Tại Bộ Chỉ Huy của Căn cứ Không quân Oachanger của Anh quốc, người ta thấy có vấn đề của điện toán đột nhiên xuất hiện. Mọi liên lạc của Bộ Quốc phòng Anh và các Lực lượng Quân sự đang đóng ngoài lãnh thổ của Anh tự nhiên khựng lại. Căn cứ Không quân Oachanger đóng vai chủ động về điều quân đội Anh trong các chiến dịch quân sự tại Iraq và Nam Tư. Vấn đề điện toán đã xẩy ra, khiến không thể nào báo cáo cho Thủ Tướng Tony Blair biết mọi diễn tiến đang xẩy ra tại Iraq,cũng như tại Kosovo. Người ta không biết, đây có phải là khởi đầu cho một cuộc chiến tranh về điện toán hay không"
Theo rõi và điều tra trên khắp các mạng điện toán, người ta được biết vấn đề rắc rối của điện toán là do các “hacker” gây ra. Các “Hacker” đã đột nhập vào chương trình điều khiển bốn vệ tinh truyền thông của quân sự đang hoạt động. Bốn vệ tinh này truyền tin theo hoạt động loại thời gian đồng bộ, nhưng một vệ tinh tự nhiên thay đổi quỹ đạo. Sau khi gây ra sự hoạt động lệch lạc của bốn vệ tinh, các “hacker” yêu cầu chính phủ Anh phải trả cho họ một số tiền khá lớn để chấm dứt trò chơi ma quái. Mặc dầu các lực lượng an ninh của Anh ra sức truy lùng, nhưng hiện nay vẫn chưa bắt được ai đã gây rối trong vụ truyền tin có tính cách quân sự.
Vấn đề điện toán xẩy ra tại Căn cứ Không quân Oachanger đã làm giới chức tại Hampshir tại Hoa Kỳ báo động về một nguy cơ đột kích máy điện toán tạo ra một loại chiến tranh mới. Hiện nay nỗi ám ảnh về cuộc chiến tranh thông tin và truyền tin đang bao trùm khắp nơi trên thế giới. Nếu chiến tranh này xẩy ra, nó nguy hiểm không kém gì các loại chiến tranh dùng vũ khí sinh hóa, vũ khí hạch tâm và vũ khí quang lượng tử (Lasers và Spatial Mirrors). Lực lượng tình báo chuyên về số mã (digital code) dùng trong điện toán, lực luợng nằm trong cơ quan Truyền Thông của Anh quốc, đang tích cực khai triển kế hoạch nhằm chặn đứng mối đe dọa của những tên “hacker” khùng điên. Những tên khùng điên này thường hay đột kích các máy Mainframes và Personal computers qua Internet thường bằng ngôn ngữ điện toán Java.
Khoảng thập niên 1970, các tay điệp viên chuyên ngành điện tử đã tạo nhiều cuộc chiến thắng như nghe lén qua đường dây điện thoại các cuộc điện đàm của Tổng Bí Thư Cộng Sản Liên Sô trên đường sang thăm các lãnh tụ của các nước nằm trong khối cộng sản.
Nhưng hiện nay trước sự bành trướng ứng dụng của điện toán trong đời sống hàng ngày, vấn đề đặt ra là làm sao chống sự gian lận trong điện toán như lấy cắp hay thay đổi tin (information), chuyển chương mục ngân hàng và làm rối loạn hệ thống điện toán của các cơ sở chính quyền. Riêng về bọn “hacker” có thể bị các đối phương mua chuộc để làm bậy hay thi hành những mưu đồ nguy hiểm khác.
Hiện nay, điểm yếu của hệ thống điện toán là không có lập trình viên nào đủ khả năng thảo ra phần mềm “firewall” chống lại những sự tinh quái của các “hacker”. Ngay chính hệ thống điện toán của Ngũ Giác Đài, CIA, NASA và Ngân Hàng Trung Ương cuả Hoa Kỳ được bảo vệ tích cực và có kỷ luật nghiêm khắc với các computer operator, các hệ thống này cũng không thoát khỏi các tay “hacker” còn trẻ măng vượt “firewall” đột kích như reo “virus”, đánh cắp hồ sơ mật trong các servers.
Các “hacker” lẻn vào các chương trình bảo mật bằng cách lợi dụng sơ hở của người xử dụng hay truy nhập dữ liệu và quên “log out” sau khi đã làm xong phần hành. Quên “Log Out”, các “hacker” có lập trình đặc biệt với máy điện toán chạy lẹ hơn, các “hacker” có thể rà và tìm ra các mật khẩu hay các khóa mã. Nhược điểm của máy điện toán mà các “hacker” thường chú ý tới là các lập chương (programs) cho phép nhân viên xử dụng máy điện toán được quyền chọn tổ hợp (combination) mẫu tự hay các con số cho dễ nhớ hay theo hứng của sở thích để làm khóa mã.
Ngày xưa lối chọn mã khóa kiểu này không thành vấn đề, nhưng ngày nay với máy điện toán có bộ vi xử lý (microprocessors) hoạt động theo cả Giga-hertz, thi hành hàng tỷ huấn thị trong một giây (Million Instructions Per Second), với máy này các hacker tìm ra mã khóa trong khoảnh khắc.
Rút tỉa kinh nghiệm của Căn cứ Không quân Oachanger tại Anh, Hoa Kỳ đã cảnh giác, tìm mọi phương pháp để ngăn chặn sự làm rối loạn hệ thống vệ tinh truyền tin quân sự có thể do đối phương hay các hacker gây ra.
Những đòn tấn công máy điện toán nằm trong chiến lược có thể gây ra các hậu quả khá tệ hại - Tướng Kennet Minihan, người lãnh đạo Cơ quan An ninh của Hoa Kỳ đã nhìn ra hiểm họa này. Chính sự nhận xét này đã làm cho các kẻ thù của Hoa Kỳ chú ý tới sự tấn công điện toán. Theo tướng Kennet, các cuộc tấn công vào hạ tầng của cơ sở thông tin cũng rất là nguy hiểm, sự nguy hại của nó có thể so sánh với các loại vũ khí sát hại người hàng loạt.