OTTAWA (KL) - Theo tin của Paul Robinson từ Úc Đại Lợi: Nhà báo Wilfred Burchett của Úc bị đã bị các Chính quyền Liên minh kế tiếp trong thời kỳ chiến tranh lạnh thoá mạ là một tên phản bội thân cộng sản. Nhưng chứng cớ xúc động mới cho thấy thực chất Burchett đã hoạt động bí mật cho Hoa kỳ trong cuộc chiến tranh tại Việt-Nam.
Theo tài liệu của chính phủ Úc và Anh đã tung ra sau 30 năm cất giữ, sử gia Tom Heenan đã tìm thấy nhà phái viên hay tên kích động này đã đi hàng hai để kiếm cách phóng thích các tù binh Hoa kỳ bị Bắc Việt bắt giữ.
Trong một cuốn sách mới có tựa đề ‘Burchett: The Other Side of the Story’ (Burchett: Mặt bên kia của lịch sử), Heenan cũng tìm thấy chứng cớ Burchett đã cung cấp cho Hoa kỳ và các cường quốc Tây phương khác các tin tức tình báo giá trị về chiến thuật thương lượng của Bắc Việt trong cuộc đàm phán Paris bị bỏ dở năm 1968.
Căn cứ vào luận án tiến sĩ của ông Heenan trình cho Trung tâm Quốc gia của Đại học Monash về Các khảo cứu của Úc Đại Lợi, cái quan trọng là cuốn sách cho thấy Burchett đã không thẩm vấn tù binh nhân danh Bắc Hàn và Trung quốc theo như chính quyền của Sir Robert Menzies đã rêu rao vào đầu năm 1950.
Luận án của Heenan cũng có nhận xét các chính quyền liên minh kế tiếp đã chống lại việc cho quyền Burchett quay trở về Úc và cấp quyền công dân Úc cho con cái của ông. Các tài liệu của An ninh Tình báo Úc cũng chỉ cho thấy các Chính quyền Liên minh đã đề nghị cho phạt thiệt nặng bất cứ hãng hàng không ngoại quốc nào đem Burchett trở về Úc để dự đám tang của cha ông. Nhà cố vấn tư pháp đã khuyến nghị nhà báo này có quyền trở về nước.
Wilfred Burchett đã bị nhiều người Úc thoá mạ vào năm 1950 và 1960 về sự tường trình theo khía cạnh nhìn của Bắc Việt, Trung quốc, Bắc Hàn và các quốc gia nằm trong khối Đông Âu. Ông chuyên viết những bài cho các tờ báo của tả phái nằm khắp thế giới, những bài này đôi khi được giới truyền thông Tây phương cho đăng bởi vì không có ai như ông có thể tiếp xúc với lãnh tụ của các nước cộng sản.
Burchett là nhà báo Tây phương đầu tiên tới thăm Hiroshima sau khi Hoa kỳ đã bỏ một trái bom nguyên tử vào đô thị này để đem tới sự chấm dứt chiến tranh tại Thái Bình Dương năm 1945.
Ông Heenan cho biết: “Theo các tài liệu và sự khảo cứu của tôi, rõ ràng Burchett đã bị xử dụng như một con cờ thí. Các chính quyền kế tiếp cần phải tạo ông như một kẻ bất thường bởi vì chỉ có ông mới thích hợp theo những nhận xét về chính sách ngoại giao của Úc Đại Lợi như thuyết domino và sự đâm thọc về phía nam của Cộng sản Á châu.
“Không còn gì để nghi ngờ, Burchett đã công du trong ghế hạng nhất với các vị lãnh tụ có tiếng của Cộng sản Á châu như Hồ Chí Minh, Chu ân Lai, Kim Nhật Thành. Nhưng chứng cớ cho thấy rõ Burchett không phải là người phản bội. Ông là một nhà báo cấp tiến đã tường trình theo tư thế của mình, tư thế này đã không thích hợp hay không theo định ước với Úc Đại Lợi vào thời đó.”
