Tuần nầy xin được bàn về phần cuối của lời khuyên của cựu Thủ Tướng Tân Gia Ba, Lý Quang Diệu.
Ông Lý Quang Diệu đề nghị phần 3 rằng: nên giáo dục quần chúng để họ ý thức và không tiếp tay cho việc tham nhũng.
Điều nầy cũng dễ hiểu: một khi lãnh đạo nước và cán bộ các cấp không tham nhũng thì dân chúng không có lý do gì đi đút lót, hối lộ viên chức nhà nước. Ngoài ra, nếu chánh quyền đưa ra đường lối, luật lệ rõ ràng, thì dân chúng sẽ tuân thủ và không dám phạm. Như trường hợp đã kể trong những lần trước: sau năm 1975, khi người Việt tị nạn mới đến đất Mỹ, có người phạm luật giao thông bị cảnh sát chận lại, bèn xì ra tí tiền trà nước, liền bị bắt luôn vì 2 tội: tội phạm luật giao thông (tội nầy tương đối nhẹ có thể chỉ bị phạt tiền) và tội hối lộ nhân viên công lực (tội nầy nặng hơn, có thể bị tù).
Xứ Mỹ người dân được giáo dục từ bậc tiểu học, ngay cả giáo dục về lòng yêu vnước à trung thành với tổ quốc. Các em học sinh tiểu học hầu như em nào cũng biết lời thề trung thành với tổ quốc (I pledge allegiance… ). Dạo tôi còn làm việc tại bịnh viện cựu chiến binh ở Norman, Oklahoma (Oklahoma Department of Veterans Affairs - Norman Division), có những buổi sáng họp tham mưu, Ông giám đốc thường bảo chúng tôi đứng dậy, hướng về quốc kỳ Mỹ và tuyên đọc lời thề nầy. Có lần ông còn bảo tôi: Dr. Huynh, you start (Bác sĩ Huỳnh, Ông bắt đầu đi) ( I pledge allegiance to the flag of the United States of America …) Đó là một hình thức công dân giáo dục.
Tân Gia Ba là môt xứ nổi tiếng về đường sá rất sạch sẽ. Chúng tôi từ đảo tị nạn Galang qua Tân Gia Ba lấy phi cơ đi Mỹ, đã chứng kiến điều nầy. Nghe nói người nào xả rác sẽ bị phạt rất nặng. Dưới thời Tổng Thống Clinton, có một chú nhóc Mỹ sang thăm (hay gia đình làm việc) ở Tân Gia Ba. Một hôm chú rắn mắc chơi trò graffiti: lấy sơn xịt xe hơi của người khác, liền bị bắt. Hình phạt sẽ là bị đánh 6 roi trước công chúng cộng thêm với bao nhiêu giờ làm việc công (public services). Gia đình bèn xin với Tổng Thống Clinton dùng uy tín của Tổng Thống Hoa Kỳ để xin ân xá. Nhưng luật của Tân Gia Ba là luật áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên vì nể lời xin của Tổng Thống của một đại cuờng quốc, Tân Gia Ba bớt cho một roi, còn lại 5 roi.
Ai đã từng viếng xứ Phù Tang đều biết rằng người Nhật rất tự trọng và hiếu khách. Đường sá của họ cũng rất sạch sẽ. Môt đồng nghiệp kể lại hai vợ chồng đi sang Nhật chơi, đến một tỉnh nọ được người ta cho một con búp bê rất đẹp. Khi di chuyển đến một tỉnh khác anh chị bỏ quên con búp bê lại khách sạn và lấy làm tiếc. Không dè khi về đến khách sạn mới, đã thấy con búp bê của mình để trên giường từ hồi nào.
Nghe nói thời Vua Lê Thánh Tôn, không có trộm cắp, dân chúng thường không đóng hay khóa cửa khi ngủ, cho nên thơ của Cụ Nguyễn Công Trứ có kể:”Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ“. Mới đây đọc báo thấy nhiều người Việt làm cho hãng hàng không Việt Cộng sang Nhật ăn cắp hàng hóa, đồ đạc của Nhật, bị bắt, thật nhục nhã. Từ đó cho thấy trình độ người dân của hai nước khác biệt nhau đến dường nào.
