Hôm nay,  

Lại Chuyện Hoa Đào Tháng Tư!

22/04/201400:00:00(Xem: 5669)

Cuối tháng Ba qua Nhật lần thứ năm. Lần nầy cậu con trai thứ được trường cho nghỉ hai tuần, muốn đi Nhật lần nưã, lại nhằm đúng muà hoa đào nở nên mừng quá vội vàng sắp xếp đi theo. Vừa được “sống” hai tuần ở một xứ sở mình yêu mến trong muà hoa đào, vưà có cơ hội gần gủi với con cái - cơ hội mà càng ngày sẽ càng hiếm hoi hơn. Hai cậu con trai thích nhất là Paris cho đến khi qua Nhật lần đầu bốn năm trước thì đổỉ ý.

Nói là “sống” bởi vì qua Nhật không phải chỉ để du lịch, been there done that, chụp vài trăm tấm hình, quay năm bảy giờ video để khi về ngồi coi lại với bạn bè, gia đình. Mỗi lần qua Nhật trở về mình như đổi khác, trong cái nhìn về cuộc đời, trong cách sống, trong tương quan với người chung quanh. Xứ sở xinh đẹp nầy có quá nhiều nơi để thấy. Xã hội, con người nầy có quá nhiều điều để học hỏi.

**

Lần đi nầy Ph. sắp xếp mọi chuyện. Chỉ ở Tokyo hai ngày đầu để đổi JR pass, làm reservation vé xe lưả cho cả chuyến đi. Sẽ đi qua hai thành phố ở miền Tây, Takayama và Kanazawa, rồi về Hiroshima, Miyajima, Kyoto trước khi trở lại Tokyo và về nhà. Kỳ nầy không đi Nikko vì đã đến đó hai lần trước trong muà thu, và để có thể ở lại Kyoto nhiều ngày hon.ày

Ghé lại Shinjuku Gyoen park, hoa đào đã bắt đầu nở nhưng rất nhiều cây vẫn còn nụ. Thế là may vì những cây đào nầy sẽ mãn khai trong chừng mười ngày nưã khi mình trở lại Tokyo.

**

Tokyo vẫn thế, rất đông đúc vội vã mà không hỗn độn, ồn ào như New York. Và người Nhật ở mọi nơi - khách sạn, quán ăn, cưả hàng, xe cộ - vẫn nhã nhặn, lễ độ. Sự lễ độ làm mình phải ngượng ngập ví chính mình. Mình là ai, làm gì xứng đáng mà được đối xử như thế! Qua thăm đất nước họ hai năm một lần, đâu có đem gì theo đáng giá, cũng chẳng có tiền bạc mua sắm gì nhiều. Trong thành phố thì đi bộ hay metro. Trong backpack chỉ có một ổ bánh mì tây với hai chai nước lọc. Những lúc đi một mình, đói nhiều thì vào một tiệm bên đường ăn một tô udon, ramen hay vài ba miếng sushi chưa tới 10 đô-la, đói ít thì ghé mua một miếng chicken karaage hay khoai lang tempura, vừa đi vưà ăn. Người Nhật ăn bưả trưa rất nhanh và đơn giản, mười lăm hai mươi phút, trong vô số quán ăn bên đường nhưng không thấy ai vưà đi vừa ăn uống như mình. Chắc họ không muốn tông đổ thức ăn vào những người ăn mặc đẹp đẽ sang trọng, đang đi vội vàng như chạy trên đường.

**

Buổi tối, hai người con lục lọi tìm một tiệm ăn có tờ báo ở Mỹ nhắc đến. Đối với mình, tìm được một tiệm ăn ngon, rẽ, là cứ trở lại hoài, như tiệm sushi quen thuộc ở Shinjuku có cô sinh viên Việt Nam du học làm hầu bàn, đứng ngoài cưả chào khách nói líu lo như chim. Hầu hết những người trẻ sinh sống ở New York, trong đó có hai ngươì con, lại không nghĩ như thế. Ăn uống là để có experience. Tiệm ăn phải interesting, phải được tờ New York Times hay CNN điểm mặt. Tội gì mà không thử khi có cha mẹ đi cùng! Nhưng sẽ không đến nỗi nào vì ăn uống ở Nhật, nếu quen thuộc, không mắc mỏ như nhiều người vẫn sợ, còn rẽ hơn ở Orange County là đằng khác.

