Trần Văn Thạch
(Bài này do nhà cách mạng Trần Văn Thạch viết bằng tiếng Pháp trên báo La Lutte, số 69, ngày 4-2-1936. Dịch ra tiếng Việt bởi Dương Hiếu Nghĩa và Phan Thị Trọng Tuyến. Sách “Trần Văn Thạch (1905-1945): Cây bút chống bạo quyền áp bức” sẽ ra mắt vào Thứ Bảy 14 tháng 6 – 2014 tại Pháp.)
Tôi về ăn Tết trong một làng quê cách quận Mỏ Cày 4 cây số. Làng có chừng 3.000 người nhưng từ thời mới bắt đầu thuộc địa đến giờ chưa có ông quan Tây cỡ chủ tỉnh nào đặt chân tới đây. Con nít 5 tuổi nếu cha mẹ chưa dẫn ra tỉnh thì không biết mặt mũi người Pháp ra sao. Mãi cho tới năm 1930 họ mới thấy được một người da trắng qua một anh lính sen đầm dẫn lính khố xanh qua làng truy lùng mấy ông “cộng sản” biểu tình khắp mọi nơi trong vùng..
Quan Tây chủ quận chỉ ghé mỗi năm một hai lần trong các dịp thật đặc biệt nào đó thôi. Gặp mùa mưa, đất trơn như mỡ, quan được các hương chức kề vai gánh cây đòn dài võng quan tòn teng đi qua, nói có khi vô lễ xin quan đừng chấp, là giống y như lúc họ gánh mấy con heo quay, heo nướng đi cúng kiếng nhân một lễ hội trịnh trọng nào đó.
Làng quê không có đường lộ
Giống như số lớn làng quê miệt rừng, làng quê này không có đường sá nối với khu hành chánh tỉnh gần nhất. Muốn vô làng phải chèo ghe trên con sông nhỏ ngoằn ngoèo không qua được khi nước ròng, hai bên bờ lá dừa nước giao nhau uốn vòng thành vòm cong dầy đặc. Dĩ nhiên, người ta có thể lội bùn, đi trên mấy bờ ruộng, rất trơn vào mùa mưa, để rồi nhiều khi trợt chân té nằm dài. Vào mùa này, đỡ nguy hiểm hơn nhiều, chỉ cần lội qua khoảng bốn mươi cái hố hay đầm vũng có cầu cây dừa hay cây mít bắt ngang.
Muốn qua các cây-gọi-là-cầu này, phải có tài đu dây nhào lộn bởi vì khi thủy triều lên, nước ôm ngập thân cầu, một lớp bùn nguy hiểm bọc quanh thân cầu, đi qua cầu mà hai tay không biết vịn vào đâu. Dân làng tuy đã quen nhưng lắm khi vẫn không tránh được tai nạn trầm trọng. Ban đêm đi thầm không đèn đuốc lại phải lo tránh hầm hố rắn rít, gai góc.
Người ta kể tôi nghe vài tai nạn mới xảy ra cho mấy bà bầu bị té cầu khỉ. Người ta phải chở mấy bà ra nhà thương Mỏ Cày. Dân nghèo không phải lúc nào cũng có tiền sắm ghe xuồng di chuyển mà khi có được, thì vô cùng nguy hiểm khi chèo những chiếc ghe xuồng nhỏ bé đó qua các con sông lớn ở đất Nam Kỳ này. Những con sông này thật ra là những cái eo biển. Trước Tết mấy bữa, không xa Mỏ Cày, một chiếc ghe chở khoảng ba chục người đàn ông đàn bà bị chìm khi qua vàm, tất cả đều chết đuối.
Trong làng, mấy cơ sở hành chánh gồm có: một nhà việc, một đình làng thờ thần hoàng và hai cái lán nhỏ dùng làm trường học. Mỗi lán chứa từ 70 đến 90 học trò, chia làm hai lớp học với một ông thầy duy nhất vô cùng chán ngán. Thôi thì khỏi cần hỏi han về phẩm chất giáo dục thầy đem lại trong điều kiện đó.
