TP Sài Gòn, Ngày 30 Tháng Tư, 2000: Trên sân thượng Khách Sạn Rex, John McCain đang hồi tưởng lại tháng ngày xưa. Vào năm 1967, ông là một phi công Hải Quân trẻ tuổi, và Khách Sạn Rex là địa điểm ưa chuộng. Lúc đó cũng như bây giờ, không khí oai nồng nóng bức. quang cảnh nhìn về hướng Đông Nam bên kia sông Saigon về phía đồng bằng Cửu Long như đang ngồi hàng ghế thượng hạng thưởng lãm cuộc chiến đang diễn ra trước mắt.
Máy bay trực thăng quần thảo, đạn pháo kích nổ đỏ rực vùng trời đêm như những cơn mưa bão sấm sét của vùng Kansas. McCain chỉ tay về hướng chân trời và nhớ lại: “Mình ngồi đây với bạn bè, uống bia và nhìn cảnh chiến tranh trước mặt, ngay đàng kia.”
“Đàng kia” không còn nữa. Ít ra cũng không phải từ sân thượng của Rex. Bây giờ, nếu đảo một vòng quanh chân trời từ nơi đây, bạn sẽ chỉ thấy khung cảnh của những nhà cao tầng và cao ốc văn phòng trông không khác gì quang cảnh từ thành phố Topeka. Cao ốc lớn nhất chiếm ngự chân trời là một tòa nhà màu xám đá hoa cương. Nơi đấy ban đêm cũng rực rỡ vùng chân trời bằng một hàng chữ neon sáng loáng trên lầu cao nhất với bảng hiệu CITIBANK.
Năm 1967, người Mỹ rất tự tại từ khung cảnh trên sân thượng Rex. Mình đang thắng, ai cũng ngửi được mùi chiến thắng. Năm 2000, trong khi Việt Nam đang ăn mừng ngày thắng trận sau 25 năm, quang cảnh cũng tự tại không kém. Moiỳ người có ý nghĩ như nhau, có thể ta đã thua trận trong chiến tranh nhưng ta đang thắng trận trong hòa bình. Kinh tế tư bản thị trường đang mạnh tiến, và cùng với nó, đang nhịp bước là những ý niệm tự do và dân chủ. Có thể. Nhưng cũng nên nhớ rằng, cảnh vật năm 1967 nhìn thoải mái từ sân thượng Rex chúng ta đã sai lầm thê thảm. Tôi nghĩ rằng những cảnh tượng chúng ta có dịp quan sát cả một tuần nay cũng sai lầm không kém.
Chủ nghĩa tư bản dân chủ kinh tế thị trường không phải mọc được từ trên cây, nhìn từ sân thượng Rex; sự vẻ vang của tư bản không hiển nhiên như ta tưởng. Chủ nghĩa Cộng Sản có thể đã dẫy chết nhưng người Cộng Sản vẫn còn đây.
McCain hiện diện tại Rex đêm đó cùng với một nhóm những nhà lãnh đạo doanh thương thành đạt của Mỹ. Tất cả là cựu chiến binh chiến tranh Việt nam, và tất cả đều hồ hỡi về một viễn tượng thị trường tự do dài hạn của nước này. Marshall Carter, từng là một cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến nhiều chiến công, hiện nay đang cầm đầu Ngân Hàng State Street ở Boston, nói rằng các doanh nghiệp quốc tế sẽ khởi sắc ở đây. Ông nói: “Các công ty phải nghiên cứu kỹ cũng giống như trước khi làm ăn tại bất cứ ở đâu khác.”
Người Mỹ đang đào tạo một tầng lớp cán bộ trong số sinh viên trẻ nhiều triển vọng giúp họ thay đổi chiều hướng suy nghĩ ra ngoài lề những khuôn sáo của nền thương mại do nhà nước kiểm soát. Chương Trình Fullright hợp cùng Đại Học Harvard đang điều khiển một chương trình nhắm thu hút một lớp thiếu niên trẻ, giỏi và thông minh nhất, những người muốn theo con đường làm giàu, và nắm quyền tương lai ở Việt Nam bằng con đường khác hơn là leo cột trụ thoa mỡ của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tom Vallely của Harcard, người tiếp đón McCain và Carter nói rằng: “Họ là những người trẻ rất tài giỏi.”