Mất cả tiếng đồng hồ đi quanh một góc phố mà không tìm ra tiệm ăn CNN nói tới. Địa chỉ ở Nhật rất khó tìm, ngay cả những người tài xế taxi cũng luôn luôn xử dụng GPS. Còn người điạ phương? Hỏi họ một tiệm ăn chỉ cách tiệm họ hai căn họ cũng không biết, chỉ lung tung. Cuối cùng thì vào một tiệm Yakitori rất nhỏ vừa có người bước ra. Đồ nướng cuả họ rất đơn giản. Chỉ rắc một ít muối lên xâu ba rọi, gà hay bò rồi nướng trên lưả thang nhưng ngon tuyệt vời! Các tiệm Yakitori nối tiếng ở quận Cam, Kappo Honda chẳng hạn, không sánh bằng. Lại gặp cô hầu bàn rất cute, cười nói luôn miệng. Hỏi cô món nướng nầy là gì, cô vổ lên má, rờ vào cổ hay đập tay lên đùi để giải thích. Chi phí cho bốn người, có cả mấy ly bia, là 4200 Yen, khoảng 42 đô-la.

Nói về thức ăn, chưa biết một nơi nào có nhiều thứ ngon hơn Nhật. Không phải chỉ thức ăn thuần túy cuả họ như sushi, udon, ramen, đồ nướng, đồ nấu mà thức ăn Tây, Ý đều tuyệt vời. Chỉ riêng pastries cũng không nơi nào so sánh được. Thấy mấy tiệm bánh tây nầy là cầm lòng không đậu, no tới mấy cũng mua một ổ bánh mì cất vào trong backpack.

Người Nhật hãnh diện nói họ mang vào các thức ăn ngon trên thế giới rồi làm cho nó ngon hơn. Chẳng trách mà năm 2012 Nhật có tới 32 tiệm ăn nằm trong danh sách của 106 tiệm ăn được xếp vào hạng 3 sao Michelin trên thế giới. Mỹ có 12 tiệm. Riêng sushi, có tiệm cuả Jiro mà mới đây có một film tài liệu nói về người sushi chef tám mươi mấy tuổi nầy, Jiro Dreams of Sushi. Tiệm ở dưới lối vào một subway station ở Ginza, Tokyo, chỉ có mười mấy ghế, giá khoảng $450 đô-la cho 19 miếng sushi mà phải làm reservation vài tháng trước. Bây giờ còn dễ hồi trước họ còn không nhận resevation nếu không nói tiếng Nhật với… Tokyo accent! Về đồ Tây, ở trên lầu thương xá Odakyu có bistro Maison Troisgros cuả Michel Troisgros ( 2 sao Michelin ở Hyatt Tokyo Hotel), bưả trưa chỉ 25 đô-la nhưng thức ăn họ còn tinh tế, thanh tao trên cả Marche Modern ở South Coast Plaza một bực. Và café, gồm luôn trong bưả ăn, thì ngon vô cùng. Hai lần ghé đây chỉ thấy mấy bà, salarymen giờ đó chắc đang sắp hàng hay ăn đứng ở một quán nào đó ngoài đường.

Nhưng ăn ở ngoài đường mới thú vị. Chỉ cần một bát cơm trắng tinh nấu khéo với một miếng cá nục đút lò vàng óng ả hay là vài ba miếng thịt nướng là quá vui rồi. Nấu ăn, như một nghệ thuật, càng giản dị thì càng tinh tế, càng tinh tế lại càng giản dị. Cần chi phải sơn hào hải vị, nem công chả phượng mới có bưả ăn ngon.

**

Takayama & Karazawa

Nghỉ lại một đêm ở Takayama. Đi ra phố tìm nơi ăn thử thịt bò hida mà nhiều người cho là còn ngon hơn cả bò kobe nhờ cỏ và nước ở vùng nầy.