Nói tóm lại, nông dân gởi con đi học vần vì đây là điều lợi duy nhất họ có được nhờ món tiền thuế hết sức quá đáng mà người ta bắt họ phải đóng. Họ uống nước sông đầy bùn dơ dáy, không được săn sóc sức khoẻ, sống cô lập cách xa thế giới bên ngoài vì phương tiện giao thông khó khăn, họ không biết gì về tình hình chính trị và xã hội, sống co cụm trong hoàn cảnh cực kỳ khốn cùng, chôn đời trong thân phận nô lệ kéo lê từ quá nhiều đời.
Đời sống một tiểu nông
Trong bữa ăn với gia đình họ, tôi chuyện trò với một ông nông dân già. Ông có miếng ruộng hơn bốn mẫu một chút. Ông thú thiệt có đôi lần ra tỉnh lỵ, chứ cho đến nay chưa bao giờ lên tới Sài Gòn.
Ông cho tôi biết, những năm được mùa, ông gặt được 400 giạ lúa, ông giữ 100 giạ nuôi gia đình, còn 300 giạ đem bán được chừng 100 đồng bạc. Ông đóng thuế điền thổ và thuế thân cho ông và hai người con trai trên 18 tuổi, hết ba chục đồng. Còn lại bảy chục. Bán thêm mớ cam, dừa, lá chuối trong vườn, ông có thêm chừng bốn chục đồng. Số tiền tổng cộng 110 đồng phải đủ cho cả nhà xài trong 12 tháng. Tiền ăn, thức mặc, tiền thuốc nam thuốc bắc, tiền chăn nuôi trâu bò, tiền mua sắm hay sửa chữa nông cụ, sửa nhà, chi phí đình đám xã giao vân vân... Phải tiện tặn mọi bề ông mới trang trải chi tiêu vừa khít.
Tôi muốn biết gia đình ông ăn uống ra sao.
Mỗi tuần, tụi tui đi chợ hai hay ba lần. Mỗi lần mua chừng 15 hay 30 xu thịt hoặc cá, không thể mua nhiều hơn được. Những bữa còn lại thì có mớ tép riu vớt dưới sông lên, ăn với rau cải luộc chấm nước mắm. Mấy năm nay, năm nào có bịnh hoạn hao tốn thêm thì đi chợ ít hơn nữa, và ăn với nước mắm thiệt mặn.
Vậy đó mà ông tiểu nông chủ mảnh ruộng không tới 5 mẫu này nói với tôi là ông còn tương đối sung sướng hơn so với nhiều hoàn cảnh vô cùng bi đát ở quanh đây.
Thân phận nông dân nghèo
Chúng ta vừa thấy hoàn cảnh gia đình một tiểu nông, hoàn toàn bị thuế má đè bẹp, bởi vì cả nhà phải vất vả mỗi năm trả số tiền thuế tương đương với ba tháng làm việc của mỗi người. Đó là chỉ mới nói tới thứ thuế trực tiếp là thuế điền và thuế thân. Nhưng dù sao đi nữa, miếng ruộng của ông cũng tạm nuôi được cả nhà.
Còn tình trạng nông dân không có ruộng đất, phải đi thuê hay đi làm mướn mới thật là thê thảm. Và đó là tình trạng của đa số. Theo cách tính của những người đáng tin cậy, chỉ khoảng một phần mười số người trong làng này là có ruộng đất, không kể ít nhiều.
Trước đây, vào thời khủng hoảng kinh tế, tá điền làm mướn được trả sáu, bảy chục đồng một năm. Bây giờ khá nhứt chỉ còn ba chục đồng. Mà thử coi họ ăn uống ra sao: chỉ có nước mắm, hoặc muối quanh năm đến cá khô cũng không có, để làm công việc như tù khổ sai bởi vì họ làm từ hừng sáng cho tới chín, mười giờ tối, không nghỉ một ngày từ mồng 1 tháng giêng cho tới 31 tháng chạp, trừ ngày Tết họ về nhà cúng kiếng tổ tiên.
