Sắp tới đây, Viện Việt-Học California (2014) sẽ phát hành quyển sách BƯỚC ĐƯỜNG CỦA CẢI LƯƠNG do Nhà biên khảo Nguyễn Tuấn Khanh từ nhiều năm đã bỏ công sức để tìm hiểu và viết ra nhằm muốn lưu giữ trong kho tàng văn học Việt Nam một công trình nghệ thuật của dân tộc mà tác giả đã nói rõ bằng cụm từ dùng làm tựa cho tập sách của mình. Như để minh định quan điểm khi thực hiện công trình nầy, tác giả đã khéo léo chọn một câu viết của cụ Vương Hồng Sển để đặt thật trang trọng trước khi vào phần trình bày của mình: “Cải lương là đứa con không cha nên mạnh ai muốn khai tên cha mẹ và khai năm sanh tháng đẻ làm sao cũng được”.
Ngay cả hai mẫu bìa 1 và bìa 4, tác giả đã chú thích “Bìa trước: Đờn ca tài tử trong hình bìa cuốn “Bài Ca Kiêm Thời (Thập Nhứt Tài Tử)” của Huỳnh Văn Ngà in năm 1916 tại Sàigòn”. “Bìa sau: Đĩa hát Vọng Cổ Hoài Lang trong tuồng “Kim Vân Kiều” và “Lục Vân Tiên” do gánh hát cải lương của Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho (1922-1928) thu cho hãng đĩa Pathé tại Sàigòn, cô Hai Cúc và thầy Bảy Thông ca” cũng phần nào nói lên tâm ý của tác giả. Trong lời giới thiệu in đầu sách, nhà văn Nguyễn Văn Sâm đã viết:
“....Bảy năm miệt mài tìm tài liệu trên mạng toàn cầu, trong báo chí xưa anh đi đến hai điều tôi cho là quan trọng:
1. Cải Lương hình thành từ Ca Ra Bộ, mà Ca Ra Bộ là biến thể của Ca Thay Phiên mà Ca Thay Phiên là từ Đờn ca Tài Tử. Nghĩa là, theo Khanh, Cải Lương phát xuất xa gần từ Đờn Ca Tài Tử. Dĩ nhiên cải lương còn thừa hưởng những nét văn hóa dân tộc trong nhiều đặc tánh của hát bội như đối đáp vui buồn (tình cảm), như phát biểu bằng nhiều hình thái (thể loại diễn tả tình cảm). Từ những thừa hưởng đó, cải lương phát huy để có những thể ca/nói lối đặc biệt trong bất cứ tình huống nào của nhân vật.
2. Thời gian xuất hiện đầu tiên của bộ môn cải lương là năm 1919, 1920, đây là con số có được do chứng cứ cụ thể khả tín, không phải do phỏng đoán hay do những câu nói bắt người nghe/người đọc phải tin mà không thể kiểm chứng được như tôi nhớ hình như lúc đó tôi còn nhỏ, độ … tuổi hay theo người thân của tôi kể lại. Những chứng cớ nầy nằm trong các tờ báo xưa, các post card mà Khanh mò mẫm trong các thư viện rồi từ từ tìm ra.
Khi đưa ra hai điều trên, Nguyễn Tuấn Khanh đương nhiên nói khác với những bậc lão thành đã viết từ lâu lâu lắm mà từ đó đến nay nhiều người coi là chân lý. Tuy nhiên giọng văn của tác giả tỏ ra thiệt bình tĩnh, không ồn ào đả kích, không mở ra những cuộc tranh luận, anh chỉ nói những gì mình biết và mình tin là đúng, anh không muốn phá đổ lý thuyết của một ai, càng không muốn thổi tắt hào quang của một ai, giọng văn nhẹ nhàng, tránh nói tên người lập thuyết từ trước khiến người đọc không nhức đầu, không bất bình và say mê theo dõi những gì anh viết (...)”.
Với cương vị một người viết bài giới thiệu tập sách sẽ ra mắt bạn đọc, nhà văn Nguyễn Văn Sâm không ngại ngùng khi ghi: “Khanh viết được, và bước qua được hai câu hỏi khó về thời gian xuất hiện và nguồn gốc của Cải Lương nhờ tinh thần trao đổi của anh. Ngoài tài liệu, anh còn trao đổi cả những suy nghĩ của mình anh thảo luận với người trong nghề đi hát, với thầy đờn, với soạn giả cải lương. Mỗi người hé cho anh một chút ánh sáng, và anh tổng hợp lại để đi đến câu trả lời của riêng anh. Tôi được thuyết phục khi đọc hết sách, tôi tin ở sự lập thuyết của anh và phần nào không còn tin tưởng mấy về lập thuyết tương quan giữa Hát Bội và Cải Lương mà tôi có trong trí mấy chục năm nay. Cái tuyệt vời của tác giả là ở đó!” (...).