Người Việt Nam có năng khiếu thương mại và chịu khó, là những người bán hàng rất xông xáo và tự nhiên. Với lợi tức trung bình đầu người chỉ có $400 Mỹ Kim, tại Saigòn lợi tức lên tới $1,000 Mỹ Kim, họ bắt buộc phải xông xáo. Trên mỗi góc đường tại Hà Nội và Saigòn, trước mặt mỗi căn hộ hay túp lều, đều có người trong nhà làm và bán một món gì đó cho hàng phố, có thể là tô mì hay một món đồ chơi, xe gắn máy chế biến từ những con bù-lon hay vòi nước phế thải. Họ mặc cả rất hăng say, và biết rõ giá từng mặt hàng.
Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế nông nghiệp. Nền tảng là gạo, một loại hoa màu rất cổ điển, nhưng cũng rất thịnh vượng. Ba phần tư dân số vẫn còn làm ruộng. Tôi đã có dịp đi qua một vài nơi, khoảng 50 dặm hướng Tây thành phố Saigòn.
Những cảnh đồng ruộng lúa vuông vức màu vàng và xanh, đẹp như tranh Van Gogh, ngăn chia bằng những mương nước màu nâu, có những con trâu xám nhìn long-lơ mơ màng đàng xa xa.
Những cải thiện về phân bón và những thay đổi về phương pháp canh tác đã giúp nông dân Việt Nam trồng được thêm một vụ mùa thứ ba.
Tôi đã được dịp quan sát mùa gặt đầu. Những nhà kho và bến chuyên chở đầy ắp những bao gạo trắng no tròn. Những ụ rơm mới chất cao từng đống ven đường. Và văng vẳng từ trong một phòng mờ tối nào đó, bạn có thể thấy ánh sáng lập lờ của màn ảnh truyền hình màu.
Người Việt cũng là những thợ máy có khiếu, rất mực tinh xảo trong cách biến chế hữu hiệu cho máy móc cơ động, và chắc chắn họ cũng tháo vác trong lãnh vực điện tử.. Nỗ lực chiến tranh của họ là minh chứng hùng hồn cho những tài năng này: Việc đào những đường hầm bí hiểm, việc tái dụng những trái đạn pháo của Mỹ, làm những cạm bẫy chết người đã gây thương vong cho nhiều lính Mỹ trong thời chiến.
Những công ty quốc tế chưa có chịu bỏ cuộc ở Việt Nam. Những nguồn tài nguyên thiên nhiên còn quá dồi dào, một dân số đông đúc và rất sẵn sàng, địa điểm chiến lược với những cảng nước sâu ngay bên thềm lòng chảo phía Nam Á Châu. Lấy thí dụ như công ty hóa chất Dow, một thế hệ trước đây, hãng này bị chỉ trích nặng nề vì đã sản xuất bom xăng napalm dội như mưa xuống vùng rừng núi Việt Nam. Nay công ty này đang bán chất nhựa ny-lông ở đây, một viên chức hãng này cho tôi biết họ hy vọng sẽ tăng gấp đôi số bán trong vòng 5 năm tới.
Tuy nhiên, từ màn ảnh truyền hình trong túp lều đến nền kinh tế tư bản dân chủ phải đi qua một hành trình dài hơn nữa.
Những Rào Ngăn Chính Trị
Lý do đầu tiên là vấn đề chính trị. Ta đừng quên rằng Việt Nam vẫn còn là một nước Cộng Sản. Trong ngày kỷ niệm kết thúc cuộc chiến mà nhiều người vẫn còn gọi là chiến tranh chống Mỹ, các lãnh tụ quân sự và cán bộ đảng thị uy quyền hành của mình đối với đất nước. Những biểu ngữ màu đỏ cà chua treo đầy trên mỗi cột điện để xưng tụng cho chiến thắng của “cách mạng”, đi cùng với sự khải hoàn của giáo điều cộng sản. McCain đã tỏ ra rất khó chịu khi thấy hình ảnh búa liềm, dấu hiệu của truyền thống cộng sản quốc tế.
Điều làm chúng ta kinh ngạc là, những người này, họ vẫn còn tin. Trước khi sang đây, tôi có dịp ngồi hàn huyên với một viên chức cao cấp của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn. Anh ta chưa từng chiến đấu trong thời chiến tranh, mặt khác, anh ta sống năm năm ở Piatagorsh, Liên Bang Sô Viết để học ngoại ngữ. Tôi hỏi anh rằng có bao giờ anh nghĩ Liên Bang Nga Sô Viết tan rã trên chính áp lực của chính họ không.
Anh ta trả lời “Không”, và nhìn tôi như thầm nghĩ tôi là kẻ điên rồ. Sự sụp đổ của Nga Sô, đối với họ là một thảm kịch, làm gì có chuyện làm nguyên do ăn mừng, một bài học cho tầng lớp lãnh đạo tại Việt Nam, Trung Quốc, Bắc Hàn và Cu-Ba suy ngẫm như các khoa học gia giảo nghiệm tại phạm trường các tai nạn giao thông.