Mấy người làm mướn được trả công nhật thì chẳng sung sướng hơn chút nào vì họ lãnh từ 10 tới 15 xu một ngày - 15 xu là nhằm ngày cấy hay mùa gặt - đồng lương thấp như vậy mà nhiều khi họ tìm việc còn không ra. Ở thôn quê, nạn thất nghiệp hoành hành nhiều hơn so với thành thị.
Tá điền làm việc cho chủ điền nhiều hơn là cho mình. Năm nào được mùa, tá điền trả được nợ và còn vừa đủ gạo để nuôi thân, mà chỉ ăn cơm không thôi, hoàn cảnh bi đát, tối đen chẳng khác chi hoàn cảnh những tá điền khác sống quanh đó. Một anh tá điền khoe vợ mình thiệt là biết tiết kiệm, tốn có một xu tiền dầu đốt vì chỉ hai đêm mới thắp đèn một lần.
Tá điền thiếu ăn thường trực. Trong nhiều gia đình, bữa ăn ít khi nào có thịt. Khi làng có thú vật chết dịch, chủ đem chôn thì đêm đến luôn luôn có dân làng lén đào lên chia nhau ăn. Họ ăn luôn cả những con thú chết trôi sông nữa.
Thấy tôi tỏ vẻ nghi ngờ, những người kể chuyện đáng tin cậy này mới đưa ra một sự kiện điển hình nói lên cái nghèo khốn cùng cực độ của dân quê tại đây. Anh ta kể:
“Đây, anh hàng xóm của tôi nè, bữa nào có được vài xu rượu đế nhắm với con gà con vịt chết vớt dưới rạch lên là anh ta sung sướng hết sức. Hễ dòm thấy con gì bất kể gà hay vịt là anh ta lật đật hô con nhảy xuống lội vớt lên. Nhà ảnh ăn toàn thịt ươn thịt thiu không hà.”
Chỗ nào tôi cũng nghe lời than van như nhau về số tiền thuế quá nặng cho những người không đủ ăn. Lấy thí dụ một gia đình có ba người, cha và hai người con trai lớn tới tuổi làm việc, ba người là ba lần năm đồng rưỡi phải kiếm đủ cho nhà chức trách Thuộc địa.
Người ta còn kể chuyện một gia đình năm người gồm người cha, người chú và ba đứa con trai. Để trả đủ tiền thuế thân cho 5 người, các anh thanh niên này phải thay phiên nhau đi ở đợ quanh năm. Hồi trước làm đủ trả thuế để mỗi người đều có thẻ, bây giờ khủng hoảng kinh tế, họ phải đi vay nợ thêm.
Không có thẻ là không sao rời làng đi tìm việc. Vừa mon men bước ra là hương chức hay lính làng tóm cổ bỏ vào tù.
Chuyện bán con trở nên thông thường hơn. Nhiều cha mẹ thà bán con còn hơn để chúng chết đói trong nhà. Có vài nơi, các hương chức hợp thức hoá chuyện buôn bán này y như thời phong kiến dã man.
Tàn tích chế độ phong kiến
Tết tới thường làm cho tá điền lo lắng nhiều nhất. Vì họ phải lo quà cáp biếu xén chủ ruộng. Thông thường là nửa giạ gạo trắng, một cặp vịt đực hay vịt cái mập ú và một mớ sáp ong. Món quà biếu thay đổi tuỳ theo vùng.
Hương hào hương chức trong làng thì sửa soạn lễ vật cho quan cai tổng và quan chủ quận. Dần dà các món lễ vật này được đơn giản hoá ra vàng bạc.