Hôm sau đi xe bus về Karazawa. Ghé lại Shiragawako, một làng rất cổ với những căn nhà đã cất trên cả trăm năm, có mái nhìn như hai bàn tay chắp lại cuả người Phật-tử khi nguyện cầu mà UNESCO đã ghi vào danh sách world heritage năm 1995.

Về tới Kanazawa trời vẫn còn mưa. Không đi đâu được, đành qua siêu thị bên cạnh kiếm mua thức ăn cho buổi tối. Cũng như những shopping center lớn ở Nhật, một hay hai tầng dưới cùng là siêu thị bán thức ăn, sống cũng như chín. Gà, bò, cá, cơm, xôi, bánh mì, bánh ngọt, bia rượu … Trình bày tuyệt mỹ. Có thể đi quanh các cửa hàng thực phẩm hàng giờ mà vẫn còn thứ mình muốn xem. Mua ba khay sushi và sashimi, cá tươi bóng loáng còn bắt mắt hơn cả sushi ở Blue Fin. Họ để gía 10 đô-la một khay. Ở hai chợ Mitsuwa và Marukai một khay như thế nầy, dù cá không thể tươi bằng, phải đến 15 đô-la. Khi ra trả tiền, thấy có 15 đô-la cho ba khay, hóa ra sau 6 giờ chiều họ bớt giá 50%. Bảo đứa con đi theo mua thêm một khay, mấy lon bia, mấy caí bánh tây và một hộp dâu. Rẽ và ngon thế nầy không gắng ăn uổng quá, về Orange County kiếm đâu ra. Thế là có một bưả ăn tối với sushi, bia và bánh tây trong kháck sạn cho bốn người mà chưa tới 40 đô-la. McDonald cũng rẽ đến thế là cùng! Riêng hộp dâu tươi mở ra thơm ngát mùi dâu cả phòng.

Trời nắng tốt sáng hôm sau, nhưng phải khăn gói lên đường đi Miyajima trước khi Kenrokuen garden, một trong ba garden được cho là đẹp nhất nước Nhật, mở cưả để vào coi vì vé xe lửa đã book rồi mấy hôm trước ở Tokyo. Nhưng cũng còn chút thời giờ đi quanh mấy vòng ngoài vườn. Kanazawa, cùng với Kyoto, được Mỹ “tha” không dội bom trong thế chiến thứ hai. Đường vắng tanh, sạch bóng, cây cỏ xanh tươi mơn mỡn, hoa đào nở đầy bên đường. Thanh thản quá. Tưỏng như chỉ có riêng mình với đất trời! Thôi thì hẹn lần sau trở lại sẽ ở đây vài ba ngày, để coi vườn Kenrokuen và ăn sushi 50% off lúc cuối ngày.

blank
Hình ảnh Nhật Bản.

Miyajima

Đổi xe ở Nagoya trên đường tới Hiroshima, lấy một xe lửa khác tới Miyajima station rồi dùng ferry qua đảo Miyajima. Trời đã chiều nên dự tính sẽ ghé Hiroshima Peace Memorial ngày hôm sau, trên đường từ Miyajima đi

Kyoto để lại cho hai người con được biết.

Sáu năm trước đã đến đây một ngày, vẫn còn nhớ người đàn ông đi với gia đình ở Việt Nam qua, gặp ở tiệm mì và câu nói gặp mấy bác ở đây mừng qúa, đúng là cho vàng không bằng ra ngõ gặp người làng khi ông nghe mình nói tiếng Việt Nam

Khách sạn Morinoyado là một sự hài hoà tuyệt diệu giưã đường nét kiến trúc cuả Nhật và tiện nghi hiện đại. Chưa có một đất nước nào mà sự hài hòa tuyệt vời giữa cái cũ và cái mới rõ nét như ở đây. Mấy tờ travel magazines thường chụp hình mấy cô gheisa, mặc kimono, mặt và cổ đánh phấn trắng toát, ngồi trên taxi nói chuyện qua.. Iphone. Quý trọng, bảo trì truyền thống nhưng vẫn mở cửa đón tiếp văn minh từ một thế giới sinh động bên ngoài. Báo Tuôỉ Trẽ ở Việt Nam năm ngoái loan tin có một ngôi chùa nọ đem dụt xuống sông một tượng Phật rất cổ vì “củ quá, hư hại nhiều”, thay vào đó là một bức tượng mới sơn son thiếp vàng, trông giống thầy trụ trì.