Một bài học, theo lời viên chức Sứ Quán Việt Nam, rằng: Đừng tiến mau quá.
Chính vì vậy họ tiến bước thật chậm chạp nếu tình thế cho phép.
Những Rào Ngăn Hành Chính
Giới lãnh đạo Việt Nam từ chối ký hiệp ước thương mại song phương với Hoa Kỳ, mặc dù họ đã chính thức ủy thị vào hiệp thương này. Tại sao" Một người Mỹ có nhiều kinh nghiệm rộng rãi trong nước cho tôi hay rằng, bởi vì những giới chức do đảng chấp thuận không muốn bỏ lỏng quyền lực về thương mại và không muốn mất phần ăn của mình. Lấy gạo làm thí dụ. Tất cả những bao gạo no tròn nêu trên được bán cho những trung gian do chính phủ kiểm soát. Và tất cả những dịch vụ xuất cảng gạo cũng đều áp dụng cùng một cách thức như vậy. Việt Nam là quốc gia xuất cảng gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới.
Nền hành chính làm ngộp thở. Thật đáng buồn thấy rằng người Việt đã có nhiều quyền lực thiết lập và điều khiển một nền hành chính mà Tây phương không thể nào đáp ứng được. Họ có ít nhất là ba di sản: Khổng Tử từ bên Tàu, người Pháp trong thời kỳ thực dân, và người Nga trong thời “Chiến Tranh Chống Mỹ”. Tôi đã từng ở nhiều nơi trên thế giới qua nhiều nước có chế độ đảng trị, từ nước Nga Sô cũ và các nước Đông Âu đến Trung Quốc, và tôi có thể nói rằng người Việt dẫn đầu thế giới về việc đóng dấu cao su cho có lệ.
Sự Chấp Nối Được Áp Dụng Rộng Rãi
Dĩ nhiên với chế độ quan liêu thường có nhiều chắp nối. Những trạng huống đã bám rễ sâu rộng, việc bứng cội rễ này quả là một công tác vĩ đại. Thí dụ như, những công an thành phố Hà Nội, họ mua những phiên tuần tiểu, hay nói cho đúng hơn, họ thuê bao những lộ trình béo bở này từng năm. Sau đó họ làm bá chủ giang sơn của mình, thi hành hay không thi hành luật pháp là tự theo ý mình, tùy theo giá cả trả cho họ. Một cựu nhân viên y tế cho tôi biết, y tá trong nhà thương săn sóc con bệnh theo nguyên tắc tiền trao cháo múc là chuyện thông thường. Ông này nói: “Bạn muốn có miếng băng dán mới, bạn phải trả theo giá thị trường.”
Nhiều doanh gia phàn nàn rằng không có một sự mua bán nào thực sự kết thúc cả. Một vài quốc gia “đang phát triển” có nhiều kinh nghiệm hơn về những cam kết thương nghiệp. Chúng ta chỉ dẫn cho Trung Quốc trong cách thức thực thi thương nghiệp, thật ra, không ít thì nhiều, họ là những kẻ phát minh thương nghiệp quốc tế trước đây cả ngàn năm. Người Tàu cho rằng những hợp đồng kiểu Mỹ thật là bí hiểm. Nhưng một cam kết là một cam kết.
Người Việt đương đầu với một công tác nặng nề. Họ cần học hỏi cấp tốc về mọi vấn đề, từ kế toán và phương pháp quản trị đến sự tôn trọng tư sản và nguyên tắc thượng tôn luật pháp và khế ước. Về phương diện chính trị, họ phải thi hành một thay đổi cực kỳ khó khăn là cho phép quyền tự do phát biểu và đối lập.
Hiện tại, cả hai quyền này không được công nhận và dường như có chiều đi thụt lùi về địa hạt này. Một thí dụ nhỏ, mới ngày hôm trước, chính quyền bôi đen bằng tay với bút đen, những đoạn trong bài viết trên tờ báo International Herald-Tribune mà họ không thích. Chuyện này thật là khôi hài vì bài báo này có đăng trên mạng lưới điện tử và trên những tờ báo khác.
Tuy nhiên, việc kiểm duyệt bôi đen báo chí là dấu tích khó chịu và điều này bạn không thể thấy được từ sân thượng khách sạn Rex.
(Đỗ Khanh chuyển ngữ - VietCatholic News)