Trong tổng này, không có cai tổng chỉ có một bang biện lo quản lý bảy hội đồng hương chức. Vài ngày trước Tết, ông bang biện gom góp tiền thâu được khắp các làng, chia làm hai phần. Một phần cho ông và phần kia đưa cho chủ quận, ông này sẽ đem quà biếu của đám hương mục lên quan Tây ở tỉnh lỵ cộng thêm phần quà của ông ta như thông lệ.
Tôi muốn biết tiền từ đâu mà có. Các vị hương chức chẳng hề giấu giếm, cho biết tiền lấy từ ngân sách làng. Họ luôn luôn xoay sở cách nào đó để có dư, khỏi phải lấy thêm tiền túi khi thi hành bổn phận đối với quan Tây.
Thì ra đây là một cách xài đồng tiền đóng thuế của người dân khá bất ngờ. Các vị quan (tây) mặc Âu phục này thật biết cách gắn bó một cách thích thú với phong tục do quan lại phong kiến để lại.
Trong lúc dân đen kêu la đói khổ, công chức nhà nước thuộc địa vui vẻ vơ vét bỏ đầy túi.
Nông dân lâm cảnh khốn cùng
Nông dân nghèo rên xiết dưới mức thuế nặng quá sức chịu đựng. Mọi người bất kể giàu nghèo đều phải đóng thuế thân, đây là một trong những khía cạnh ghê tởm của thuế má thuộc địa. Chánh phủ bóp nghẹt dân chúng nhưng ban cho các hãng xưởng tư sản lớn hàng trăm triệu đồng. Bằng chứng là việc công bố những số tiền khổng lồ giúp các đồn điền cao su quan trọng từ khi có vụ khủng hoảng kinh tế cao su.
Trong khi đó, các công trình xã hội lập ra tại các tỉnh rất hiếm hoi và hoàn toàn không có tại vùng quê. Dân chúng thôn quê vào năm 1936 này sống trong những điều kiện y hệt như tổ tiên họ sống ở thế kỷ vừa qua.
Người nông dân chỉ biết về Hành chánh thuộc địa qua sự đàn áp của hương hào kỳ mục và lính khố đỏ, chỉ biết đi thu thuế và bắt bỏ tù người nghèo hèn, kẻ đói rách.
Cũng như giới công nhân thành thị, nông dân khổ sở vì vô số hành động áp bức của bọn hương chức lạm quyền. Bọn này lợi dụng sự dốt nát và yếu đuối bất lực của dân quê để thi hành luật theo ý riêng hoặc áp dụng luật lệ của thứ cầm quyền không hề bị kiểm soát.
Người ta có thể cãi rằng dân quê có đại diện trong hội đồng xã và hội đồng thuộc địa. Nhưng mấy ai lại không biết rằng, khi chủ điền mà làm đại diện thì quả là tự nhiên chuyện duy trì dân quê trong tình trạng bóc lột hết mức.
Thêm vào đó nhà cầm quyền còn hủ hoá những người đại diện hơn nữa bằng cách cho họ hưởng những quyền lợi thích đáng. Bọn đại diện thường được nêu đích danh chính là bọn cực kỳ vô lại đang lợi dụng danh nghĩa để lường gạt trắng trợn.
Cho nên dân chúng không tin tưởng bọn đại diện này. Ngay chính đám hương hào kỳ mục, chuyên môn bỏ phiếu theo lệnh chính phủ, cũng càng lúc càng không còn ảo vọng nữa. Cho nên chẳng có điềm gì tốt lành khi ta nghe tin lực lượng đảng phái trưởng giả thông đồng với bộ máy nhà cầm quyền.
Trong bóng đêm của cuộc đời khốn khổ và bị bóc lột, hàng triệu nông dân nghèo, trên toàn cõi Đông Dương, đang ngóng chờ một tia sáng hy vọng.
GHI GHÚ:
1) Sau này là Tỉnh trưởng
2) Xem “Lính thời thuộc địa”, trong Bản chú thích tên người.
3) Sau này là Quận trưởng
4) Chức quan nhỏ giúp việc ở phủ, huyện.
