Tính từ ngày 11/9 tới giờ, chưa đầy một tháng. Sinh mạng của chế độ Taleban, đồng lõa chứa chấp tên Trùm Khủng bố quốc tế Bin Laden, như chỉ mành treo chuông. Còn tại Mỹ, người ta ít dùng danh từ chiến tranh để chỉ cuộc chiến chống khủng bố nữa. Chữ thường dùng là operations, chỉ cuộc hành quân hay chiến dịch thôi. Ý kiến dội bom A Phú Hãn thành bình địa, đổ quân càn quét bắt Bin Laden đã kết hợp với kế hoạch yểm trợ Bắc Quân nam tiến, yểm trợ các thế lực chống Taleban ở hải ngoại xâm nhập vào, cứu trợ cho người A Phú Hãn tỵ nạn. Tất cả những công tác ấy thực sư đang phục vụ cho một chiến dịch chiến tranh chánh trị cuả Mỹ. Nhiều mũi của nhiều lực lương đối lập và đối nghịch Taleban đang bắt đầu hợp đồng tác chiến, châm ngòi cho cuộc cách mạng vừa chánh trị vừa võ trang lật đổ Taleban, trong đó sinh mạng của Bin Laden chỉ là một phần. Nhiều dấu hiệu hiện cho thấy một cuộc cách mạng lật đổ chế độ Taleban khó tránh nếu không muốn nói là không thể tránh được.
Bên trong A Phú Hãn, Tổng thống Bush đã hứa viện trợ cho Liên Quân Miền Bắc. Đoàn quân này tuy trước đây chỉ kiểm soát được 5% lãnh thổ; người lãnh tụ kiêm tư lịnh là Ô. Masood, bị Taliban và Laden kết họp ám sát trước cuộc khủng bố ở My õkhông bao lâu. Người thay thế là Mohamed Fahim. Phái viên của Thông tấn xã Reuters đã thấy bóng dáng Quân Miền Bắc chỉ còn cách thủ đô của Taleban 45 km thôi.
Cựu Hoàng và Hoàng tử của vương triều A Phú Hãn cũng minh thi tuyên bố giúp Mỹ trong cuộc chiến tiểu trừ tổ chức khủng bố Laden.
Một khuôn mặt sáng giá khác, đa số người A Phú Hản xem là anh hùng dân tộc trong cuộc chiến chống Liên xô, Ô. Abdul Haq, bắt đầu tái xuất giang hồ. Abdul Haq là hình ảnh của một nhà cách mạng lãng mạn như Che Guevera ở Nam Mỹ. Cầm vũ khí từ 16 tuổi để chống nhà cầm quyền tay sai của CS Liên xô và trở thành nhân vật lãnh đạo lực lượng Mujahideen đánh đuổi đoàn quân 120 ngàn người quân Liên xô ra khỏi nước. Bị thương cụt một chân, Oâng trở về đời sống dân sự. Khi Taleban chiếm được chánh quyền, Oâng tỵ nạn sang Pakistan. Kẻ thù theo ám sát hụt Oâng, nhưng giết chết vợ và con gái Oâng năm 1999. Sau đó Oâng lánh sang một tiểu vương quốc Á rạp.
Cưu Cố vấn An ninh Quốc gia thời TT Reagan, Ô. Robert (Bud) McFarlane, là người hiện có những liên hệ thân và chặt chẽ với Abdul Haq. Đầu năm nay Oâng tạo điều kiện cho Abdul Haq gặp cố vấn an ninh của TT Bush hiến kế triệt hạ Bin Laden, Taleban. Nhưng chánh quyền của TT Bush không thiết tha. Bây giờ, sau cuộc khủng bố thì đã khác hẳn.
Abdul Haq tuyên bố sau cuộc viếng thăm nhà vua A phú Hản lưu vong ở Rome, rằng Oâng sẽ trở về nước. Oâng khẳng định sẽ có ít nhứt một phần ba quân số 40,000 người của Taleban sẽø đào ngũ. Riêng vị Cựu Cố vấn An ninh quốc gia thời Reagan rất hy vọng cuộc cách mạng sẽ nổi dậy lật đổ Taleban trong vòng một tháng nữa.
Còn bên ngoài A Phú Hãn, sanh mạng của Laden và nhà cầm quyền Taleban đồng loã cũng đang ngàn cân treo sợi tóc. Yễm trợ mạnh nhứt chiến dịch chống khủng bố phải nói là Anh quốc. Mỹ, Anh là hai nước không bao giờ bỏ nhau trong các biến cố quốc tế. Ngay như vụ Anh chiếm quần đảo Porland gây phản đối quốc tế dây chuyền trước đây, giờ chót Mỹ vẫn ủng hộ Anh. Khác với Thủ Tướng Chamberlain của Anh trước Đệ nhị Thế chiến làm con thoi, mang dù đi o bế, tương nhượng Hitler mỗi lần nhà độc tài Nazi này chiếm một nước Aâu châu, để rồi sau cùng thế chiến cũng xảy ra. Thủ Tướng Anh bây giơ,ø Tony Blair, ngồi bên cạnh TT Mỹ khi vị này tuyên bố chiến tranh diệt quân khủng bố. Ôâng Blair trình bày với Quốc hội Anh, chống khủng bố chỉ có chiến thắng, chớ không có bàn bạc, thương lượng gì cả. Biệt kích Anh là toán quân đầu tiên nhảy xuống thăm dò tổ chức khủng bố. Anh là nước còn hệ thống tình báo, gián điệp bằng người ở A Phú Hãn, khác với Mỹ từ lâu lấy chỉ lấy tin dựa vào máy móc. Hệ thống tình báo bằng người tuy cổ điển nhưng là điều kiện tiên quyết trong mọi cuộc hành quân biệt kích chống du kích và khủng bố .
Liên Phòng Bắc Đại Tây dương ( NATO ) tỏ rõ lập trường, đánh một nước của Liên phòng là Mỹ, là đánh cả Liên phòng. Nga với mười năm kinh nghiệm sa lầy ở A Phú Hãn sẽ giúp hữu hiệu cho Mỹ. Nói chung một liên minh Tây Phương chống khủng bố đã hình thành. Và một sức mạnh chánh trị ủng hộ trên thế giới đã có.
Thời gian không còn thuộc Taleban nữa. Thời gian đứng về phe cách mạng lật đổ Taleban.
Trong chiến tranh, làm tê liệt địch không cần đánh là thượng sách. A Phú Hãn hóa cuộc chiến chống Laden và Taleban đồng lõa bằng cách giúp cho một cuộc nổi dậy của các lực lượng đối lập và nhân dân A Phú hãn là một mưu lược tối ưu. Hao tài mà không tản mạng hay hơn tốn máu xương, là thứ người Mỹ rất quí và vì vậy dễ dị ứng, hay sanh phản chiến. Và chỉ có cuộc cách mạng do chính nhân dân A Phú Hãn thực hiện mới là giải pháp lâu bền. Lâu bền cho cả việc nội trị A Phú Hãn, mà cũng an toàn cho cả khu vực này.