Làm gì cũng nghĩ tới chuyện “để truyền lại cho các thế hệ về sau”. Mài dao, tỉa cây, nấu mì, làm bánh, nấu rượu… cũng cố gắng hoàn thiện hơn, không phải để chứng tỏ mình hơn người mà để truyền lại cho thế hệ sau. Hơn người khác có chi là hay, hơn chính mình cuả ngày hôm qua mới là giỏi.

Sợi dây nối kết những thế hệ với nhau, liên hệ gia đình, vô cùng chắc chắn. Một người Nhật làm sushi chef ở Orange County qua Mỹ từ lúc nhỏ, anh kể có lần báo tin với cha mẹ sẽ về thăm, bà mẹ nhắn lại họ sẽ không có ở nhà lúc anh về nhưng “chià khóa nhà vẫn dấu ở chổ cũ”. “Chổ cũ” nầy có thể là một hòn đá nằm bên hông nhà đã bốn, năm mươi năm không di chuyển.

**

Buổi ăn tối kaiseki ở hotel là bưả ăn nhớ đời. Exquisite! Nhớ hôm cuối năm ở New York, hai ngươì con dẫn đi ăn một tiệm Nhật, bây giờ không nhớ mình ăn gì vì không có gì đặc biệt để nhớ, chỉ còn nhớ nỗi bàng hoàng vì món tiền phải trả, nhưng thua xa bưả ăn tối ở đây về mọi mặt: sự tinh tế cuả thức ăn, lối trình bày, thứ tự các món ăn. Service thì impecable. Khi nhận ra mình tay trái thì họ sắp xếp lại ngay chén đuả và đổi chổ những món ăn sau đưa ra sau. Bưả ăn ở đây đã gồm luôn trong tiền phòng nên chắc là không outrageous như bưả ăn ở tiệm kia. Mà dù có đắt bằng hay đắt hơn thì cũng đáng. Nhiều khi có tiền mà không biết chổ ăn!

Nói với Ph. là nếu Ph. không book phòng ở đây có lẽ mình không bao giờ ăn được một bửa cơm Nhật kaiseki tuyệt vời đến như thế. Just amazing! Oyster ở trong vùng giao đến mỗi ngày. Ly bia vàng óng làm ngay ở điạ phương. Đúng là… không đi không biết Đồ Sơn…

Buổi sáng sớm ở Miyajima êm ả lạ lùng. Mấy đàn nai chưa thấy ra, chắc đang nghỉ ngơi đâu đó chờ những người du khách sẽ đến vào lúc trưa để dành dựt các bao thức ăn của họ. Một cặp trẻ tuổi đứng chụp hình cạnh chân cái cổng đỏ chói – đang dần dần phản chiếu ánh sáng mặt trời đang lên – đi nhanh về phiá bờ tường. Thủy triều đang lên. Trong thoáng chốc, nước đã ngập lên đến tận phần màu đen ở mấy chân cổng và chiếc cổng nổi tiếng nầy lại trông như nổi lên trên mặt nước, cho đúng với tên gọi là floating tori.

Kyoto

Qua Nhật thì dù có ít ngày tới mấy cũng phải ghé Kyoto, để “sống” với thành phố nầy vài ngày. Kyoto, dù trong mùa hoa đào hay muà thu lá đổi màu cuối tháng mười, khi nào cũng đẹp mượt mà. Xuân nầy em có về không. Nhành mai cố quận nở bông dịu dàng. (Bùi Giáng)

Buổi sáng dậy sớm đi theo bên ven sông Kamo, quên hết mọi chuyện. Chuyện sở, chuyện nhà, chuyện Dow Jones up hay down, chuyện cổ phần Apple nay đã lên tới bảy trăm rưởi một share như mấy ông analyst tiên đoán hay vẫn còn ỳ ạch ở mức năm trăm mấy, chuyện hai cây vợt tennis cần căng lại dây để đánh khi trở về. Chỉ thấy trời xanh, nước chảy, hoa đào đủ loạ, đủ màu sà bên lối đi…