(Bài này do nhà cách mạng Trần Văn Thạch viết bằng tiếng Pháp trên báo La Lutte, số 69, ngày 4-2-1936. Dịch ra tiếng Việt bởi Dương Hiếu Nghĩa và Phan Thị Trọng Tuyến. Sách “Trần Văn Thạch (1905-1945): Cây bút chống bạo quyền áp bức” sẽ ra mắt vào Thứ Bảy 14 tháng 6 – 2014 tại Pháp.)
Tôi về ăn Tết trong một làng quê cách quận Mỏ Cày 4 cây số. Làng có chừng 3.000 người nhưng từ thời mới bắt đầu thuộc địa đến giờ chưa có ông quan Tây cỡ chủ tỉnh nào đặt chân tới đây. Con nít 5 tuổi nếu cha mẹ chưa dẫn ra tỉnh thì không biết mặt mũi người Pháp ra sao. Mãi cho tới năm 1930 họ mới thấy được một người da trắng qua một anh lính sen đầm dẫn lính khố xanh qua làng truy lùng mấy ông “cộng sản” biểu tình khắp mọi nơi trong vùng..
Quan Tây chủ quận chỉ ghé mỗi năm một hai lần trong các dịp thật đặc biệt nào đó thôi. Gặp mùa mưa, đất trơn như mỡ, quan được các hương chức kề vai gánh cây đòn dài võng quan tòn teng đi qua, nói có khi vô lễ xin quan đừng chấp, là giống y như lúc họ gánh mấy con heo quay, heo nướng đi cúng kiếng nhân một lễ hội trịnh trọng nào đó.
Làng quê không có đường lộ
Giống như số lớn làng quê miệt rừng, làng quê này không có đường sá nối với khu hành chánh tỉnh gần nhất. Muốn vô làng phải chèo ghe trên con sông nhỏ ngoằn ngoèo không qua được khi nước ròng, hai bên bờ lá dừa nước giao nhau uốn vòng thành vòm cong dầy đặc. Dĩ nhiên, người ta có thể lội bùn, đi trên mấy bờ ruộng, rất trơn vào mùa mưa, để rồi nhiều khi trợt chân té nằm dài. Vào mùa này, đỡ nguy hiểm hơn nhiều, chỉ cần lội qua khoảng bốn mươi cái hố hay đầm vũng có cầu cây dừa hay cây mít bắt ngang.
Muốn qua các cây-gọi-là-cầu này, phải có tài đu dây nhào lộn bởi vì khi thủy triều lên, nước ôm ngập thân cầu, một lớp bùn nguy hiểm bọc quanh thân cầu, đi qua cầu mà hai tay không biết vịn vào đâu. Dân làng tuy đã quen nhưng lắm khi vẫn không tránh được tai nạn trầm trọng. Ban đêm đi thầm không đèn đuốc lại phải lo tránh hầm hố rắn rít, gai góc.
Người ta kể tôi nghe vài tai nạn mới xảy ra cho mấy bà bầu bị té cầu khỉ. Người ta phải chở mấy bà ra nhà thương Mỏ Cày. Dân nghèo không phải lúc nào cũng có tiền sắm ghe xuồng di chuyển mà khi có được, thì vô cùng nguy hiểm khi chèo những chiếc ghe xuồng nhỏ bé đó qua các con sông lớn ở đất Nam Kỳ này. Những con sông này thật ra là những cái eo biển. Trước Tết mấy bữa, không xa Mỏ Cày, một chiếc ghe chở khoảng ba chục người đàn ông đàn bà bị chìm khi qua vàm, tất cả đều chết đuối.
Trong làng, mấy cơ sở hành chánh gồm có: một nhà việc, một đình làng thờ thần hoàng và hai cái lán nhỏ dùng làm trường học. Mỗi lán chứa từ 70 đến 90 học trò, chia làm hai lớp học với một ông thầy duy nhất vô cùng chán ngán. Thôi thì khỏi cần hỏi han về phẩm chất giáo dục thầy đem lại trong điều kiện đó.
