Hôm nay,  

Chuyện Làng Văn Vn Hiện Đại: Bị Tố Giả Nhà Thơ, Bèn Kiện - Phần I

11/01/200100:00:00(Xem: 3928)
LTS. Chuyện nhà văn quốc nội cựu kỳ phức tạp. Nhà thơ Trần Đăng Khoa vừa bị một nhà văn khác khui ra bí mật: Ông chỉ là Trần Đăng Khoa giả, chỉ vì ‘thần đồng Trần Đăng Khoa’ đã được mẹ đem đánh tráo để bảo vệ cho con từ khi 11 tuổi. Người khui bí mật là nhà văn Trung Trung Đỉnh liền bị kiện ngay. Bản văn gửi kèm LGT như sau.

LGT. Nhà văn Trung Trung Đỉnh vừa viết 1 bài báo trên "Nông thôn ngày nay" công bố rằng Trần Đăng Khoa hiện nay là Khoa giả vì gia đình sợ mất thần đồng của mình trong chiến tranh bèn cho một Khoa giả đi bộ đội, sau đó đi Nga học rồi về viết lăng nhăng. Khoa đã xem bài báo ấy từ trước, nghĩ rằng Đỉnh đùa và không dám đăng. Ai ngờ Đỉnh có tính đùa dai và chắc cũng muốn có tiền tiêu Tết, đã cho đăng báo. Khoa tức điên, kiện lên cấp cao nhất Đỉnh về tội vu oan giá họa. Hạ hồi chưa có!

*
Trần Đăng Khoa,
chính là thằng Cuội ngồi gốc cây ....thơ

Trung Trung Đỉnh

*
Tôi có ông anh là giáo viên trường làng, từ khi đứng trên bục giảng, cho tới lúc đã về hưu hàng chục năm rồi, vẫn chỉ đau đáu có một mong muốn là làm thế nào trông thấy nhà thơ Tố Hữu và nhà thơ Trần Đăng Khoa thật, được một lần. Số là ông anh tôi cũng có máu thơ phú vẽ vời, thành thử mới có cái ước muốn được trông thấy thần tượng của mình đến như thế. Khổ, cả đời làm nghề nhà giáo, lại ở sâu tút lút trong một làng quê hẻo lánh, chỉ có sách giáo khoa văn học với lại nghe đài (mà đài là chiếc máy ga-len tự chế), cộng với thứ thông tin chủ yếu là lời đồn, chứ hồi ấy làm gì đã có mấy sách, với lại báo chí, truyền hình. Truyền hình đúng là chưa thể nghĩ tới. Sách truyện văn thơ thì lèo tèo, lúc nào nom ông anh tôi cũng ngơ ngơ ngác ngác vì khao khát thông tin, vì càng chịu khó "săn" tin càng chỉ được nhận những thông tin thất thiệt, đôi khi chỉ do một tay "ếch" ba hoa nào đó ngồi đáy giếng phán chuyện triều đình, nghe sướng tai, đã niềm khao khát, khiến những người thật thà như anh tôi tin sái cổ, thành thử làm sao anh biết được thiên hạ không chỉ có hai cha con ông ấy, một "cây đa" với một "chú