Trên đường về, ngạc nhiên khi thấy có ba xe ủi đất đang làm việc giữa dòng sông cạn. Đứng một chặp mới biết họ đang làm gì. Những chiếc xe nầy đang tìm những viên đá lớn chìm dưới sông để lật lên cho thành nửa chìm nửa nổi, có thế thôi. Hôm sau đi trở lại, dòng sông nay đẹp, thơ mộng và sống động hơn hôm qua. Nước giưã dòng không còn chảy phẳng lì mà đã gợn lên nhiều lớp sóng, đi gần còn nghe tiếng nước vỗ vào những viên đá mới lật lên hôm qua, chảy róc rách. Những con cò trắng nay đã có chổ đậu lại giữa dòng.

Nước Nhật đâu chỉ nhờ thiên nhiên không thôi mà đẹp mê hồn như hôm nay, còn có bàn tay cuả con người. Người Nhật nâng niu hoa cỏ, quý trọng thiên nhiên. Không thiếu trường hợp khi một đứa bé mới chào đời được cha mẹ trồng cho một cây đào và mỗi năm khi tới ngày sinh nhật, cha mẹ dẫn em bé đến thăm cây đào. Đưá bé sẽ tự tay tưới nước, vun đất và hứa sẽ chăm sóc tử tế cho cây đào. Năm bảy mươi năm sau, đưá bé nâỳ sẽ là một trong những ông bà cụ già, về hưu, hằng năm khi tới muà hoa đào nở lại gặp nhau dưới mấy gốc đào chính tay mình đã trồng, ăn với nhau một bưả ăn giản dị để nhắc chuyện ngày xưa. Thơ mộng biết bao!

Thấy người ta góp phần săn sóc thiên nhiên rồi nhớ tới nước mình hôm nay mà đau lòng! Treo lên biểu ngử “đất nước ta giàu đẹp” mà không biết xấu hổ hay sao?

**

Hôm nay chờ gặp gia đình người em của Ph. đến từ Osaka, nơi họ đang nán lại mâý ngày sau một tour du lịch do một công ty ở Bolsa tổ chức. Lần đầu đến Nhật, my dream, cô em nói, nhưng tội nghiệp giấc mơ cuả cô có quá nhiều trắc trở. Ngày đầu tiên đến Nhật họ nghỉ qua đêm ở một khách sạn gần phi trường Narita và hôm sau được xe chở vào Tokyo “tham quan”. Trời hôm đó lại mưa và tour không biết tại sao lại không giữ được kháck sạn ở Tokyo, phải chở họ đến một khách sạn khác gần biển cách Tokyo 3 giờ. Hôm sau, họ phải đi bộ hơn 10 phút, vẫn dưới mưa, đến nơi ăn sáng, rồi chất từng nhóm lên những chiếc xe nhỏ chạy quanh Tokyo, dưới mưa, trước khi tới Hakone, núi Phú-Sĩ. Xe nhỏ ở Nhật thì đích thực là nhỏ rồi! Chưa hết, đến Hokone họ được đưa tới một khách sạn ngủ dưới sàn nhà, rất đẹp, chỉ có một vấn đề là phòng họ ở trên từng cao, không có thang máy, nên bao nhiêu hành lý phải bỏ lại dưới nhà hết, chỉ mang lên phòng những thứ cần thiết qua đêm thôi.

Để bù lại, ngày hôm đó gia đinh người em có private tour ở Kyoto. Đưa họ đi Kiyomizu, Fushimi, ăn hàng quà ngoài đường từ trên núi trở xuống. Đến chiều đi qua Gion trên đường ghé lại một tiệm ăn quen thuộc. Gọi sashimi, cá nướng, mực nướng, thịt nướng, salad, bia.. mà trả chưa tới $150 cho 8 người. Ở đâu khác có được giá nầy?