Nói tóm lại, nông dân gởi con đi học vần vì đây là điều lợi duy nhất họ có được nhờ món tiền thuế hết sức quá đáng mà người ta bắt họ phải đóng. Họ uống nước sông đầy bùn dơ dáy, không được săn sóc sức khoẻ, sống cô lập cách xa thế giới bên ngoài vì phương tiện giao thông khó khăn, họ không biết gì về tình hình chính trị và xã hội, sống co cụm trong hoàn cảnh cực kỳ khốn cùng, chôn đời trong thân phận nô lệ kéo lê từ quá nhiều đời.
Đời sống một tiểu nông
Trong bữa ăn với gia đình họ, tôi chuyện trò với một ông nông dân già. Ông có miếng ruộng hơn bốn mẫu một chút. Ông thú thiệt có đôi lần ra tỉnh lỵ, chứ cho đến nay chưa bao giờ lên tới Sài Gòn.
Ông cho tôi biết, những năm được mùa, ông gặt được 400 giạ lúa, ông giữ 100 giạ nuôi gia đình, còn 300 giạ đem bán được chừng 100 đồng bạc. Ông đóng thuế điền thổ và thuế thân cho ông và hai người con trai trên 18 tuổi, hết ba chục đồng. Còn lại bảy chục. Bán thêm mớ cam, dừa, lá chuối trong vườn, ông có thêm chừng bốn chục đồng. Số tiền tổng cộng 110 đồng phải đủ cho cả nhà xài trong 12 tháng. Tiền ăn, thức mặc, tiền thuốc nam thuốc bắc, tiền chăn nuôi trâu bò, tiền mua sắm hay sửa chữa nông cụ, sửa nhà, chi phí đình đám xã giao vân vân... Phải tiện tặn mọi bề ông mới trang trải chi tiêu vừa khít.
Tôi muốn biết gia đình ông ăn uống ra sao.
Mỗi tuần, tụi tui đi chợ hai hay ba lần. Mỗi lần mua chừng 15 hay 30 xu thịt hoặc cá, không thể mua nhiều hơn được. Những bữa còn lại thì có mớ tép riu vớt dưới sông lên, ăn với rau cải luộc chấm nước mắm. Mấy năm nay, năm nào có bịnh hoạn hao tốn thêm thì đi chợ ít hơn nữa, và ăn với nước mắm thiệt mặn.
Vậy đó mà ông tiểu nông chủ mảnh ruộng không tới 5 mẫu này nói với tôi là ông còn tương đối sung sướng hơn so với nhiều hoàn cảnh vô cùng bi đát ở quanh đây.
Thân phận nông dân nghèo
Chúng ta vừa thấy hoàn cảnh gia đình một tiểu nông, hoàn toàn bị thuế má đè bẹp, bởi vì cả nhà phải vất vả mỗi năm trả số tiền thuế tương đương với ba tháng làm việc của mỗi người. Đó là chỉ mới nói tới thứ thuế trực tiếp là thuế điền và thuế thân. Nhưng dù sao đi nữa, miếng ruộng của ông cũng tạm nuôi được cả nhà.
Còn tình trạng nông dân không có ruộng đất, phải đi thuê hay đi làm mướn mới thật là thê thảm. Và đó là tình trạng của đa số. Theo cách tính của những người đáng tin cậy, chỉ khoảng một phần mười số người trong làng này là có ruộng đất, không kể ít nhiều.
Trước đây, vào thời khủng hoảng kinh tế, tá điền làm mướn được trả sáu, bảy chục đồng một năm. Bây giờ khá nhứt chỉ còn ba chục đồng. Mà thử coi họ ăn uống ra sao: chỉ có nước mắm, hoặc muối quanh năm đến cá khô cũng không có, để làm công việc như tù khổ sai bởi vì họ làm từ hừng sáng cho tới chín, mười giờ tối, không nghỉ một ngày từ mồng 1 tháng giêng cho tới 31 tháng chạp, trừ ngày Tết họ về nhà cúng kiếng tổ tiên.