cuội thần đồng" trong làng thơ Việt. Tất nhiên ông anh tôi cũng có biết thêm vài anh tài nữa, chẳng hạn như Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính của thời trước, chứ còn các nhà thơ trẻ đương đại thì rõ ràng chỉ có Trần Đăng Khoa là nhất. Có lần mấy thầy giáo, bạn anh tôi tới nhà tôi chơi, họ đố nhau, nếu bỗng nhiên được trông thấy, được gặp mặt một vị nhà văn nhà thơ thì chọn ai" Đa số là Tố Hữu, tất nhiên. Cũng có người chẳng biết chọn ai. Riêng anh tôi vẫn kiên quyết thứ nhất là Trần Đăng Khoa, thứ nhì mới tới Tố Hữu. Thời ấy anh tôi dám đặt Trần Đăng Khoa lên trên Tố Hữu là cả một vấn đề, không gàn dở thì cũng là tay liều mạng dám phạm thượng xếp thứ hạng ngược đời thế! Tiếng đồn ở làng tôi, tất nhiên là trong giới sành điệu văn thơ, có một tin ngấm ngầm rằng, Trần Đăng Khoa còn dám sửa cả thơ Tố Hữu từ Đường ta rộng thênh thang tám thước thành Đường ta rộng thênh thang ta bước nữa là! Hồi ấy Trần Đăng Khoa mới đâu chín mười tuổi, lại đã được phong thần đồng, được toàn đảng toàn dân ca ngợi, đài báo tuyên truyền, thơ Trần Đăng Khoa được cánh học sinh cấp hai, cấp ba như tôi (lớn hơn Khoa cỡ chừng tám, chí mười tuổi) chép trong sổ tay, anh nào hóng được vài chuyện về thân thế sự nghiệp của "em bé làm thơ Trần Đăng Khoa" coi như là người tài giỏi, là tay đáng nể trọng lắm. Chính ông anh tôi là tay hay có những nguồn thông tin giật gân về Trân Đăng Khoa và Tố Hữu nhất, vì anh là bạn thân với "chú Tỷ" cán bộ phát hành báo chí dưới huyện. Chú Tỷ không những đã nhiều lần được gặp Trần Đăng Khoa với lại cả Tố Hữu mà còn được nghe họ noí chuyện, thậm chí còn "hỏi vặn" họ khi họ hỏi những người nghe xem có ai còn muốn hỏi gì nữa không" Có lần đi họp trên huyện trên tỉnh về, anh tôi khoe:
- Tao suýt nữa được gặp trưởng ty văn hoá với nhà thơ Tố Hữu, ấy vậy mà lại sểnh toi mất cả mẻ gặp cây đa cây đề trong làng văn, chỉ vì nghe tin Trần Đăng Khoa về thăm thành đoàn Hải Phòng, nên tao và mấy thằng bạn mới bỏ hội nghị đến đấy. Đến đấy mới biết Khoa nó không tới được vì bận tiếp khách nước ngoài, khi trở lại hội nghị thì ông trưởng ty đã lôi Tố Hữu lên Thành Uỷ rồi!