Ông Heenan đã công du qua London vào tháng bẩy 1999, tại đây ông đã được quyền truy cứu các hồ sơ mới tung ra tại Văn phòng Lưu giữ Hồ sơ Công cộng, tại viện Bảo tàng Chiến tranh của Vương quốc Anh. Tại Úc ông đã truy cứu tài liệu mới nhất của Cơ quan An ninh Tình báo của Úc Đại Lợi và những tài liệu của chính quyền mới tung ra gần đây về Burchett. Ông Heenan đã khui ra những nguồn tham khảo về Burchett trong các tập hồ sơ của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa kỳ liên hệ tới nội các của Lyndon Johnson vào năm 1963-69.
Ông Heenan cũng đã phỏng vấn con trai của Burchett, các cựu sứ giả và các đồng nghiệp báo chí của Burchett và cựu thủ tướng Gough Whitlam.
Chứng tích của Heenan cho thấy chính quyền Hoa kỳ đã tìm Burchett làm người trung gian qua nhà đại sứ Averell Harriman và những người khác, đã đến gặp những nhà ngoại giao của Anh quốc và các nhà báo Tây phương.
Các tài liệu của Anh quốc cho thấy người Mỹ đã khuyến cáo các nhà ngoại giao của Vương quốc Anh làm việc tại Á châu và London không được đề cập tới ý đồ của Hoa kỳ, sợ chính quyền Úc nổi giận vì đang thù hận Burchett. Thực thế khi ông Heenan phỏng vấn nhà cựu đại sứ Úc Noel Deschamps đã làm việc tại Kampuchia năm 1960, nhà cựu đại sứ này nói không biết tí gì về chiến lược của Hoa kỳ mặc dầu có đi sát theo các chính sách của Hoa kỳ và các nhà ngoại giao của Anh quốc.
Kampuchia đã đoạn giao với Hoa kỳ năm 1965. Theo tài liệu, Hoa kỳ có yêu cầu Deschamp điều hành công việc của Hoa kỳ tại Nam Vang. Nhưng Hoa kỳ đã gặp người bạn thân của nhà cựu đại sứ này tại toà đại sứ Anh là Lelie Fielding về chuyện mật và khẩn cấp (công chuyện của Burchett) năm 1966.
Bởi vì đã không tuyên bố chiến tranh, Hoa kỳ đã lo sợ cho số phận của các tù bimh Hoa kỳ tại Hanoi. Những tù binh này có thể bị đối xử như những phạm nhân của chiến tranh hơn là hàng binh: “Vào đầu tháng bẩy, có tin đồn được phổ biến rộng rãi trong giới ngoại giao, những tù binh Hoa kỳ được đem ra xử và cho hành quyết,” theo như ông Heenan cho biết.
Tài liệu cho thấy Hoa kỳ đã tiếp cận Tổng lãnh sự của Anh quốc tại Hanoi, Tổng lãnh sự Anh đã đánh điện về London cho biết không thể hoàn thành việc của Hoa kỳ. Toà đại sứ Hoa kỳ tại London đã yêu cầu ông Donald Murray, người cầm đầu của văn phòng ngoại giao của phân vụ Đông Nam Á để kiếm sự trợ giúp của Buchett qua tòa đại sứ tại Nam Vang.
Mặc dầu dành riêng việc cho Murray, theo tài liệu Murray đã cho Fielding biết để kiếm một người trung gian gặp Burchett. Burchett vẫn còn dằng co bởi vì vị lãnh tụ Kampuchia, ông hoàng Norodom Sihanouk đã trục xuất hầu hết các nhà báo.
