đi.

Trong tiệm ai nấy vỗ tay cổ võ ông Đại Hàn.

Vậy mà vài phút sau đó có điện thoại kêu đích danh ông Đại Hàn. Thì ra anh chàng ở dơ về nhà mét má, má nó gọi lại mắng vốn. Bà ta hăm dọa sẽ đi thưa tiệm thưa thợ thưa lung tung. Ông Đại Hàn ngẩng đầu lên, nói rõ ràng “ You cứ thưa đi tôi đi hầu. Tới đâu cũng tới. Sợ chó gì. Tôi theo đúng luật. Luật vệ sinh áp dụng cho cả thợ lẫn khách và người xung quanh, con bà không biết giữ vệ sinh tới đây thúi ìn mà bắt người ta phải nín thở để hớt tóc cho nó à?

Chuyện còn đang hồi phân giải. Chẳng biết bà ta có đâm đơn đi kiện hay không.

Kiện cho kiện. Luật pháp để bảo vệ công lý cho tất cả mọi công dân.

Mình chính đáng thì sợ gì. Phải thì thôi. Lẽ phải luôn được bảo vệ.

Trong khi đó thì, ngày nào chủ tiệm cũng nhắc nhở thợ thuyền là, mấy người làm ơn giữ vệ sinh, đồ nghề phải khử trùng sạch sẽ chuẩn bị cho tụi nó tới xét. Ngán gì. Đúng thì thôi!

Trương Ngọc Bảo Xuân

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.

LTS: Mời quý vị nghe bài phát biểu của Dân Biểu Liên Bang Derek Trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ sáng thứ Ba 29 tháng Tư, 2025 về Dấu Mốc 50 Năm Tháng Tư Đen.



***
Kính thưa Ngài Chủ Tịch Hạ Viện, 

Hôm nay tôi xin được phép phát biểu trong vài phút để chia sẻ một điều rất quan trọng đối với cộng đồng người Việt hải ngoại.

Tháng Tư Đen – không chỉ là một ngày buồn trong lịch sử, mà còn là dấu mốc nhắc nhở chúng ta về một ngày tang thương, khi chúng ta mất tất cả – mái ấm, quê hương, cuộc sống, và cả tương lai ở mảnh đất mà ta từng gọi là tổ quốc.

Cách đây 50 năm, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, miền Nam Việt Nam rơi vào tay chế độ cộng sản. Khi đó, Mỹ đã di tản khoảng 6.000 người, bao gồm cả người Mỹ và người Việt, đến nơi an toàn. Rồi hàng trăm ngàn người Việt khác cũng lần lượt vượt biển ra đi, không biết phía trước là gì, chỉ biết phải rời đi để tìm sự sống.

Những người còn ở lại đã phải chịu cảnh sống ngày càng khắc nghiệt dưới chế độ cộng sản. Nhiều người bị đưa vào trại cải tạo – không chỉ mất nhà cửa, mà mất cả tự do, nhân phẩm, và không ít người mất luôn cả mạng sống.

Đây là một ngày đau buồn. Một ngày để chúng ta tưởng niệm, suy ngẫm, và để nhìn lại tất cả những gì đã mất.

Có hơn 58.000 lính Mỹ và hơn 250.000 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh. Những người này đã chiến đấu và ngã xuống vì tự do. Họ xứng đáng được chúng ta biết ơn mãi mãi. Chúng ta tưởng niệm không chỉ những người lính, mà còn hàng triệu người dân vô tội đã chết trong chiến tranh, những người bị đàn áp sau ngày 30 tháng 4, và những người bỏ mạng trên biển trong hành trình vượt thoát.

Chúng ta có trách nhiệm sống xứng đáng với sự hy sinh của họ — bằng cách sống trọn vẹn và sống có ý nghĩa trong cuộc đời mới này.

Tôi là một trong hàng trăm ngàn người Mỹ gốc Việt được sinh ra trong những gia đình tị nạn – những người cha, người mẹ ra đi tay trắng, chỉ mang theo niềm hy vọng. Nhưng họ không để hành trình khổ cực ấy định nghĩa cuộc đời mình ở Mỹ. Họ xây dựng cộng đồng mạnh mẽ, thành công, và luôn giữ gìn bản sắc, lịch sử dân tộc.



Và hôm nay, sau 50 năm, chúng ta không chỉ tưởng niệm mà còn tự hào về những gì cộng đồng người Việt đã làm được. Từ tro tàn chiến tranh, chúng ta đã đứng dậy và vươn lên.

Chúng ta có những người gốc Việt làm tướng, đô đốc trong quân đội Mỹ, có nhà khoa học đoạt giải thưởng lớn, doanh nhân thành công, giáo sư, bác sĩ, nghệ sĩ – ở mọi lĩnh vực. Từ người tị nạn, chúng ta đã viết nên câu chuyện thành công chỉ trong vòng năm mươi năm.

Nhiều người trong số họ là con em của thuyền nhân – hoặc chính là những người vượt biển. Họ là minh chứng sống động cho tinh thần không chịu khuất phục, không ngừng vươn lên của người Việt.

Riêng tôi, là người Mỹ gốc Việt đầu tiên đại diện cho cộng đồng Little Saigon ở Quận Cam trong Quốc Hội. Tôi rất vinh dự và cảm thấy trách nhiệm nặng nề khi mang theo câu chuyện lịch sử của chúng ta. Little Saigon – nơi có cộng đồng người Việt lớn nhất thế giới – là biểu tượng sống động cho nghị lực, cho hy vọng, và cho tinh thần vượt khó.

Tôi nối bước những người đi trước – những lãnh đạo người Việt ở California và khắp nước Mỹ – những người đã mở đường để thế hệ chúng tôi có thể tiếp bước. Tôi là người thứ ba gốc Việt được bầu vào Quốc hội, sau Dân biểu Joseph Cao ở Louisiana và Nữ dân biểu Stephanie Murphy ở Florida. Tôi không quên rằng mình đang tiếp nối di sản mà bao người đã hy sinh để giữ gìn.

Mỗi ngày, tôi đều nhắc mình rằng: Chúng ta phải giữ gìn câu chuyện này, phải kể lại trung thực, để không ai – kể cả chế độ cộng sản – có thể viết lại lịch sử của chúng ta.

Tôi mong các đồng nghiệp trong Quốc Hội hãy cùng tôi không chỉ tưởng nhớ những nỗi đau mà chúng tôi đã trải qua, mà còn tôn vinh tinh thần bất khuất của người Việt Nam. Hãy vinh danh các cựu chiến binh – cả Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa – những người đã hy sinh cho tự do.

Và trong ngày kỷ niệm đau thương này, hãy cùng nhau nhắc lại cam kết: giữ vững các giá trị quan trọng nhất – dân chủ, nhân quyền, và khát vọng sống tự do.

Xin cảm ơn quý vị, tôi xin kết thúc phần phát biểu.

Derek Trần

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.