Bản tin viết rằng, “Chính phủ Việt Nam gấp rút tái cơ cấu nợ công hiện đang ở mức 85 tỷ USD và mỗi người dân phải gánh số nợ 937 USD, theo số liệu cập nhật từ đồng hồ nợ công toàn cầu.
“Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 10/2014 của Chính phủ được báo chí phổ biến sáng nay cho thấy nợ công của Việt Nam tăng nhanh từ 51,7% Tổng thu nhập nội địa GDP năm 2010 lên mức 60,3% GDP vào cuối năm nay.
“Trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ ngày 29/10 tại Hà Nội Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá nợ công của Việt Nam đến hết năm 2015 đầu năm 2016 sẽ là 64,9%. Được biết ngưỡng an toàn nợ công theo qui định của Việt Nam là 65% GDP. Tuy vậy các chuyên gia độc lập cho rằng nợ công của Việt Nam thực tế đã hơn 100% GDP nếu cộng luôn các khoản nợ của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.”
Trong khi đó một bản tin khác của Đài BBC có tựa đề “Sự thật về giải quyết nợ xấu ở VN,” cho biết rằng “Chính phủ Việt Nam vừa ra báo cáo trong đó cho biết hơn một nửa số nợ xấu, được xác định từ cuối quý ba năm 2012, đã được xử lý.
“Theo đó, tính đến tháng 10 năm 2014, Công ty Quản lý Tài sản (VAMC) đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu từ tháng Chín năm 2012.
“Bản báo cáo cũng dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói tính đến tháng 10, VAMC đã "thu hồi được gần 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu... bán được gần 4 nghìn tỷ đồng nợ xấu và có lãi."”
Bản tin BBC giải thích rõ thêm về khoảng “95 nghìn tỉ đồng” như sau:
“"95 nghìn tỷ đồng này chỉ là trái phiếu mà VAMC viết cho các ngân hàng thương mại đã bán lại nợ xấu cho họ, chứ sự thật thì nợ xấu vẫn đang tồn tại ở đó", tiến sỹ Phạm Thế Anh, giảng viên tại Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nói trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 4/11.”
Bản tin BBC còn cho biết các lãnh đạo CSVN đã tuyên bố trái ngược nhau về tình hịnh nợ công cả nước. BBC viết rằng, “Các thông tin về nợ xấu được công bố giữa lúc các lãnh đạo cao cấp trong nước tiếp tục đưa ra nhận định trái chiều nhau về nợ công.
“Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trong cuộc họp chính phủ thường kỳ hôm 29/10, khẳng định “nợ công vẫn đang trong giới hạn cho phép" và tuyên bố chính phủ sẽ "chịu trách nhiệm trước nhân dân về vấn đề này”.
“Phát biểu của ông Dũng có vẻ như đi ngược lại với nhận định trước đó của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.
“Phát biểu trước cử tri TP.HCM sáng 15/10, ông Sang nói: "Cách đây mấy năm, tổng thu ngân sách chi thường xuyên khoảng 50%, bây giờ chi thường xuyên đã lên tới 72%", ông nói.”
“Nếu cái đà này còn lên nữa. Như thế, phần còn lại không đủ trả nợ đến hạn và phải vay để trả nợ”.
“Nó nguy cỡ đó đó, chứ không phải đơn giản đâu. Không thể rủng rỉnh được, không phải đơn giản được, không thể thoải mái được lúc này”.”
Gửi ý kiến của bạn