Hiện diện có khoản một trăm năm mươi quan khách, phần đông là thế hệ trẻ. Trong số quan khách có Honorable Sharon Bulova, Fairfax County Chairman; Honorable Grace H. Wolf, Councilwoman of Herndon; Bà Corazon S. Foley, Founding Chair of the Fairfax County Asian American History Project; Ông Đoàn Hữu Định, Chủ Tịch CĐ HTĐ, MD&VA; Dược sĩ Nguyễn Mậu Trinh, Hội trưởng Hội Người Việt Cao Niên vùng HTĐ; GS Nguyễn Ngọc Bích, Nghị Hội Tòan Quốc; Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Bác sĩ Vinh Trần, Nhà văn Lê Tống Mộng Hoa, Ông Hoàng Đức Long, Nhà Việt Nam; Ông Võ Thành Nhân,Tổng Giám Đốc SBTN-DC…
Mở đầu Cô Ngọc Giao, Voice of Vietnamese Americans đại diện Ban Tổ Chức có lời chào mừng, cảm ơn quan khách đến tham dự và hỗ trợ buổi ra mắt sách mà nhiều năm qua Thụy Vy đã ghi lại qua cái nhìn của thế hệ thứ hai. Trong bốn mươi năm qua, dù quý vị là những người hăng hái đóng góp những vấn đề lớn cho xã hội, cộng đồng, có những người rất hăng hái như Chị Kim đã lập trường dạy tiếng Việt Saint Micheal, Cô Lê Tống Mộng Hoa đã rất dày công dạy các em học tiếng Việt. Hôm nay chúng ta rất hãnh diện là thế hệ thứ hai người Mỹ gốc Việt đã rất thành công trên nhiều phương diện. Nhân ngày lễ Tạ Ơn, cô Giao gởi lời cảm tạ chân thành nhất tới những người Mỹ gốc Việt tại đây sự lãnh đạo, sự hướng dẫn và sự hỗ trợ của tất cả mọi người trong cộng đồng chúng ta.
Được biết tác giả Nguyễn Thụy Vy được sinh ra và lớn lên ở Quận Fairfax, Virginia. Khi còn ở Trung học cô đã gia nhập FCAAPH. Hiện tại Vy Nguyễn có bằng JD/MA, trọng tâm Quốc tế Nhân Quyền và luật nhân quyền. Cô vừa trở về từ Geneva, ở đây cô phụ giúp Chủ Tịch của Ủy Ban Liên Hiêp Quốc chống lại Tra tấn, quan tâm đến Ukraine, Croatia và lễ kỷ niệm 30 năm Convention Against Tortureadoption. Hiện tại Cô Vy là Senior Research Associates at PILPG, làm việc với khách ở Balkans, Yemen và Seria và cô cũng là Marketing &Development Editor cho American University International Law Review.
Lời nói đầu trong quyển “Second Generaltion Vietnamese Americans: A Comparative Perspective”, cô Vy Nguyễn cho biết Fairfax County Asian American History Project nhận thấy thiếu vắng hồ sơ và hiểu biết về những đóng góp của Cộng đồng người Mỹ gốc Á Châu. Những sách trong thư viện được viết từ những người ở những nơi khác. Quyển sách này đặc biệt có những tài liệu, kinh nghiệm của thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt, sinh ra và lớn lên tại Quận Fairfax, Virginia; viết lại sự tiến triển, thành tựu và đóng góp của cộng đồng người Việt vào đời sống của Quận Fairfax và vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Cô Thúy Vy giới thiệu, trong quyển sách này có mười ba chương, Chương thứ nhất viết về thế hệ cha mẹ tỵ nạn, di dân; Chương thứ hai viết về sự cách xa giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái, Chương thứ ba viết về chiến tranh Việt Nam được học trong trường, Chương thứ tư viết về thế hệ trẻ lớn lên ở Fairfax County, Chương thứ năm viết về văn hóa Việt Nam, Chương thứ sáu thứ sáu viết về sự quan trọng của gia đình, Chương thứ bảy viết về tôn giáo …
Sau đó những vị đại diện của cộng đồng Việt Nam trao tặng “plaque”, cảm tạ những vị đại diện trong Quận Fairfax, như Honorable Sharon Bulova, Fairfax County Chairman; Honorable Grace H. Wolf, Councilwoman of Herndon; Honorable Corazon S. Foley, Founding Chair of the Fairfax County Asian American History Project… Quý vị trong BTC cũng tặng “Plaque” cảm tạ những vị lãnh đạo cộng đồng, như Ông Đoàn Hữu Định, Ông Dược sĩ Nguyễn Mậu Trinh, Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Cô Kim, Bà Lê Tống Mộng Hoa…
Kế đến là một cuộc thảo luận giữa những người trẻ như Bình Lý, Kelly Phương Thảo Nguyễn, Vy Nguyễn, Tuấn Dương. Long Nguyễn điều hợp chương trình.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích thuộc Nghị Hội Tòan Quốc tại Hoa Kỳ cho biết cảm nghĩ như sau: Hôm nay, Cháu Nguyễn T. Vy ra mắt sách Người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai… trong dự án người Mỹ gốc Á Châu Thái Bình Dương của Quận Fairfax, trước sự hiện diện đông đảo của các em trẻ. Bố mẹ thường nghĩ các em còn nhỏ lắm, nhưng trong số những em trẻ có rất nhiều em bây giờ là giáo sư đại học hoặc có tiến sĩ, bác sĩ…do đó họ cũng có vấn đề đóng góp vào xã hội HK. Vấn đề được đặt ra là làm sao giữ được văn hóa, giữ truyền thống của dân tộc mình, cùng lúc phải hội nhập vào xã hội chính Hoa Kỳ. Vì lý do đó nên một trong những sinh hoạt được nhắc đến là khóa huấn luyện tuổi trẻ, mà VYLAC thực hiện hằng năm. Long Nguyễn, Bình Lý à nhiều em nữa… đã đi qua những khóa huấn luyện đó, nên vẫn giữ vững tinh thần phục vụ cộng đồng, phục vụ xã hội, trả lại phần nào ơn mưa móc mà mình đã nhận được ở xã hội này, thay vì chỉ đi vào ngành chuyên môn như đa phần phụ huynh cha mẹ muốn con em chúng ta đi vào.
Hôm nay chúng ta thấy rõ ràng là các em đã làm được nhiều việc, mà chúng ta, bậc phụ huynh cứ nghĩ là con em mình còn nhỏ. Chẳng hạn như Vy Nguyễn đã đi phỏng vấn, phân tích, viết quyển sách này, được sự bảo trợ của Hội Thư Viện của Mỹ. Điều đó nói lên rất nhiều điều, chúng ta phải để cho con em ra xây dựng tiếng nói của người Việt trong cộng đồng chính mạch. Do đó có nhiều tổ chức như là Voice of Vietnamese Americans, hay Nghị Hội Toàn Quốc, hay Hội Giáo Dục Trẻ Em VN… giúp giữ gìn tiếng nói và văn hóa, phong tục của mình. Cả hai hướng đó rất quan trọng và bổ túc cho nhau.
Theo sau là tiệc trà thân mật. Chương trình được chấm dứt lúc 4 giờ chiều.
- Từ khóa :
- Virginia
- ,
- University
- ,
- Đại Học
Gửi ý kiến của bạn