Tổng Thống Bush đã phác họa một sơ đồ lộ trình để Iraq tiến đến tự do dân chủ. Không ai ngạc nhiên về những chặng đường đó, vì trước đây người ta đã nghe nói đến nhiều lần. Chỉ còn một tháng nữa là đến thời điểm chặng thứ nhất 30-6 trao trả chủ quyền cho Iraq nên ông Bush lên tiếng lúc này cũng là đúng nhu cầu...mọi mặt. Vả lại Mỹ đã từng vẽ lộ đồ hòa bình cho Israel-Palestine, nay vào lúc khẩn trương nhất, làm sao Iraq không có một cái lộ đồ tự do dân chủ" Nếu đem so sánh hai lộ đồ, cái của Iraq có vẻ đơn giản hơn. Ngày 30-6 trao quyền cho chính phủ chuyển tiếp, đến tháng 1-05 sẽ tổ chức bầu cử dân chủ để có một chính phủ lâm thời thảo ra Hiến pháp.
Tuy nhiên bối cảnh của hai lộ đồ lại khác nhau. Ở Trung Đông hai phe Israel và Palestine đều đã có chính quyền ra mặt, vấn đề chỉ là làm thế nào cho hai bên thuận sống với nhau trong hòa bình. Ở Iraq chỉ có một nước, khốn thay nó lại giống như một căn nhà không có chủ. Bởi vậy khẩn cấp phải tạo ra một anh chủ nhà cho kịp ngày hoàng đạo 30-6, chớ không lẽ trao chủ quyền nhà cho ma" Chỉ riêng việc biên chế mấy ông Tổng Thống, Thủ tướng, Phó TT và Bộ truởng chính phủ chuyển tiếp cũng đủ gập những khó khăn lớn, bởi vì các phe phái và sắc tộc ở Iraq tranh chấp nhau rất phức tạp, lại thêm một số nhân vật nằm trong Hội đồng Cai trị sắp bị giải tán cũng lăm le tranh phần vào chính quyền chuyển tiếp. Ngoài Iraq phe các nước Ả rập cũng muốn chấm mút vào mâm cỗ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là "phe" LHQ tức Hội đồng Bảo an bởi vì sau khi thành lập, chính quyền chuyển tiếp cần phải được HĐBA sắc phong bằng một nghị quyết nếu muốn hợp pháp hóa chính quyền này. Trước khi có danh sách chính quyền mới Iraq, Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết để thương lượng.
Mỹ đã yêu cầu LHQ giúp nên nghị quyết lần này sẽ không thất bại như lần trước. Nhưng ở hành lang LHQ đã có những thắc mắc về "chủ quyền" Mỹ trao cho chính quyền chuyển tiếp. Đặc biệt ba "ông" kỳ đà cản mũi quen thuộc ở HĐBA là Pháp, Đức, Nga đã đặt một câu hỏi nhức nhối: mối quan hệ giữa chính quyền chuyển tiếp và vấn đề an ninh như thế nào. Sở dĩ có vấn đề này là vì TT Bush hy vọng sau khi nghị quyết được thông qua, ông sẽ hô hào các nước góp thêm quân đến bảo vệ an ninh cho Iraq. Quân đội Mỹ cương quyết ở lại Iraq với số quân hiện hữu và nếu cần sẽ gửi thêm quân. Các tướng lãnh Mỹ nói phe nổi loạn và bọn khủng bố sẽ đánh dữ dội trước và sau ngày trao chủ quyền 30-6.