Càng không ngưng nghỉ, Hoa kỳ đã yêu cầu Cao ủy Anh quốc tại Canberra xem Fielding đã làm được gì. Đại sứ Harriman, người chịu trách nhiệm về hoạt động của Burchett, đã ra lệnh làm việc gấp. Ông Harriman cũng đã hỏi lại toà đại sứ Hoa kỳ tại Hong Kong cho biết danh sách các nhà báo Hoa kỳ nằm tại địa phương có hoài nghi về hành động của một nhân viên tại bộ ngoại giao Hoa kỳ thì biểu họ câm họng lại càng lâu chừng nào càng tốt chừng nấy.
Theo tình báo Anh quốc, Hoa kỳ đã sắp đặt cho Robert Shaplen cuả thông tấn AP tới Nam Vang và tiếp xúc với Burchett đã gặt được kết quả tốt không thể ngờ được. Tài liệu của Anh quốc cho biết Shaplen đã kiếm ra người Úc thô bỉ, nhưng rất vui vẻ và say sưa với viễn ảnh cấu kết sau hậu trường. Burchett đồng ý lấy vấn đề nhân đạo làm cơ bản, dẫu sao Harriman cũng thêm vài lời thuyết phục hấp dẫn. Sau này Shaplen đã cho biết: “Tôi phải cho Bruchett biết hộ chiếu Hoa kỳ sẽ làm sẵn và chúng tôi cố thuyết phục chính quyền Úc cam kết cấp hộ chiếu cho hắn nữa.”
Công việc của Burchett là phải tiếp xúc với cộng sản để thông báo chính quyền Hoa kỳ sẽ quan tâm vấn đề đổi chác để thả tù binh Hoa kỳ đang nằm tại Hanoi. Hoa kỳ đã chuẩn bị đưa đề nghị trao đổi tù binh hay cung cấp thuốc men nằm trong cuộc thương thảo.
Ngày 13 tháng bẩy 1966, Shaplen viết một lá thư kể chi tiết đề nghị của Hoa kỳ để Burchett giao lại cho đại diện của Mặt trận Giải phóng Miền nam Trần Bùi Kiệm tại Nam Vang. Tài liệu đầu tiên đưa cho Kiệm bị từ chối, nhưng lời nói khoa trương đã có vẻ dịu “Tôi có cảm tình với sáng kiến của ông bạn về quan hệ tốt giữa hai nước của chúng ta,” theo như Heenan đã cho biết.
Theo tài liệu của chính phủ Úc và Anh đã tung ra sau 30 năm cất giữ, sử gia Tom Heenan đã tìm thấy nhà phái viên hay tên kích động này đã đi hàng hai để kiếm cách phóng thích các tù binh Hoa kỳ bị Bắc Việt bắt giữ.
Trong một cuốn sách mới có tựa đề ‘Burchett: The Other Side of the Story’ (Burchett: Mặt bên kia của lịch sử), Heenan cũng tìm thấy chứng cớ Burchett đã cung cấp cho Hoa kỳ và các cường quốc Tây phương khác các tin tức tình báo giá trị về chiến thuật thương lượng của Bắc Việt trong cuộc đàm phán Paris bị bỏ dở năm 1968.
Căn cứ vào luận án tiến sĩ của ông Heenan trình cho Trung tâm Quốc gia của Đại học Monash về Các khảo cứu của Úc Đại Lợi, cái quan trọng là cuốn sách cho thấy Burchett đã không thẩm vấn tù binh nhân danh Bắc Hàn và Trung quốc theo như chính quyền của Sir Robert Menzies đã rêu rao vào đầu năm 1950.
Luận án của Heenan cũng có nhận xét các chính quyền liên minh kế tiếp đã chống lại việc cho quyền Burchett quay trở về Úc và cấp quyền công dân Úc cho con cái của ông. Các tài liệu của An ninh Tình báo Úc cũng chỉ cho thấy các Chính quyền Liên minh đã đề nghị cho phạt thiệt nặng bất cứ hãng hàng không ngoại quốc nào đem Burchett trở về Úc để dự đám tang của cha ông. Nhà cố vấn tư pháp đã khuyến nghị nhà báo này có quyền trở về nước.