Gặp không biết bao nhiêu người từ Việt Nam đi theo tour qua du lich. Họ ăn mặc nhiều màu sắc, đúng thời trang cuả những người Việt Nam có nhiều tiền ở Việt Nam. Họ nói trong muà hoa đào nầy mỗi ngày có tới hai chuyến bay từ Sàigòn chở khách du lịch qua. Nghe hai anh nói chuyện với nhau, Ừ thì bây giờ nó giàu rồi, phải cho con qua học Columbia chứ. Mừng cho anh, cho đất nước mình! Mong có thêm những người trẻ có cơ hội học hỏi ở nước người để trở về giúp quê hương, khi tầng lớp cầm quyền đang cấu xé tài nguyên đất nước để làm giàu cho bản thân, gia đình, đồng đảng và hủy hoại mọi giá trị tinh thần, mục rã với thời gian.

Gia đình người em từ biệt về lại Osaka. Từ Kyoto đi Osaka nếu bằng xe tốc hành shinkansen chỉ 15 phút thôi, nhưng đi xe thường thì khoảng một tiếng đồng hồ. Họ phải về lại cho kịp chuyến shuttle cuối cùng từ nhà ga Osaka tới khách sạn lúc 10 giờ. Chỉ tiếc không đưa họ tới khu Gion vào buổi tối.

**

Hai lần trở lại Arashiyama vẫn không chụp được bức hình nào cuả bamboo grove mà không vướng du khách.

Ở đây, du khách thích ngồi trên những xe kéo chạy bộ. Những người kéo xe thường rất trẽ, có cả nữ, mạnh khoẻ tráng kiện, cười nói vui vẽ với khách hàng. Nhưng nhìn họ kéo xe cho mấy người ngồi trên quay phim, chụp hình mà lòng mình nhói lên. Bây giờ thì họ còn trẻ - bằng tuổi con mình là cùng - nhưng kéo xe được bao lâu nưã, rồi tương lai ra sao đây ? Vì thương con mà thương lây những người đồng trang lứa lận đận. Mình tài cán, hay ho chi mà được nhiều hơn người khác. Nếu không nhờ Ơn Trên cho được việc làm để giúp con cái ăn học, rồi may mắn con cái cũng chịu khó học hành thì biết đâu.

**

Đã ghi vào sổ tay hai nơi muốn đi, Shugakuin Imperial Villa và Moss Garden, nhưng những chổ nầy cần phải làm reservation trước nên thôi, đành chờ chuyến sau. Năm ngày ở Kyoto, dù đã năm lần đến đây nên không phải mất nhiều thì giờ tìm đường sá, qua như một cơn gió thoảng. Khi về hưu chắc phải qua ở đây vài ba tháng mới đủ để la cà hết chổ nầy tới chổ kia, và đạp xe quanh thành phố.

blank
Hình ảnh Nhật Bản.

TOKYO

Về lại Tokyo, tới khách sạn thì cũng đã chiều dù shikansen từ Kyoto tới Tokyo chưa đầy ba tiếng. Người con thứ dụt hai cái xách tay lại rồi lấy metro xuống Ginza mua quà cho bạn vì ngày mai đã về lại New York rồi, 14 giờ bay… Ba người còn lại sẽ nán thêm ở Tokyo thêm ba đêm nữa vào đúng lúc hoa đào mãn khai,. Mua quà ở đây khỏi lo phần gói ghém. Cưả hàng luôn luôn gói cho mình, mà nghệ thuật gói quà ở đây thì tuyệt vời. Mỗi tiệm bán hàng ở đây có personality riêng, không tiệm nào giống tiệm nào, dù có đôi lúc họ chỉ bán cùng những thứ giống nhau. Bụng có thể no nhưng mắt không bao giờ no vì nhìn những cưả hàng, coffee shop, pastries.. ở đây.