Về phần mình, trong lời nói đầu (tr. 17-22), có đoạn tác giả viết: “Tập sách này đã hoàn tất vào năm 2010 nhưng nhận thấy bài Vọng Cổ có liên quan mật thiết với bộ môn Cải Lương nên tôi bắt đầu thu thập thêm tài liệu về bài Dạ Cổ Hoài Lang là bài ca khởi thủy của bài Vọng Cổ, một bài không thể thiếu trong những vở tuồng Cải Lương để cho tiếp vào phần hai của cuốn sách.
Tôi hy vọng là tập sách nhỏ này sẽ bổ túc cho những tài liệu về bộ môn Cải Lương và bài Dạ Cổ Hoài Lang do các nhà nghiên cứu đi trước đã phổ biến để chúng ta có một cái nhìn chính xác hơn về công lao của các nghệ sĩ tiên phong đã khai phá ra bộ môn nghệ thuật sân khấu độc đáo của miền Nam (...).
Tập sách này chỉ bao gồm những sự kiện xảy ra từ năm 1900 là thời điểm Nhạc Tài Tử đã được nhiều người biết đến cho tới nửa cuối thập niên 1920 là thời điểm bộ môn Cải Lương đã có chỗ đứng vững trong ngành nghệ thuật sân khấu của Việt Nam. Để độc giả có một cái nhìn khái quát về tiến trình hình thành của Cải Lương, bố cục của tập sách này sẽ được trình bày theo thứ tự năm tháng của sự việc xảy ra để chúng ta dễ dàng theo dõi (...)”.
“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là đức tính chân thực đầy nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Nhà biển khảo Nguyễn Tuấn Khanh biểu hiện đức tính đó bằng những dòng kết của LỜI NÓI ĐẦU: “Tôi xin chân thành tri ân các vị soạn giả Đinh Bằng Phi, Nhị Tấn, các vị nhạc sư Vĩnh Bảo, Kim Nguyên, Ba Tu, Ngọc Dung, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Xuân Yên, giáo sư Nguyễn Văn Sâm, các nhà sưu khảo Trương Ngọc Tường, Võ Trường Kỳ, các bạn Phùng Mạnh Tâm, Trương Văn Nho, Nguyễn Khương Hoàn đã giúp đỡ và chia sẻ tài liệu để tôi có đầy đủ kiến thức mà hoàn tất quyển sách này.
Tôi xin đặc biệt cám ơn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, mặc dầu ông đang dưỡng bệnh nhưng đã sốt sắng giúp ý kiến trong việc trình bày cuốn sách này được thêm phần mỹ thuật”.
BƯỚC ĐƯỜNG CỦA CẢI LƯƠNG dày 332 trang gồm hai phần chánh: Phần I (từ trang 11 đến 188): LỊCH SỬ CẢI LƯƠNG, phần II (từ trang 193 đến 274): BÀI DẠ CỔ HOÀI LANG. Phần phụ lục và tài liệu tham khảo (từ trang 278 đến 328). Sách in giá $20.00 USD.
Nguyễn Tuấn Khanh cộng tác với tạp chí Văn Hóa Việt Nam ngay từ những năm đầu đến nay với những bài viết rất công phu. Hôm nay nhà văn đã “trình làng” một tác phẩm thật dày công biên soạn, rất xứng đáng lưu giữ trong tủ sách của gia đình. Thay mặt BBT tạp chí chúng tôi chúc mừng nhà văn Nguyễn Tuấn Khanh về sự có mặt của tập sách, một công trình thực hiện những hoài bão đeo mang trong cuộc đời mình. Trang trọng giới thiệu cùng bạn đọc tạp chí Văn Hóa Việt Nam.
Được biết, giá quyển sách là $20.00 Mỹ kim bao gồm cả cước phí trong nước Mỹ. Tác giả có CD tài liệu về “Ca Ra Bộ” và “Dạ Cổ Hoài Lang” dành tặng cho 100 khách hàng đầu tiên liên lạc mua sách.