Wilfred Burchett đã bị nhiều người Úc thoá mạ vào năm 1950 và 1960 về sự tường trình theo khía cạnh nhìn của Bắc Việt, Trung quốc, Bắc Hàn và các quốc gia nằm trong khối Đông Âu. Ông chuyên viết những bài cho các tờ báo của tả phái nằm khắp thế giới, những bài này đôi khi được giới truyền thông Tây phương cho đăng bởi vì không có ai như ông có thể tiếp xúc với lãnh tụ của các nước cộng sản.
Burchett là nhà báo Tây phương đầu tiên tới thăm Hiroshima sau khi Hoa kỳ đã bỏ một trái bom nguyên tử vào đô thị này để đem tới sự chấm dứt chiến tranh tại Thái Bình Dương năm 1945.
Ông Heenan cho biết: “Theo các tài liệu và sự khảo cứu của tôi, rõ ràng Burchett đã bị xử dụng như một con cờ thí. Các chính quyền kế tiếp cần phải tạo ông như một kẻ bất thường bởi vì chỉ có ông mới thích hợp theo những nhận xét về chính sách ngoại giao của Úc Đại Lợi như thuyết domino và sự đâm thọc về phía nam của Cộng sản Á châu.
“Không còn gì để nghi ngờ, Burchett đã công du trong ghế hạng nhất với các vị lãnh tụ có tiếng của Cộng sản Á châu như Hồ Chí Minh, Chu ân Lai, Kim Nhật Thành. Nhưng chứng cớ cho thấy rõ Burchett không phải là người phản bội. Ông là một nhà báo cấp tiến đã tường trình theo tư thế của mình, tư thế này đã không thích hợp hay không theo định ước với Úc Đại Lợi vào thời đó.”
Ông Heenan đã công du qua London vào tháng bẩy 1999, tại đây ông đã được quyền truy cứu các hồ sơ mới tung ra tại Văn phòng Lưu giữ Hồ sơ Công cộng, tại viện Bảo tàng Chiến tranh của Vương quốc Anh. Tại Úc ông đã truy cứu tài liệu mới nhất của Cơ quan An ninh Tình báo của Úc Đại Lợi và những tài liệu của chính quyền mới tung ra gần đây về Burchett. Ông Heenan đã khui ra những nguồn tham khảo về Burchett trong các tập hồ sơ của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa kỳ liên hệ tới nội các của Lyndon Johnson vào năm 1963-69.
Ông Heenan cũng đã phỏng vấn con trai của Burchett, các cựu sứ giả và các đồng nghiệp báo chí của Burchett và cựu thủ tướng Gough Whitlam.
Chứng tích của Heenan cho thấy chính quyền Hoa kỳ đã tìm Burchett làm người trung gian qua nhà đại sứ Averell Harriman và những người khác, đã đến gặp những nhà ngoại giao của Anh quốc và các nhà báo Tây phương.
Các tài liệu của Anh quốc cho thấy người Mỹ đã khuyến cáo các nhà ngoại giao của Vương quốc Anh làm việc tại Á châu và London không được đề cập tới ý đồ của Hoa kỳ, sợ chính quyền Úc nổi giận vì đang thù hận Burchett. Thực thế khi ông Heenan phỏng vấn nhà cựu đại sứ Úc Noel Deschamps đã làm việc tại Kampuchia năm 1960, nhà cựu đại sứ này nói không biết tí gì về chiến lược của Hoa kỳ mặc dầu có đi sát theo các chính sách của Hoa kỳ và các nhà ngoại giao của Anh quốc.
Kampuchia đã đoạn giao với Hoa kỳ năm 1965. Theo tài liệu, Hoa kỳ có yêu cầu Deschamp điều hành công việc của Hoa kỳ tại Nam Vang. Nhưng Hoa kỳ đã gặp người bạn thân của nhà cựu đại sứ này tại toà đại sứ Anh là Lelie Fielding về chuyện mật và khẩn cấp (công chuyện của Burchett) năm 1966.
