HANOI (Asia Pulse) - Sở Du Lịch Việt Nam (VNAT) dự trù cổ phần hóa hơn 300, tức là 20%, khách sạn quốc doanh trong 2 năm tới.
Kế hoạch này, tập trung vào các khách sạn cỡ nhỏ và cỡ trung, nhằm tìm vốn để phát triển kỹ nghệ du lịch, theo lời Tổng Giám Đốc VNAT Đặng Văn Tín.
Tới giờ, có 30 khách sạn quốc doanh khắp nước đã được cổ phần hóa, gồm cả 3 khách sạn do VNAT quản trị: Thái Bình Dương Hotel tại Vũng Tàu thuộc quyền Công Ty Dầu OSC, Phương Đông Hotel thuộc Sở Du Lịch ở Đà Nẵng và Duyên Hải Hotel thuộc Công Ty Du Lịch Hải Phòng.
Có 17 khách sạn quốc doanh ở Hà Nội, gồm cả 7 cái đang quản trị bởi các ty du lịch địa phương, sẽ được cổ phần hóa.
Saigon Hotel tại Sài Gòn, trị giá 18 tỉ đồng VN (1.3 triệu đô la) và Thủ Đô Hotel ở Hà Nội, trị giá 10 tỉ đồng VN (700,000 đô la), là những khách sạn lớn nhất tới giờ được cổ phần hóa. Những khách sạn khác thì nhỏ hơn.
Hầu hết các khách sạn cổ phần đều có lời, với thương vụ, tiền nộp thuế và lương nhân viên cao hơn là khi còn thuộc quốc doanh. Thêm nữa, không có nhân viên nào bị đuổi việc bởi các khách sạn cổ phần, theo lời Tín, mà một số lại tạo thêm việc mới.
Trong khi đó, nhiều khách sạn, đặc biệt các liên doanh, đã bị buộc cắt nhân viên do ảnh hưởng du lịch suy giảm vì khủng hoảng tài chánh địa phương.
Kế hoạch này, tập trung vào các khách sạn cỡ nhỏ và cỡ trung, nhằm tìm vốn để phát triển kỹ nghệ du lịch, theo lời Tổng Giám Đốc VNAT Đặng Văn Tín.
Tới giờ, có 30 khách sạn quốc doanh khắp nước đã được cổ phần hóa, gồm cả 3 khách sạn do VNAT quản trị: Thái Bình Dương Hotel tại Vũng Tàu thuộc quyền Công Ty Dầu OSC, Phương Đông Hotel thuộc Sở Du Lịch ở Đà Nẵng và Duyên Hải Hotel thuộc Công Ty Du Lịch Hải Phòng.
Có 17 khách sạn quốc doanh ở Hà Nội, gồm cả 7 cái đang quản trị bởi các ty du lịch địa phương, sẽ được cổ phần hóa.
Saigon Hotel tại Sài Gòn, trị giá 18 tỉ đồng VN (1.3 triệu đô la) và Thủ Đô Hotel ở Hà Nội, trị giá 10 tỉ đồng VN (700,000 đô la), là những khách sạn lớn nhất tới giờ được cổ phần hóa. Những khách sạn khác thì nhỏ hơn.
Hầu hết các khách sạn cổ phần đều có lời, với thương vụ, tiền nộp thuế và lương nhân viên cao hơn là khi còn thuộc quốc doanh. Thêm nữa, không có nhân viên nào bị đuổi việc bởi các khách sạn cổ phần, theo lời Tín, mà một số lại tạo thêm việc mới.
Trong khi đó, nhiều khách sạn, đặc biệt các liên doanh, đã bị buộc cắt nhân viên do ảnh hưởng du lịch suy giảm vì khủng hoảng tài chánh địa phương.
Gửi ý kiến của bạn