Tôi hồi ấy cũng đã mười lăm mười bẩy tuổi, và cũng là tay thích xem sách, hóng chuyện văn thơ, nhưng vẫn còn tồ tẹt ngớ ngẩn lắm, nên mới há mồm ra mà nghe, rồi nói phụ vào, vẻ luyến tiếc thay:
- Thế là "Cháo trứng cũng hỏng, cháo lòng cũng trơ", ai bảo anh "đứng núi nọ trông núi kia" làm gì"

Cái cú sểnh mẻ cá to ấy, cho mãi tới bây giơ vẫn là nỗi luyến tiếc lớn, không biết đến bao giờ phai mờ được, nếu như không có tôi là thằng em ruột của anh, sau ba mươi năm, bằng chiếc xe con bóng loáng của cơ quan, điệu được Trần Đăng Khoa và Trạng Lựu về nhà cho anh tôi chiêm ngưỡng. Phải mở ngoặc đơn ở chỗ này, vì anh tôi biết tôi cùng cơ quan với Trần Đăng Khoa và Lê Lựu nên lấy làm tự hào lắm, nhiều lần thúc tôi kéo các chú ấy về chơi. Sau tiểu thuyết "Thời xa vắng" Lê Lựu nổi danh như cồn, lại được "cử đi Mỹ thuyết khách", tất nhiên là theo cách nói của anh tôi. Khi Lê Lựu về nhà lại được "cử đi nói chuyện về nước Mỹ" khắp nơi, nhưng ở làng tôi thì chỉ được nghe băng catsete, thuê mỗi tối bảy ngàn đồng. Sau khi nghe cái băng Lê Lựu kể những cuộc đối thoại nảy lửa của anh với các nhà văn, các học giả Mỹ, anh tôi khoái quá nên mới gọi Lê Lựu là Trạng Lựu. Cùng một lúc mà anh không những được trông thấy mà còn được nắm cả tay, cụng cả li, gắp cả thức ăn bỏ vào bát cho Trạng và cho Thần Đồng thì hỏi còn có hạnh phúc nào lớn hơn" Các cụ ta có câu: "Gần chùa gọi bụt bằng anh", cấm có sai. Thấy tôi quá suồng sã với Trạng Lựu, anh tôi phải gọi tôi ra sau nhà chỉnh cho một trận. Khi chiều chúng tôi vừa về đến nhà, anh tôi hỏi tôi nên sắm món gì, tôi bảo canh cua đồng nấu với rau đay, mồng tơi, và nếu có thể thêm quả mướp, thêm bát cà pháo muối chua, thêm đĩa tôm kho mặn, Trạng và chú Khoa đều thích các món ấy. Anh tôi mới đầu không nhất trí, ý anh là phải làm cỗ, phải thịt vài con gà, thậm chí mổ lợn, cho "quân" xuống ao đánh cá, nó mới ra cái thú đón khách trọng tận trên Trung Ương về, mở mày mở mặt với làng với xã. ấy thế mà tôi lại chỉ đưa ra cái thực đơn mỏng tèo, với những món ăn quê mùa đãi khách sang bậc nhất, thật không xứng với tấm thịnh tình của anh tôi, không xứng với chú Kiểm lái xe oai vệ như võ sĩ cùng chiếc xe con bóng nhoáng của chú đậu ở trước sân nhà. Mà anh tôi, kể cả chị dâu tôi cũng là trí thức, là giáo viên, ba đời chuyên nghề "bảo học", gia đình tôi được gọi là gia đình gia giáo, thậm chí hiện anh còn đang được bà con coi là bậc trưởng lão ở làng, nghĩa là còn trên thằng Hồng em họ tôi giữ chức trưởng thôn, chứ đâu phải chỉ có chân đất mắt toét, như Trạng Lựu vừa mới nói với anh tôi rằng, chính Trạng, chính cả "thằng Khoa, thằng Đỉnh" cũng đều là một lũ nhà quê chân đất mắt toét cả! Chao ôi, phải được xem Lê Lựu với Trần Đăng Khoa về ngồi trong mâm cơm giữa làng quê Bắc Bộ, mới thấy được sức mạnh tiềm tàng của cả hai con người trông bề ngoài ụt ịt, nhem nhuốc mà hoá ra sinh động đến mê mẩn lòng người, kể cả người nhà quê. Anh chị tôi hoàn toàn bị bất ngờ khi chén xong ba bát canh cua rau đay với lại cà pháo, không ai động dũa đến thịt gà, giò chả, khiến cho gia đình tôi nghe vài ba câu chuyện tầm phào, chưa ai kịp hiểu đầu cua tai nheo thế nào thì cả Trạng và Thần Đồng, hai nhà trí thức thần tượng của anh của chị, của bao nhiêu công chúng cần lao, lại hồn nhiên nằm lăn ngay ra chiếu ăn giữa nhà thi nhau ngáy. Anh chị tôi nhắc các cháu đụng bát, đụng đũa nhè nhẹ, đi lại nhè nhẹ, với một thái độ hết sức cẩn trọng, khiến tôi và chú Kiểm lái xe cứ phải đánh mắt cho nhau cười mủm, rõ ra cái lối "bụt chùa nhà không thiêng" thật...