Buổi tối lại dẫn nhau đi tìm một tiệm sushi mà CNN có bài viết. Lại CNN, NY Times Food Review. Mấy ông ký giả nầy đi ăn có toà báo trả, rôì viết bài lại được lãnh lương, cha mẹ họ đâu có bao giờ thấy caí bill! Tìm mãi mới ra. Đi lên cầu thang nhỏ, tối tăm với những vũng nước còn đọng. Người hầu bàn chập chọe tiếng Anh nói ở đây chỉ có menu tiếng Nhật thôi. Không sao, không sao, we will be okay. Chia một bàn dài trong góc với hai cặp thanh niên nam nữ Nhật, nói tiếng Anh rất ít. Ngôn ngử bất đồng như thế nhưng rồi làm quen với nhau, nói không biết bao nhiêu chuyện mới là hay. Chử nào không hiểu thì đánh vào Iphone đưa ra cho nhau coi, hay google ngay tại chổ... Gọi một phần sashimi cho bốn người cho chắc ăn trước. Amazing! Cũng chỉ là những thứ cá quen thuộc tuna, scallop, salmon, yellowtail, red snapper… nhưng không thể nào có thể tươi hơn. Xong nhìn qua bàn bên cạnh xem họ gọi gì hấp dẫn thì gọi người hầu bàn lại chỉ một phần như thế.

Buổi ăn tối càng lúc càng vui...Tới phần khai lý lịch, mới biết họ là bạn học thời trung và đại học, vừa mới đi coi baseball về và gặp nhau ít nhất một tháng một lần ở tiệm nầy. Baseball là favorite sport ở Nhật. Họ hỏi hai người con trai làm gì, lập lại chử mình vừa mới nói để chứng tỏ họ hiểu, rồi bỏ đuả xuống vổ tay. Trong mắt họ không hiện lên chút nghi ngờ nào mình có thể là người bán pháo. Hai cậu con trai đi theo Ba Mẹ cả mười ngày, chán lắm rồi, nay cười nói như bắp rang. Gần xong bửa, order một round bia mời họ để cám ơn. Khi mình trả tiền ra về cả bốn người trong nhóm la lên Don’t leave, don’t leave, please, please … té ra họ đang gọi hai món để trả lễ cho mình. Nghe nói người Nhật luôn luôn trả lại một phần tiền phúng điếu hay mừng đám cưới, lễ lạc. Một trong hai món là bốn tô cháo gạo mà họ giải thích người Nhật thường dùng cuối cùng trong bưả ăn.

Những người trẻ mà năng động, lại nhã nhặn, lịch lãm như thế, làm sao mà không thích họ được. Càng ở đây lâu càng thương xứ nầy. Thương đã gần bằng thương xứ muà đông thiếu áo hè thời thiếu ăn!

Bửa ăn tối nay, the best sushi meal we ever had, ở một tiệm được CNN giới thiệu, cho 4 người mà chỉ có $140 đô–la. Bớt bực mình vì mấy anh food critics!

**

Còn hai ngày nữa ở Tokyo. Hôm nay ghé lại quán sushi có cô sinh viên Việt nam hầu bàn. Chắc cô đã về lại Việt Nam với người chồng Nhật xây dựng tổ ấm gia đình. Lựa mấy diã sushi mình thích với một tô miso soup có cá salmon. Ba người đứng dậy trả 22 đồng.

Những cây đào ở Shinjuku nay đã trổ bông dịu dàng. Như ở Ueno park, bên dòng sông ở Hiroshima and Kyoto, ở đâu có hoa đào là ở đó có người ngồi ăn uống với nhau trên những tấm vãi dầu xanh trãi dưới gốc cây, thanh thản vui hưởng tình bè bạn, gia đình. Dự đình lần tới nếu có bạn bè đi cùng sẽ mang theo miếng vãi dầu xanh rồi kiếm chỗ ngồi dưới mấy gốc đào ăn uống như họ xem thử thế nào. Mấy cô giáo mẫu gíáo đang canh chừng các em bé chạy vòng quanh. Xác hoa đào rơi từ những cây nở sớm phủ đầy lối đi vì cơn gió hôm qua. Chỉ vài ngày nưã thôi là xong muà hoa đào. Đẹp đẽ mà mong manh như thế đó!