Cách đây khoảng 30 năm, ở Nhật có một tai nạn phi cơ rất khủng khiếp: một chiếc phi cơ quân đội đâm vào chiếc phi cơ dân sự khiến tất cả hành khách và phi công của hai chiếc phi cơ tử nạn. Tại một đám tang tâp thể, hai vị bộ trưởng quốc phòng và giao thông vận tải của Nhật đến quì xuống xin lỗi tất cả mọi người, sau đó cả hai vị đều từ chức.
Gần đây nhất, một chiếc phà của Đại Hàn bị lật chìm khiến cho hàng trăm người chết. Bà Tổng Thống Đại Hàn lên TV khóc sướt mướt và xin lỗi mọi người. Đúng là cai trị dân thì phải thương dân. Người xưa hay dùng chữ: con dân. Nhà Vua hay nhà lãnh đạo coi dân như con mình, và phải thương và săn sóc chu đáo như thương và săn sóc con ruột của mình vậy.
Một điểm quan trọng nữa trong vấn đề giáo dục quần chúng, theo thiết nghĩ, là nâng cao trình độ dân trí. Nước Mỹ và có lẽ đa số các quốc gia Âu Châu, có luật cưỡng bách giáo dục: mỗi công dân phải hoàn tất trung học, tức là học xong lớp 12. Người dân có trình độ học thức cao, lại dễ dàng tiếp cận với báo chí, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh.… theo đó sự hiểu biết về chính trị của họ cũng được nâng cao. Một khi những nhà lãnh đạo tuyên bố điều gì thì người dân lãnh hội được ngay. Họ biết rằng họ có nhiều quyền căn bản của một người dân được đề ra bởi hiến pháp, nhưng quan trọng hơn nữa là họ biết trách nhiệm và những giới hạn của mình.
Báo Việt Báo thứ tư 28 tháng 5, 2014 có đăng bài Bà Clinton ra sách mới: “Cần Lắng Nghe Trái Tim, Khối Óc” có đoạn viết: “Bà cho biết khi cần quyết định việc hệ trọng, Bà lắng nghe trái tim và khối óc - khối óc được hướng dẫn với giáo dục và các chọn lựa nghề nghiệp“.
Xem thế đủ thấy giáo dục quan trọng biết là bao nhiêu!
Ông Lý Quang Diệu đề nghị phần 3 rằng: nên giáo dục quần chúng để họ ý thức và không tiếp tay cho việc tham nhũng.
Điều nầy cũng dễ hiểu: một khi lãnh đạo nước và cán bộ các cấp không tham nhũng thì dân chúng không có lý do gì đi đút lót, hối lộ viên chức nhà nước. Ngoài ra, nếu chánh quyền đưa ra đường lối, luật lệ rõ ràng, thì dân chúng sẽ tuân thủ và không dám phạm. Như trường hợp đã kể trong những lần trước: sau năm 1975, khi người Việt tị nạn mới đến đất Mỹ, có người phạm luật giao thông bị cảnh sát chận lại, bèn xì ra tí tiền trà nước, liền bị bắt luôn vì 2 tội: tội phạm luật giao thông (tội nầy tương đối nhẹ có thể chỉ bị phạt tiền) và tội hối lộ nhân viên công lực (tội nầy nặng hơn, có thể bị tù).
Xứ Mỹ người dân được giáo dục từ bậc tiểu học, ngay cả giáo dục về lòng yêu vnước à trung thành với tổ quốc. Các em học sinh tiểu học hầu như em nào cũng biết lời thề trung thành với tổ quốc (I pledge allegiance… ). Dạo tôi còn làm việc tại bịnh viện cựu chiến binh ở Norman, Oklahoma (Oklahoma Department of Veterans Affairs - Norman Division), có những buổi sáng họp tham mưu, Ông giám đốc thường bảo chúng tôi đứng dậy, hướng về quốc kỳ Mỹ và tuyên đọc lời thề nầy. Có lần ông còn bảo tôi: Dr. Huynh, you start (Bác sĩ Huỳnh, Ông bắt đầu đi) ( I pledge allegiance to the flag of the United States of America …) Đó là một hình thức công dân giáo dục.