*
Từ ngày quen biết Trần Đăng Khoa tới nay, dễ có đến suýt soát hai chục năm rồi. Suýt soát hai chục năm ấy, kể cả lúc ở bên "Tây Nga" lẫn khi trở về Hà Nội, Sài Gòn, về miền Trung, lên Tây Nguyên vào làng đồng bào dân tộc, rồi lẩn thẩn trong luỹ tre của làng quê Bắc bộ, lúc nào tôi cũng thấy anh "đánh" bộ quân phục không quân hàm quân hiệu, nhàu nhàu, âm ẩm, mông mốc, chừng như suốt mấy chục năm qua nó không được giặt, nó không được là ủi, nó vẫn rùng rục cũ kỹ đậm đà bản sắc mồ hôi dầu như chính ông chủ có vóc dáng khoai tây của nó. Luôn luôn có ý thức về sự nổi tiếng của mình, nhưng Trần Đăng Khoa quyết không phải hạng người lập dị về phương diện trang phục. Trang phục đối với anh chỉ là một thứ vải tiện thể khoác lên người, che lấp đi cái phần cần che lấp. Ấy thế mà trong tủ áo của anh, (tất nhiên là hồi chưa vợ) tôi thấy có đến ba bộ comple, loại may đo đắt tiền hẳn hoi, của đáng tội, thỉnh thoảng Trần Đăng Khoa cũng có diện cái món này, nhưng nhìn anh trong cái món ấy nó mới khôi hài làm sao: Một củ khoai tây đóng vai con ốc bươu chính hiệu! Chơi với Trần Đăng Khoa mãi mà vẫn chẳng bao giờ lường được trong cái đâu hói sớm kia đang có những toan tính láu cá nào. Anh luôn luôn là một thằng bạn láu cá. Nhờ anh việc gì là anh sốt sắng nhận lời, nhưng cái việc ấy nhất định không bao giờ có trong đầu anh ngay sau khi lời hứa như đinh đóng cột, cái bắt tay như sẵn sàng sẻ nửa cơ ngơi, và nếu ta nhắc thêm lần nũa, y như rằng được nghe anh "tung ra" một câu thề độc, rát độc, cho kẻ sai lời hứa. Rồi anh quay lưng, nhìn theo tấm lưng âm ẩm mồ hôi quân phục vì dầy cơ bắp quá mà không cung cấp đủ chiều dài để nó có thể cong cong xuống một chút, đang cắm cúi đi kia, đâu có biết là mình sẽ hố với hắn, nếu cứ đinh ninh rằng công chuyện mà hắn nhận giúp ta rồi sẽ tốt đẹp. Ta chợt thấy lòng ta dâng lên một tình cảm buồn thương, một nỗi buồn thương xa vắng chẳng thể nào cắt nghĩa được. Anh không có thói quen phải ngượng ngùng khi có ai đó trách anh vì thất hứa. Sự thất hứa thường xuyên và lỗi hẹn thường xuyên không làm giảm uy tín của Trần Đăng Khoa đối với bạn bè. Bởi vì bạn bè, ai đã chơi với hắn thì đều phải coi chuyện đó là chuyện vặt, chuyện của thằng Cuội ngồi gốc cây...thơ, một cây thơ được ăn thứ nước giếng thơi của nền văn hoá xa xưa làng xã Việt. Một thứ thơ như ca dao, hò vè dân dã. Một thứ thơ được bắt nguồn từ câu chuyện kể:

Em thường rải cái nong
Ra gữa sân ngồi học
Những đêm có trăng mọc
Em chơi cho đến khuya

Câu chuyện về ông trăng nôm na là thế này: Đêm nay đêm rằm, ai treo ông trăng cao thế, ông nhìn chúng em và ông khoe ông có cái mặt tròn. Đấy, một em bé tám tuổi bình thường, (tất nhiên phải sinh ra và lớn lên ở thôn quê Bắc bộ) thì cũng có thể kể được như thế. Nhưng đến ba khổ sau, khi vượt ra khỏi khuôn khổ của câu chuyện kể thì không phải chú bé nào cũng tả được.

Đúng là tả:

Dưới sân em trông trăng
Có quả thị thơm lừng
Nải chuối tiêu thơm mát
Ông trăng nhìn thấy xôi
Là ông nhoẻn miệng cười
áng chừng ông thích lắm

Nhưng đến cái câu cuối của khổ này thì không còn là tả nữa, mà đó là cái nhìn, hay nói đúng hơn, cái cảm của thi sĩ. Ta không thể tin một chú bé tám tuổi mà lại có thể thốt lên, tưởng là bình thường, nhưng vì nó được dẫn dụ từ kể sang tả để rồi đưa ta tới cái cảm khác thường :
Trăng nở vàng như xôi

Xin bạn cứ đọc lại từ đầu toàn bộ khổ thơ, bạn sẽ thấy cái câu cuối ấy nó có ý nghĩa xuất thần, vượt ra khỏi câu chuyện được em bé khéo tả thế nào.

Ở khổ ba, khổ bốn cũng tương tự như vậy.