Sẽ không ai biết đã có vô số người đến đây, ngồi ăn uống hằng giờ dưới những gốc cây đào bỏi vì sẽ không có dấu vết gì sau khi họ ra về. Họ tự thu dọn sạch sẽ tất cả gì họ mang theo, bày ra. Ở Nhật, tìm ra một giỏ rác ngoài đường phố hay ở lobby cuả khách sạn rất khó vì ai có nhiều rác đâu mà xã. Có rác rươỉ gì phải bỏ trong túi, may mắn đi ngang một cưả hàng 7-Eleven họa may mới có chổ bỏ vào. Phòng vệ sinh công cộng ở khắp nơi, rất sạch sẽ nhưng lại thường có mùi hôi, có nơi thoảng đi rất xa. Chắc tại hệ thống thoát hơi yếu kém. Đừng sợ ai hô hoán hay bị cảnh sát còng tay khi bước vào phòng vệ sinh và thấy một bà Nhật - một bà - đang chùi rưả bên trong. Cứ “vô tư” lo việc mình. Các phòng vệ sinh công cộng thường không có giấy lau tay mà cũng không có máy thổi cho khô tay. Lần đầu tiên gặp cảnh nầy không biết phải “xử lý” làm sao, thấy có ông Nhật đang đứng rưả tay bên cạnh nên nấn ná coi chừng. Ông rưả tay xong, vuốt lên tóc rồi xách cặp đi ra. Té ra là thế, mình cũng theo đó mà làm khi không mang khăn theo trong xách.

Nói đến phòng vệ sinh thì không thể không nói đến cái toilet seat bên Nhật. Hầu hết mọi nơi, các toilet seat đều có vòi nưóc ấm giúp việc rửa dọn, có thể điều chỉnh được độ mạnh yếu. Có một nút bấm riêng, bidet, toả nước ra rộng hơn vì đàn bà có nhiều chổ hơn cần thu dọn. Cái controller của toilet nhìn rất high tech, bằng tiếng Nhật dĩ nhiên nhưng nhờ có hình vẽ bên cạnh nên cũng bớt sợ đi. Ở Costco có bán toilet seat nầy, sáu trăm đô-la thôi! Trong tương lại nếu họ gắn thêm một cái máy sấy trong toilet seat thì mấy công ty làm giấy vệ sinh phá sãn!

**

Lấy metro tới chợ cá Tsukiji lúc còn sáng tinh sương mới biết nay thì họ chỉ cho du khách vào xem chợ sau 9 giờ sáng, còn muốn coi auction thì phải ghi tên trước. Trên con đường ngoài chợ có tiệm mì ăn đứng lúc nào cũng có người sắp hàng. Ngay sát bên cạnh cũng có một tiệm mì tương tự mà chưa bao giờ thấy có một người đứng ăn. Lúc mới tới đi ngang nhìn vào thấy lại người chủ đã thấy sáu năm trước, đang ngồi trong góc gặm bánh mì. Biết người Nhật là chúa kiên nhẫn, nhưng tưởng tượng ngày nầy qua ngày khác, năm nầy qua năm kia, nấu một nồi mì to tướng mà không có ai ăn, rồi làm sao? Trên đường về không dám nhìn về phía ông, không thích cải cảnh người ăn không hết kẻ làm không ra. Nhưng biết đâu có ngày sẽ có một anh phóng viên cuả CNN hay NY Times viết một bài về tiệm mì nầy mà đời ông sẽ đổi khác! Cũng nhờ mấy anh phóng viên mà một tiệm sushi ở trong góc chợ, chỉ có chừng mười ghế, bán gần 25 đô–la một tô cơm sushi với tuna mà luôn luôn có cả hàng mấy chục người sắp hàng dài đứng chờ trước cưả, trong lúc nhiều tiệm sushi khác gần đó rẽ hơn, cá cũng tươi ngon, thì không có ai sắp hàng!

Ghé lại tiệm bán đồ khô mua mấy bao mực làm quà cho bạn. Người bán hàng nói mực khô cuả họ làm tại chổ nên ngon ngọt hơn mực thường bán trong mấy chợ. Biết tin ai bây giờ!

Thế là xong, hai tuần ở Nhật. Lúc ra trước cưả khách sạn chờ xe ra phi trường nhìn lên thấy hai cái banner trên cao đề TOKYO 2020. Nói với Ph. lần nầy về sẽ bắt đầu để dành tiền để năm 2020 qua lại coi Olympic. Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới (ttt)

2020 mới qua lại? You must be kidding!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.