Liên lạc mua sách qua địa chỉ tác giả:
NGUYỄN TUẤN KHANH
1558 Sawleaf Ct.
San Jose, CA 95131
Email: ntkhanh@viethoc.com.
Phone: (408) 929-4794
Châu Lê (ghi nhận)
Nguồn: (Tạp chí Văn Hóa Việt Nam số 65, Mùa Hè 2014)
Ngay cả hai mẫu bìa 1 và bìa 4, tác giả đã chú thích “Bìa trước: Đờn ca tài tử trong hình bìa cuốn “Bài Ca Kiêm Thời (Thập Nhứt Tài Tử)” của Huỳnh Văn Ngà in năm 1916 tại Sàigòn”. “Bìa sau: Đĩa hát Vọng Cổ Hoài Lang trong tuồng “Kim Vân Kiều” và “Lục Vân Tiên” do gánh hát cải lương của Thầy Năm Tú ở Mỹ Tho (1922-1928) thu cho hãng đĩa Pathé tại Sàigòn, cô Hai Cúc và thầy Bảy Thông ca” cũng phần nào nói lên tâm ý của tác giả. Trong lời giới thiệu in đầu sách, nhà văn Nguyễn Văn Sâm đã viết:
“....Bảy năm miệt mài tìm tài liệu trên mạng toàn cầu, trong báo chí xưa anh đi đến hai điều tôi cho là quan trọng:
1. Cải Lương hình thành từ Ca Ra Bộ, mà Ca Ra Bộ là biến thể của Ca Thay Phiên mà Ca Thay Phiên là từ Đờn ca Tài Tử. Nghĩa là, theo Khanh, Cải Lương phát xuất xa gần từ Đờn Ca Tài Tử. Dĩ nhiên cải lương còn thừa hưởng những nét văn hóa dân tộc trong nhiều đặc tánh của hát bội như đối đáp vui buồn (tình cảm), như phát biểu bằng nhiều hình thái (thể loại diễn tả tình cảm). Từ những thừa hưởng đó, cải lương phát huy để có những thể ca/nói lối đặc biệt trong bất cứ tình huống nào của nhân vật.
2. Thời gian xuất hiện đầu tiên của bộ môn cải lương là năm 1919, 1920, đây là con số có được do chứng cứ cụ thể khả tín, không phải do phỏng đoán hay do những câu nói bắt người nghe/người đọc phải tin mà không thể kiểm chứng được như tôi nhớ hình như lúc đó tôi còn nhỏ, độ … tuổi hay theo người thân của tôi kể lại. Những chứng cớ nầy nằm trong các tờ báo xưa, các post card mà Khanh mò mẫm trong các thư viện rồi từ từ tìm ra.
Khi đưa ra hai điều trên, Nguyễn Tuấn Khanh đương nhiên nói khác với những bậc lão thành đã viết từ lâu lâu lắm mà từ đó đến nay nhiều người coi là chân lý. Tuy nhiên giọng văn của tác giả tỏ ra thiệt bình tĩnh, không ồn ào đả kích, không mở ra những cuộc tranh luận, anh chỉ nói những gì mình biết và mình tin là đúng, anh không muốn phá đổ lý thuyết của một ai, càng không muốn thổi tắt hào quang của một ai, giọng văn nhẹ nhàng, tránh nói tên người lập thuyết từ trước khiến người đọc không nhức đầu, không bất bình và say mê theo dõi những gì anh viết (...)”.
Với cương vị một người viết bài giới thiệu tập sách sẽ ra mắt bạn đọc, nhà văn Nguyễn Văn Sâm không ngại ngùng khi ghi: “Khanh viết được, và bước qua được hai câu hỏi khó về thời gian xuất hiện và nguồn gốc của Cải Lương nhờ tinh thần trao đổi của anh. Ngoài tài liệu, anh còn trao đổi cả những suy nghĩ của mình anh thảo luận với người trong nghề đi hát, với thầy đờn, với soạn giả cải lương. Mỗi người hé cho anh một chút ánh sáng, và anh tổng hợp lại để đi đến câu trả lời của riêng anh. Tôi được thuyết phục khi đọc hết sách, tôi tin ở sự lập thuyết của anh và phần nào không còn tin tưởng mấy về lập thuyết tương quan giữa Hát Bội và Cải Lương mà tôi có trong trí mấy chục năm nay. Cái tuyệt vời của tác giả là ở đó!” (...).