Tân Gia Ba là môt xứ nổi tiếng về đường sá rất sạch sẽ. Chúng tôi từ đảo tị nạn Galang qua Tân Gia Ba lấy phi cơ đi Mỹ, đã chứng kiến điều nầy. Nghe nói người nào xả rác sẽ bị phạt rất nặng. Dưới thời Tổng Thống Clinton, có một chú nhóc Mỹ sang thăm (hay gia đình làm việc) ở Tân Gia Ba. Một hôm chú rắn mắc chơi trò graffiti: lấy sơn xịt xe hơi của người khác, liền bị bắt. Hình phạt sẽ là bị đánh 6 roi trước công chúng cộng thêm với bao nhiêu giờ làm việc công (public services). Gia đình bèn xin với Tổng Thống Clinton dùng uy tín của Tổng Thống Hoa Kỳ để xin ân xá. Nhưng luật của Tân Gia Ba là luật áp dụng cho tất cả mọi người. Tuy nhiên vì nể lời xin của Tổng Thống của một đại cuờng quốc, Tân Gia Ba bớt cho một roi, còn lại 5 roi.
Ai đã từng viếng xứ Phù Tang đều biết rằng người Nhật rất tự trọng và hiếu khách. Đường sá của họ cũng rất sạch sẽ. Môt đồng nghiệp kể lại hai vợ chồng đi sang Nhật chơi, đến một tỉnh nọ được người ta cho một con búp bê rất đẹp. Khi di chuyển đến một tỉnh khác anh chị bỏ quên con búp bê lại khách sạn và lấy làm tiếc. Không dè khi về đến khách sạn mới, đã thấy con búp bê của mình để trên giường từ hồi nào.
Nghe nói thời Vua Lê Thánh Tôn, không có trộm cắp, dân chúng thường không đóng hay khóa cửa khi ngủ, cho nên thơ của Cụ Nguyễn Công Trứ có kể:”Đời thái bình cửa thường bỏ ngỏ“. Mới đây đọc báo thấy nhiều người Việt làm cho hãng hàng không Việt Cộng sang Nhật ăn cắp hàng hóa, đồ đạc của Nhật, bị bắt, thật nhục nhã. Từ đó cho thấy trình độ người dân của hai nước khác biệt nhau đến dường nào.
Cách đây khoảng 30 năm, ở Nhật có một tai nạn phi cơ rất khủng khiếp: một chiếc phi cơ quân đội đâm vào chiếc phi cơ dân sự khiến tất cả hành khách và phi công của hai chiếc phi cơ tử nạn. Tại một đám tang tâp thể, hai vị bộ trưởng quốc phòng và giao thông vận tải của Nhật đến quì xuống xin lỗi tất cả mọi người, sau đó cả hai vị đều từ chức.
Gần đây nhất, một chiếc phà của Đại Hàn bị lật chìm khiến cho hàng trăm người chết. Bà Tổng Thống Đại Hàn lên TV khóc sướt mướt và xin lỗi mọi người. Đúng là cai trị dân thì phải thương dân. Người xưa hay dùng chữ: con dân. Nhà Vua hay nhà lãnh đạo coi dân như con mình, và phải thương và săn sóc chu đáo như thương và săn sóc con ruột của mình vậy.
Một điểm quan trọng nữa trong vấn đề giáo dục quần chúng, theo thiết nghĩ, là nâng cao trình độ dân trí. Nước Mỹ và có lẽ đa số các quốc gia Âu Châu, có luật cưỡng bách giáo dục: mỗi công dân phải hoàn tất trung học, tức là học xong lớp 12. Người dân có trình độ học thức cao, lại dễ dàng tiếp cận với báo chí, truyền thanh, truyền hình, phim ảnh.… theo đó sự hiểu biết về chính trị của họ cũng được nâng cao. Một khi những nhà lãnh đạo tuyên bố điều gì thì người dân lãnh hội được ngay. Họ biết rằng họ có nhiều quyền căn bản của một người dân được đề ra bởi hiến pháp, nhưng quan trọng hơn nữa là họ biết trách nhiệm và những giới hạn của mình.
Báo Việt Báo thứ tư 28 tháng 5, 2014 có đăng bài Bà Clinton ra sách mới: “Cần Lắng Nghe Trái Tim, Khối Óc” có đoạn viết: “Bà cho biết khi cần quyết định việc hệ trọng, Bà lắng nghe trái tim và khối óc - khối óc được hướng dẫn với giáo dục và các chọn lựa nghề nghiệp“.
Xem thế đủ thấy giáo dục quan trọng biết là bao nhiêu!
Gửi ý kiến của bạn