WASHINGTON (TH) - Hạ Viện Hoa Kỳ hôm Thứ Tư đã chấp thuật một dự luật mậu dịch với Trung Quốc, trao cho TT Clinton và các lãnh tụ Cộng Hòa một chiến thắng lịch sử trong trận chiến giữa các đại công ty chống lại các công đoàn.
Dự luật sẽ cấp quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn cho Trung Quốc và lập một ủy ban quan sát nhân quyền, đã thông qua với tỉ phiếu 237-197 ở Hạ Viện. Một DB không bỏ phiếu. Bây giờ sẽ chờ Thượng Viện bỏ phiếu vào giữa tháng 6, nơi người ta tin là chắc chắn được thông qua.
Cho đến nay, từ 20 năm qua, Trung Quốc vẫn hưởng “tối huệ quốc” đoản kỳ, cứ một năm lại phải xin gia hạn thêm một năm nữa. Và mỗi lần cứu xét gia hạn như vậy lại là dịp để những người chống đối nêu ra những vụ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc
Để đổi lấy sự ủng hộ của Mỹ trong việc gia nhập WTO, Trung Quốc đã chấp nhận hạ thấp quan thuế biểu. Các hãng chế tạo hàng hóa và nông dân Mỹ đã từng than phiền giá quan thuế nhập cảng của Trung Quốc quá cao khiến hàng năm họ thiệt hại đến hàng tỷ đô la.
Các tổ hợp kinh doanh Mỹ đã bỏ ra hàng triệu đô la chi phí cho chiến dịch vận động Quốc hội chấp thuận thương ước. Trong khi đó các tổ chức nghiệp đoàn Mỹ chống lại thương ước, vì họ tin rằng bình thường hóa thương ước chỉ làm cho những công ăn việc làm có lương cao chạy qua Trung Quốc. Những người chống đối thương ước còn nói rằng cho Trung Quốc “tối huệ quốc” chỉ làm cho sự thâm thủng cán cân chi phó của Mỹ tồi tệ hơn. Năm ngoái trong mối quan hệ thương mại hai chiều với Trung Quốc, Mỹ đã bị thiếu hụt đến 68 tỷ đô la.
Gần đây, Thủ Tướng Chu Dung Cơ có tuyên bố tại Quốc Hội rằng Hoa Kỳ sẽ ân hận 20 năm sau nếu hiệp ước đó không được Lập Pháp chuẩn thuận, và hàng trăm ngàn năm sau cũng còn hối tiếc.
Đối với các công ty Mỹ đang làm ăn ở lục địa Trung Hoa, như Pizza Hut, Taco Bell, thị trường Trung quốc sẽ lớn rộng hơn, nhưng chính quyền Bắc Kinh sẽ phải đối phó với những khó khăn trở ngại khi ứng dụng ở cấp địa phương. Theo ông Tony Chen, giám đốc của Taco Bell tại Trung Quốc, tin rằng Bắc Kinh sẽ tuân thủ những hiệp ước đã ký, nhưng sự thi hành sẽ chậm chạp.
Trong 20 năm qua, cải tổ kinh tế đem lại những thành tựu lớn, nhưng các khó khăn kinh tế xã hội còn nhiều: đa số đầu tư ngoại quốc dồn vào các thành phố duyên hải, hàng trăm triệu dân Trung Hoa còn tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó, các công ty quốc doanh phải cải tổ mạnh hơn để có sức cạnh tranh, nếu muốn tránh bị sụp đổ. Đối với các nhà phân tích kinh tế, nhà nước Bắc Kinh đang đứng ở vị trí không thể lùi, và tương lai thì khó tiên đoán.
Dự luật sẽ cấp quy chế tối huệ quốc vĩnh viễn cho Trung Quốc và lập một ủy ban quan sát nhân quyền, đã thông qua với tỉ phiếu 237-197 ở Hạ Viện. Một DB không bỏ phiếu. Bây giờ sẽ chờ Thượng Viện bỏ phiếu vào giữa tháng 6, nơi người ta tin là chắc chắn được thông qua.
Cho đến nay, từ 20 năm qua, Trung Quốc vẫn hưởng “tối huệ quốc” đoản kỳ, cứ một năm lại phải xin gia hạn thêm một năm nữa. Và mỗi lần cứu xét gia hạn như vậy lại là dịp để những người chống đối nêu ra những vụ vi phạm nhân quyền của Trung Quốc
Để đổi lấy sự ủng hộ của Mỹ trong việc gia nhập WTO, Trung Quốc đã chấp nhận hạ thấp quan thuế biểu. Các hãng chế tạo hàng hóa và nông dân Mỹ đã từng than phiền giá quan thuế nhập cảng của Trung Quốc quá cao khiến hàng năm họ thiệt hại đến hàng tỷ đô la.
Các tổ hợp kinh doanh Mỹ đã bỏ ra hàng triệu đô la chi phí cho chiến dịch vận động Quốc hội chấp thuận thương ước. Trong khi đó các tổ chức nghiệp đoàn Mỹ chống lại thương ước, vì họ tin rằng bình thường hóa thương ước chỉ làm cho những công ăn việc làm có lương cao chạy qua Trung Quốc. Những người chống đối thương ước còn nói rằng cho Trung Quốc “tối huệ quốc” chỉ làm cho sự thâm thủng cán cân chi phó của Mỹ tồi tệ hơn. Năm ngoái trong mối quan hệ thương mại hai chiều với Trung Quốc, Mỹ đã bị thiếu hụt đến 68 tỷ đô la.
Gần đây, Thủ Tướng Chu Dung Cơ có tuyên bố tại Quốc Hội rằng Hoa Kỳ sẽ ân hận 20 năm sau nếu hiệp ước đó không được Lập Pháp chuẩn thuận, và hàng trăm ngàn năm sau cũng còn hối tiếc.
Đối với các công ty Mỹ đang làm ăn ở lục địa Trung Hoa, như Pizza Hut, Taco Bell, thị trường Trung quốc sẽ lớn rộng hơn, nhưng chính quyền Bắc Kinh sẽ phải đối phó với những khó khăn trở ngại khi ứng dụng ở cấp địa phương. Theo ông Tony Chen, giám đốc của Taco Bell tại Trung Quốc, tin rằng Bắc Kinh sẽ tuân thủ những hiệp ước đã ký, nhưng sự thi hành sẽ chậm chạp.
Trong 20 năm qua, cải tổ kinh tế đem lại những thành tựu lớn, nhưng các khó khăn kinh tế xã hội còn nhiều: đa số đầu tư ngoại quốc dồn vào các thành phố duyên hải, hàng trăm triệu dân Trung Hoa còn tiếp tục sống trong cảnh nghèo khó, các công ty quốc doanh phải cải tổ mạnh hơn để có sức cạnh tranh, nếu muốn tránh bị sụp đổ. Đối với các nhà phân tích kinh tế, nhà nước Bắc Kinh đang đứng ở vị trí không thể lùi, và tương lai thì khó tiên đoán.
Gửi ý kiến của bạn