Tôi không có ý định làm cái việc phân tích thơ Trần Đăng Khoa, nhưng khổ nỗi, động đến anh ta tức là động đến thơ, nhất là thơ thời thơ ấu của anh. Nó vừa nôm na, trẻ con lại vừa được em khéo kể, khéo tả, khiến cái việc ấy, cái cảnh ấy ta chẳng lạ gì, vậy mà rồi ta lại cứ thấy lạ lùng thay cái cậu bé này...

Mưa

Sắp mưa
Sắp mưa
Những con mối
Bay ra
Mối trẻ
Bay cao
Mối già
Bay thấp
Gà con
Rối rít tìm nơi
ẩn nấp
Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Đầy đường
Lá khô
Gió cuốn
Bụi bay
Cuồn cuộn
Cỏ gà rung tai
Nghe
Bụi tre
Tần ngần
Gỡ tóc
Hàng bưởi
Du dưa
Bế lũ con
Đầu tròn
Trọc lóc
Chớp
Rạch ngang trời
Khô khốc
Sấm
Ghé xuống sân
Khanh khách
Cười
Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa
Mưa
Mưa
ù ù như xay lúa
Lộp bộp
Lộp bộp...
Rơi Rơi...
Đất trời mù trắng nước
Mưa chéo mặt sân
Sủi bọt
Cóc nhảy chồm chồm
Chó sủa
Cây lá hả hê
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa...
l967

Tôi cố tình chép hết bài thơ này ra đây để minh chứng cho nhận xét của mình rằng thơ thời thơ ấu của Trần Đăng Khoa bao giờ cũng bắt đầu bằng câu chuyện kể, rồi tả, rồi bỗng dưng xuất thần. Năng lực tả cảnh thôn quê của Trần Đăng Khoa qua bài "Mưa" thần kỳ này không có gì đặc biệt, mà sao nó cứ luẩn quẩn với ta, mới mãi với ta, đọc lên sao nó cứ xối thẳng vào cảm xúc của ta, ký ức của ta, tạo nên trong ta một bức tranh quê truyền thống, một bức tranh quê đặc sệt quê mùa mà sao vẫn thanh cao, huyền diệu. "Đánh Thần Hạn" cũng là một bài đặc sắc chất phóng túng của thơ Trần Đăng Khoa. Tôi không đánh giá cao những bài lục bát thời ấy của anh. Thơ lục bát thời thơ ấu của Trần Đăng Khoa bộc lộ một lối tư duy dễ dãi bình dân thôn dã, gần với ca dao, gần với lời cho các làn điệu chèo hơn là thơ:

Tay em cầm một cành đào
Ngày mồng một tết chúng em vào thăm anh
Các anh ở giữa đồng xanh
Giơ tay ra đón, các anh cũng cười
Cành đào em tặng rất tươi
Thấy các anh khoẻ, các anh cười, em yêu

Ngay cả bài "Đêm Côn Sơn", một bài được nhiều nhà bình luận đánh giá cao, thì theo tôi đọc lên vẫn bị chất ca dao hò vè lấn át, mặc dù có cái câu rất độc: "Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng". Quả thật, tôi thấy cái câu ấy vẫn không đủ sức dắt nổi toàn bài ra khỏi miền ca dao thôn dã. Thơ lục bát đã làm nhiều nhà thơ lẫy lừng của ta sa lầy vào cõi trần tục nôm na của ca dao hò vè, nó là cái bẫy, là bãi chiến trường thử lửa đối với tài năng. Vượt qua cái hơi hướng của ca dao hò vè để đến được với cõi thiêng của nó thật gian lao khổ luyện, luyện đến khi không còn tháy cái sự luyện ấy nữa, mới thành thơ được. Thật tình tôi chỉ thấy có nhà thơ Huy Cận (thời "Lửa Thiêng") là người đến được với nó một cách tự do, thoải mái . Nhưng cũng chính Huy Cận là người sa lầy một cách thảm hại không tài nào hiểu được ở những bài sau này.

Ta Ka Nô! Ta Ka Nô!
Anh đi chụp ảnh quân thù bắn anh
Anh là cờ đỏ long lanh
Anh là ánh sáng trong lành nên chi
Kẻ thù nó bắn anh khi
Tay câm máy ảnh đang ghi nắng chiều.
Quả tình, đọc xong ta không còn lời nào để bình thêm được nữa!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.