Hiển nhiên, chủ quyền và an ninh có liên hệ chặt chẽ. Trong tình trạng bình thường của một nước, có chủ quyền là có an ninh, nếu không có an ninh không thể có chủ quyền, đó là hai yếu tố giao hoán. Nhưng khi một nước có quân đội nước ngoài trên lãnh thổ, dù không chiếm đóng mà chỉ để giúp bảo vệ an ninh, chủ quyền và an ninh là hai chữ kéo co với nhau. Càng muốn có nhiều an ninh, chủ quyền càng bị sứt mẻ. Ngược lại càng muốn có nhiều chủ quyền, an ninh càng không được bảo đảm. Vậy ai sẽ làm trọng tài cho cuộc kéo co này" Hiển nhiên là Mỹ vì Mỹ có quân nhiều nhất ở Iraq. Vị Tư lệnh Mỹ ở Iraq sẽ là một đại tướng 4 sao, nắm vai trò lãnh đạo quân của mọi nước đến giúp xây dựng dân chủ. Theo một định luật bất thành văn nhưng thực tế khá trắng trợn trong mối quan hệ quốc tế, không ai thích bị đổ máu cho kẻ khác tọa hưởng kỳ thành. Bởi vậy câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyền chuyển tiếp và an ninh được đặt ra khi Mỹ muốn "Liên Hiệp Quốc hóa" vấn đề Iraq.
Theo tin báo Mỹ, Đặc sứ LHQ Brahimi và Đặc sứ Mỹ Blackwill đã đồng ý lựa chọn Tiến sĩ Hussain al-Shahristani, một nhà khoa học Iraq thuộc Hồi giáo Shi-ai, làm Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp. Sự tuyển lựa này có vẻ đã phá vỡ được một mối bất đồng lớn nhất giữa các phe phái. Theo một khuôn mẫu đã được thỏa thuận trước, chức vụ Thủ tướng trong chính quyền mới có vai trò quyết định và phải trao cho một người Shi-ai vì Shi-ai có đông dân nhất ở Iraq. Còn chức vụ Tổng Thống chỉ có tính cách làm vì sẽ được trao cho một người Sun-ni. Hai vị Phó Thủ tướng các Bộ trưởng sẽ được lựa chọn theo thành phần sắc tộc địa phương và các phe phái chống Saddam. Al-Shahristani đã từng làm cố vấn khoa học trong chính quyền Saddam Hussein nhưng vì đã kháng lại mệnh lệnh của Saddam và chống lại chương trình vũ khí nên đã bị Saddam bắt bỏ tù trong 10 năm. Năm 1991 nhân dịp Chiến tranh Bão Sa-mạc ông và gia đình đã đào thoát qua Iran và ở đây trong 3 năm ông đã làm việc cho dân tị nạn Iraq. Kế đó ông qua London dạy học với tư cách Giáo sư viếng thăm. Hai ngày trước khi chế độ Saddam sụp đổ, ông đã lén trở về Iraq và làm công tác cứu trợ nhân đạo ở Karbala và Basra. Ông là một người Shi-ai ôn hòa và thân cận với Đại Trưởng giáo Sistani được kính nể nhất ở miền Nam Iraq.
Nhưng dù danh sách bổ nhiệm đã xong, vẫn còn một số vấn đề về quyền lực của chính phủ mới đối với đội quân an ninh của chính phủ này cũng như đối với các lực lượng liên minh ngoại quốc. Ở đây giữa Anh và Mỹ dường như đã có sự bất đồng. Thủ tướng Anh Tony Blair nói các lãnh tụ mới của Iraq cần phải có một quyền phủ quyết (veto) không những chỉ về vấn đề tham gia của quân đội an ninh của họ vào các cuộc hành quân mà cả về mục tiêu các cuộc tấn công của quân đội Mỹ, chẳng hạn như vụ tấn công Falluja trước đây. Đó mới đúng là trao trả chủ quyền. Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell không chịu nói rõ về quyền phủ quyết mà chỉ nhấn mạnh về sự tham khảo trước khi có hành quân. Ngoài ra một nhà ngoại giao Âu châu ở LHQ nói dự thảo nghị quyết cần phải ghi rõ thêm chủ quyền Iraq về lợi tức dầu lửa, tài chính và việc chỉ huy các bộ chính phủ. Và một nhà ngoại giao lão thành của một nước HĐBA nói Ngoại trưởng Powell đã nói Mỹ sẽ rút quân nếu được chính phủ mới của Iraq yêu cầu, nhưng gần đây TT Bush lại nói quân Mỹ sẽ kiên trì ở lại, không chịu bị đẩy ra khỏi Iraq. Lập trường của Mỹ vẫn cần phải xác định cho rõ.