Mấy người làm mướn được trả công nhật thì chẳng sung sướng hơn chút nào vì họ lãnh từ 10 tới 15 xu một ngày - 15 xu là nhằm ngày cấy hay mùa gặt - đồng lương thấp như vậy mà nhiều khi họ tìm việc còn không ra. Ở thôn quê, nạn thất nghiệp hoành hành nhiều hơn so với thành thị.
Tá điền làm việc cho chủ điền nhiều hơn là cho mình. Năm nào được mùa, tá điền trả được nợ và còn vừa đủ gạo để nuôi thân, mà chỉ ăn cơm không thôi, hoàn cảnh bi đát, tối đen chẳng khác chi hoàn cảnh những tá điền khác sống quanh đó. Một anh tá điền khoe vợ mình thiệt là biết tiết kiệm, tốn có một xu tiền dầu đốt vì chỉ hai đêm mới thắp đèn một lần.
Tá điền thiếu ăn thường trực. Trong nhiều gia đình, bữa ăn ít khi nào có thịt. Khi làng có thú vật chết dịch, chủ đem chôn thì đêm đến luôn luôn có dân làng lén đào lên chia nhau ăn. Họ ăn luôn cả những con thú chết trôi sông nữa.
Thấy tôi tỏ vẻ nghi ngờ, những người kể chuyện đáng tin cậy này mới đưa ra một sự kiện điển hình nói lên cái nghèo khốn cùng cực độ của dân quê tại đây. Anh ta kể:
“Đây, anh hàng xóm của tôi nè, bữa nào có được vài xu rượu đế nhắm với con gà con vịt chết vớt dưới rạch lên là anh ta sung sướng hết sức. Hễ dòm thấy con gì bất kể gà hay vịt là anh ta lật đật hô con nhảy xuống lội vớt lên. Nhà ảnh ăn toàn thịt ươn thịt thiu không hà.”
Chỗ nào tôi cũng nghe lời than van như nhau về số tiền thuế quá nặng cho những người không đủ ăn. Lấy thí dụ một gia đình có ba người, cha và hai người con trai lớn tới tuổi làm việc, ba người là ba lần năm đồng rưỡi phải kiếm đủ cho nhà chức trách Thuộc địa.
Người ta còn kể chuyện một gia đình năm người gồm người cha, người chú và ba đứa con trai. Để trả đủ tiền thuế thân cho 5 người, các anh thanh niên này phải thay phiên nhau đi ở đợ quanh năm. Hồi trước làm đủ trả thuế để mỗi người đều có thẻ, bây giờ khủng hoảng kinh tế, họ phải đi vay nợ thêm.
Không có thẻ là không sao rời làng đi tìm việc. Vừa mon men bước ra là hương chức hay lính làng tóm cổ bỏ vào tù.
Chuyện bán con trở nên thông thường hơn. Nhiều cha mẹ thà bán con còn hơn để chúng chết đói trong nhà. Có vài nơi, các hương chức hợp thức hoá chuyện buôn bán này y như thời phong kiến dã man.
Tàn tích chế độ phong kiến
Tết tới thường làm cho tá điền lo lắng nhiều nhất. Vì họ phải lo quà cáp biếu xén chủ ruộng. Thông thường là nửa giạ gạo trắng, một cặp vịt đực hay vịt cái mập ú và một mớ sáp ong. Món quà biếu thay đổi tuỳ theo vùng.
Hương hào hương chức trong làng thì sửa soạn lễ vật cho quan cai tổng và quan chủ quận. Dần dà các món lễ vật này được đơn giản hoá ra vàng bạc.