Bởi vì đã không tuyên bố chiến tranh, Hoa kỳ đã lo sợ cho số phận của các tù bimh Hoa kỳ tại Hanoi. Những tù binh này có thể bị đối xử như những phạm nhân của chiến tranh hơn là hàng binh: “Vào đầu tháng bẩy, có tin đồn được phổ biến rộng rãi trong giới ngoại giao, những tù binh Hoa kỳ được đem ra xử và cho hành quyết,” theo như ông Heenan cho biết.
Tài liệu cho thấy Hoa kỳ đã tiếp cận Tổng lãnh sự của Anh quốc tại Hanoi, Tổng lãnh sự Anh đã đánh điện về London cho biết không thể hoàn thành việc của Hoa kỳ. Toà đại sứ Hoa kỳ tại London đã yêu cầu ông Donald Murray, người cầm đầu của văn phòng ngoại giao của phân vụ Đông Nam Á để kiếm sự trợ giúp của Buchett qua tòa đại sứ tại Nam Vang.
Mặc dầu dành riêng việc cho Murray, theo tài liệu Murray đã cho Fielding biết để kiếm một người trung gian gặp Burchett. Burchett vẫn còn dằng co bởi vì vị lãnh tụ Kampuchia, ông hoàng Norodom Sihanouk đã trục xuất hầu hết các nhà báo.
Càng không ngưng nghỉ, Hoa kỳ đã yêu cầu Cao ủy Anh quốc tại Canberra xem Fielding đã làm được gì. Đại sứ Harriman, người chịu trách nhiệm về hoạt động của Burchett, đã ra lệnh làm việc gấp. Ông Harriman cũng đã hỏi lại toà đại sứ Hoa kỳ tại Hong Kong cho biết danh sách các nhà báo Hoa kỳ nằm tại địa phương có hoài nghi về hành động của một nhân viên tại bộ ngoại giao Hoa kỳ thì biểu họ câm họng lại càng lâu chừng nào càng tốt chừng nấy.
Theo tình báo Anh quốc, Hoa kỳ đã sắp đặt cho Robert Shaplen cuả thông tấn AP tới Nam Vang và tiếp xúc với Burchett đã gặt được kết quả tốt không thể ngờ được. Tài liệu của Anh quốc cho biết Shaplen đã kiếm ra người Úc thô bỉ, nhưng rất vui vẻ và say sưa với viễn ảnh cấu kết sau hậu trường. Burchett đồng ý lấy vấn đề nhân đạo làm cơ bản, dẫu sao Harriman cũng thêm vài lời thuyết phục hấp dẫn. Sau này Shaplen đã cho biết: “Tôi phải cho Bruchett biết hộ chiếu Hoa kỳ sẽ làm sẵn và chúng tôi cố thuyết phục chính quyền Úc cam kết cấp hộ chiếu cho hắn nữa.”
Công việc của Burchett là phải tiếp xúc với cộng sản để thông báo chính quyền Hoa kỳ sẽ quan tâm vấn đề đổi chác để thả tù binh Hoa kỳ đang nằm tại Hanoi. Hoa kỳ đã chuẩn bị đưa đề nghị trao đổi tù binh hay cung cấp thuốc men nằm trong cuộc thương thảo.
Ngày 13 tháng bẩy 1966, Shaplen viết một lá thư kể chi tiết đề nghị của Hoa kỳ để Burchett giao lại cho đại diện của Mặt trận Giải phóng Miền nam Trần Bùi Kiệm tại Nam Vang. Tài liệu đầu tiên đưa cho Kiệm bị từ chối, nhưng lời nói khoa trương đã có vẻ dịu “Tôi có cảm tình với sáng kiến của ông bạn về quan hệ tốt giữa hai nước của chúng ta,” theo như Heenan đã cho biết.
Gửi ý kiến của bạn