Tuy nhiên bối cảnh của hai lộ đồ lại khác nhau. Ở Trung Đông hai phe Israel và Palestine đều đã có chính quyền ra mặt, vấn đề chỉ là làm thế nào cho hai bên thuận sống với nhau trong hòa bình. Ở Iraq chỉ có một nước, khốn thay nó lại giống như một căn nhà không có chủ. Bởi vậy khẩn cấp phải tạo ra một anh chủ nhà cho kịp ngày hoàng đạo 30-6, chớ không lẽ trao chủ quyền nhà cho ma" Chỉ riêng việc biên chế mấy ông Tổng Thống, Thủ tướng, Phó TT và Bộ truởng chính phủ chuyển tiếp cũng đủ gập những khó khăn lớn, bởi vì các phe phái và sắc tộc ở Iraq tranh chấp nhau rất phức tạp, lại thêm một số nhân vật nằm trong Hội đồng Cai trị sắp bị giải tán cũng lăm le tranh phần vào chính quyền chuyển tiếp. Ngoài Iraq phe các nước Ả rập cũng muốn chấm mút vào mâm cỗ. Nhưng quan trọng nhất vẫn là "phe" LHQ tức Hội đồng Bảo an bởi vì sau khi thành lập, chính quyền chuyển tiếp cần phải được HĐBA sắc phong bằng một nghị quyết nếu muốn hợp pháp hóa chính quyền này. Trước khi có danh sách chính quyền mới Iraq, Mỹ đưa ra dự thảo nghị quyết để thương lượng.
Mỹ đã yêu cầu LHQ giúp nên nghị quyết lần này sẽ không thất bại như lần trước. Nhưng ở hành lang LHQ đã có những thắc mắc về "chủ quyền" Mỹ trao cho chính quyền chuyển tiếp. Đặc biệt ba "ông" kỳ đà cản mũi quen thuộc ở HĐBA là Pháp, Đức, Nga đã đặt một câu hỏi nhức nhối: mối quan hệ giữa chính quyền chuyển tiếp và vấn đề an ninh như thế nào. Sở dĩ có vấn đề này là vì TT Bush hy vọng sau khi nghị quyết được thông qua, ông sẽ hô hào các nước góp thêm quân đến bảo vệ an ninh cho Iraq. Quân đội Mỹ cương quyết ở lại Iraq với số quân hiện hữu và nếu cần sẽ gửi thêm quân. Các tướng lãnh Mỹ nói phe nổi loạn và bọn khủng bố sẽ đánh dữ dội trước và sau ngày trao chủ quyền 30-6.
Hiển nhiên, chủ quyền và an ninh có liên hệ chặt chẽ. Trong tình trạng bình thường của một nước, có chủ quyền là có an ninh, nếu không có an ninh không thể có chủ quyền, đó là hai yếu tố giao hoán. Nhưng khi một nước có quân đội nước ngoài trên lãnh thổ, dù không chiếm đóng mà chỉ để giúp bảo vệ an ninh, chủ quyền và an ninh là hai chữ kéo co với nhau. Càng muốn có nhiều an ninh, chủ quyền càng bị sứt mẻ. Ngược lại càng muốn có nhiều chủ quyền, an ninh càng không được bảo đảm. Vậy ai sẽ làm trọng tài cho cuộc kéo co này" Hiển nhiên là Mỹ vì Mỹ có quân nhiều nhất ở Iraq. Vị Tư lệnh Mỹ ở Iraq sẽ là một đại tướng 4 sao, nắm vai trò lãnh đạo quân của mọi nước đến giúp xây dựng dân chủ. Theo một định luật bất thành văn nhưng thực tế khá trắng trợn trong mối quan hệ quốc tế, không ai thích bị đổ máu cho kẻ khác tọa hưởng kỳ thành. Bởi vậy câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyền chuyển tiếp và an ninh được đặt ra khi Mỹ muốn "Liên Hiệp Quốc hóa" vấn đề Iraq.