Về phần mình, trong lời nói đầu (tr. 17-22), có đoạn tác giả viết: “Tập sách này đã hoàn tất vào năm 2010 nhưng nhận thấy bài Vọng Cổ có liên quan mật thiết với bộ môn Cải Lương nên tôi bắt đầu thu thập thêm tài liệu về bài Dạ Cổ Hoài Lang là bài ca khởi thủy của bài Vọng Cổ, một bài không thể thiếu trong những vở tuồng Cải Lương để cho tiếp vào phần hai của cuốn sách.
Tôi hy vọng là tập sách nhỏ này sẽ bổ túc cho những tài liệu về bộ môn Cải Lương và bài Dạ Cổ Hoài Lang do các nhà nghiên cứu đi trước đã phổ biến để chúng ta có một cái nhìn chính xác hơn về công lao của các nghệ sĩ tiên phong đã khai phá ra bộ môn nghệ thuật sân khấu độc đáo của miền Nam (...).
Tập sách này chỉ bao gồm những sự kiện xảy ra từ năm 1900 là thời điểm Nhạc Tài Tử đã được nhiều người biết đến cho tới nửa cuối thập niên 1920 là thời điểm bộ môn Cải Lương đã có chỗ đứng vững trong ngành nghệ thuật sân khấu của Việt Nam. Để độc giả có một cái nhìn khái quát về tiến trình hình thành của Cải Lương, bố cục của tập sách này sẽ được trình bày theo thứ tự năm tháng của sự việc xảy ra để chúng ta dễ dàng theo dõi (...)”.
“Ăn trái nhớ kẻ trồng cây” là đức tính chân thực đầy nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam. Nhà biển khảo Nguyễn Tuấn Khanh biểu hiện đức tính đó bằng những dòng kết của LỜI NÓI ĐẦU: “Tôi xin chân thành tri ân các vị soạn giả Đinh Bằng Phi, Nhị Tấn, các vị nhạc sư Vĩnh Bảo, Kim Nguyên, Ba Tu, Ngọc Dung, Hoàng Cơ Thụy, Nguyễn Xuân Yên, giáo sư Nguyễn Văn Sâm, các nhà sưu khảo Trương Ngọc Tường, Võ Trường Kỳ, các bạn Phùng Mạnh Tâm, Trương Văn Nho, Nguyễn Khương Hoàn đã giúp đỡ và chia sẻ tài liệu để tôi có đầy đủ kiến thức mà hoàn tất quyển sách này.
Tôi xin đặc biệt cám ơn nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, mặc dầu ông đang dưỡng bệnh nhưng đã sốt sắng giúp ý kiến trong việc trình bày cuốn sách này được thêm phần mỹ thuật”.
BƯỚC ĐƯỜNG CỦA CẢI LƯƠNG dày 332 trang gồm hai phần chánh: Phần I (từ trang 11 đến 188): LỊCH SỬ CẢI LƯƠNG, phần II (từ trang 193 đến 274): BÀI DẠ CỔ HOÀI LANG. Phần phụ lục và tài liệu tham khảo (từ trang 278 đến 328). Sách in giá $20.00 USD.
Nguyễn Tuấn Khanh cộng tác với tạp chí Văn Hóa Việt Nam ngay từ những năm đầu đến nay với những bài viết rất công phu. Hôm nay nhà văn đã “trình làng” một tác phẩm thật dày công biên soạn, rất xứng đáng lưu giữ trong tủ sách của gia đình. Thay mặt BBT tạp chí chúng tôi chúc mừng nhà văn Nguyễn Tuấn Khanh về sự có mặt của tập sách, một công trình thực hiện những hoài bão đeo mang trong cuộc đời mình. Trang trọng giới thiệu cùng bạn đọc tạp chí Văn Hóa Việt Nam.
Được biết, giá quyển sách là $20.00 Mỹ kim bao gồm cả cước phí trong nước Mỹ. Tác giả có CD tài liệu về “Ca Ra Bộ” và “Dạ Cổ Hoài Lang” dành tặng cho 100 khách hàng đầu tiên liên lạc mua sách.
Liên lạc mua sách qua địa chỉ tác giả:
NGUYỄN TUẤN KHANH
1558 Sawleaf Ct.
San Jose, CA 95131
Email: ntkhanh@viethoc.com.
Phone: (408) 929-4794
Châu Lê (ghi nhận)
Nguồn: (Tạp chí Văn Hóa Việt Nam số 65, Mùa Hè 2014)
Gửi ý kiến của bạn