Trong tổng này, không có cai tổng chỉ có một bang biện lo quản lý bảy hội đồng hương chức. Vài ngày trước Tết, ông bang biện gom góp tiền thâu được khắp các làng, chia làm hai phần. Một phần cho ông và phần kia đưa cho chủ quận, ông này sẽ đem quà biếu của đám hương mục lên quan Tây ở tỉnh lỵ cộng thêm phần quà của ông ta như thông lệ.
Tôi muốn biết tiền từ đâu mà có. Các vị hương chức chẳng hề giấu giếm, cho biết tiền lấy từ ngân sách làng. Họ luôn luôn xoay sở cách nào đó để có dư, khỏi phải lấy thêm tiền túi khi thi hành bổn phận đối với quan Tây.
Thì ra đây là một cách xài đồng tiền đóng thuế của người dân khá bất ngờ. Các vị quan (tây) mặc Âu phục này thật biết cách gắn bó một cách thích thú với phong tục do quan lại phong kiến để lại.
Trong lúc dân đen kêu la đói khổ, công chức nhà nước thuộc địa vui vẻ vơ vét bỏ đầy túi.
Nông dân lâm cảnh khốn cùng
Nông dân nghèo rên xiết dưới mức thuế nặng quá sức chịu đựng. Mọi người bất kể giàu nghèo đều phải đóng thuế thân, đây là một trong những khía cạnh ghê tởm của thuế má thuộc địa. Chánh phủ bóp nghẹt dân chúng nhưng ban cho các hãng xưởng tư sản lớn hàng trăm triệu đồng. Bằng chứng là việc công bố những số tiền khổng lồ giúp các đồn điền cao su quan trọng từ khi có vụ khủng hoảng kinh tế cao su.
Trong khi đó, các công trình xã hội lập ra tại các tỉnh rất hiếm hoi và hoàn toàn không có tại vùng quê. Dân chúng thôn quê vào năm 1936 này sống trong những điều kiện y hệt như tổ tiên họ sống ở thế kỷ vừa qua.
Người nông dân chỉ biết về Hành chánh thuộc địa qua sự đàn áp của hương hào kỳ mục và lính khố đỏ, chỉ biết đi thu thuế và bắt bỏ tù người nghèo hèn, kẻ đói rách.
Cũng như giới công nhân thành thị, nông dân khổ sở vì vô số hành động áp bức của bọn hương chức lạm quyền. Bọn này lợi dụng sự dốt nát và yếu đuối bất lực của dân quê để thi hành luật theo ý riêng hoặc áp dụng luật lệ của thứ cầm quyền không hề bị kiểm soát.
Người ta có thể cãi rằng dân quê có đại diện trong hội đồng xã và hội đồng thuộc địa. Nhưng mấy ai lại không biết rằng, khi chủ điền mà làm đại diện thì quả là tự nhiên chuyện duy trì dân quê trong tình trạng bóc lột hết mức.
Thêm vào đó nhà cầm quyền còn hủ hoá những người đại diện hơn nữa bằng cách cho họ hưởng những quyền lợi thích đáng. Bọn đại diện thường được nêu đích danh chính là bọn cực kỳ vô lại đang lợi dụng danh nghĩa để lường gạt trắng trợn.
Cho nên dân chúng không tin tưởng bọn đại diện này. Ngay chính đám hương hào kỳ mục, chuyên môn bỏ phiếu theo lệnh chính phủ, cũng càng lúc càng không còn ảo vọng nữa. Cho nên chẳng có điềm gì tốt lành khi ta nghe tin lực lượng đảng phái trưởng giả thông đồng với bộ máy nhà cầm quyền.
Trong bóng đêm của cuộc đời khốn khổ và bị bóc lột, hàng triệu nông dân nghèo, trên toàn cõi Đông Dương, đang ngóng chờ một tia sáng hy vọng.
GHI GHÚ:
1) Sau này là Tỉnh trưởng
2) Xem “Lính thời thuộc địa”, trong Bản chú thích tên người.
3) Sau này là Quận trưởng
4) Chức quan nhỏ giúp việc ở phủ, huyện.
Gửi ý kiến của bạn