Theo tin báo Mỹ, Đặc sứ LHQ Brahimi và Đặc sứ Mỹ Blackwill đã đồng ý lựa chọn Tiến sĩ Hussain al-Shahristani, một nhà khoa học Iraq thuộc Hồi giáo Shi-ai, làm Thủ tướng Chính phủ chuyển tiếp. Sự tuyển lựa này có vẻ đã phá vỡ được một mối bất đồng lớn nhất giữa các phe phái. Theo một khuôn mẫu đã được thỏa thuận trước, chức vụ Thủ tướng trong chính quyền mới có vai trò quyết định và phải trao cho một người Shi-ai vì Shi-ai có đông dân nhất ở Iraq. Còn chức vụ Tổng Thống chỉ có tính cách làm vì sẽ được trao cho một người Sun-ni. Hai vị Phó Thủ tướng các Bộ trưởng sẽ được lựa chọn theo thành phần sắc tộc địa phương và các phe phái chống Saddam. Al-Shahristani đã từng làm cố vấn khoa học trong chính quyền Saddam Hussein nhưng vì đã kháng lại mệnh lệnh của Saddam và chống lại chương trình vũ khí nên đã bị Saddam bắt bỏ tù trong 10 năm. Năm 1991 nhân dịp Chiến tranh Bão Sa-mạc ông và gia đình đã đào thoát qua Iran và ở đây trong 3 năm ông đã làm việc cho dân tị nạn Iraq. Kế đó ông qua London dạy học với tư cách Giáo sư viếng thăm. Hai ngày trước khi chế độ Saddam sụp đổ, ông đã lén trở về Iraq và làm công tác cứu trợ nhân đạo ở Karbala và Basra. Ông là một người Shi-ai ôn hòa và thân cận với Đại Trưởng giáo Sistani được kính nể nhất ở miền Nam Iraq.
Nhưng dù danh sách bổ nhiệm đã xong, vẫn còn một số vấn đề về quyền lực của chính phủ mới đối với đội quân an ninh của chính phủ này cũng như đối với các lực lượng liên minh ngoại quốc. Ở đây giữa Anh và Mỹ dường như đã có sự bất đồng. Thủ tướng Anh Tony Blair nói các lãnh tụ mới của Iraq cần phải có một quyền phủ quyết (veto) không những chỉ về vấn đề tham gia của quân đội an ninh của họ vào các cuộc hành quân mà cả về mục tiêu các cuộc tấn công của quân đội Mỹ, chẳng hạn như vụ tấn công Falluja trước đây. Đó mới đúng là trao trả chủ quyền. Tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ Colin Powell không chịu nói rõ về quyền phủ quyết mà chỉ nhấn mạnh về sự tham khảo trước khi có hành quân. Ngoài ra một nhà ngoại giao Âu châu ở LHQ nói dự thảo nghị quyết cần phải ghi rõ thêm chủ quyền Iraq về lợi tức dầu lửa, tài chính và việc chỉ huy các bộ chính phủ. Và một nhà ngoại giao lão thành của một nước HĐBA nói Ngoại trưởng Powell đã nói Mỹ sẽ rút quân nếu được chính phủ mới của Iraq yêu cầu, nhưng gần đây TT Bush lại nói quân Mỹ sẽ kiên trì ở lại, không chịu bị đẩy ra khỏi Iraq. Lập trường của Mỹ vẫn cần phải xác định cho rõ.
Gửi ý kiến của bạn