Thế nào là buôn người? Tại Việt Nam, nạn buôn người ra sao, nguy hiểm tới đâu?
Theo định nghĩ về buôn người từ trang web về Di trú ở Ba Lan
(
http://migrant.info.pl/), bản Việt ngữ viết:
“Buôn bán người là việc tuyển dụng, vận chuyển, cung cấp, chuyển giao, chứa chấp
hoặc nhận người bằng hành động: bạo lực hoặc đe dọa, bắt cóc, lừa dối, dẫn dắt
vào sai lầm, lợi dụng khai thác sự nhầm lẫn hoặc không có khả năng hiểu đúng
cho hành động, lạm dụng sự phụ thuộc, lợi dụng tình huống xấu, trạng thái bất lực,
thưởng hoặc nhận tài sản hoặc lợi thế cho cá nhân hoặc lời hứa của mình với người
đang chăm sóc, giám sát người khác, trong mục đích lợi dụng con người, ngay cả
khi có sự đồng ý của họ, đặc biệt là làm mại dâm, chụp hình khiêu dâm hoặc các
hình thức lạm dụng tình dục khác, bắt họ phải làm việc,làm dịch vụ ăn xin, nô lệ
hoặc các hình thức lợi dụng khác làm mất phẩm giá con người (những trường hợp
khác nào có thể được coi là nạn nhân của nạn buôn người?) hoặc lấy các tế bào,
các mô hoặc các nội tạng mà pháp luật không cho phép.”(ngưng trích)
Thế còn chính phủ VN định nghĩa buôn người là gì?
Trang web của Tổng Cụ Dân Số (http://www.gopfp.gov.vn/) có bài viết của ông Vũ
Ngọc Bình, tưạ đề “Buôn Bán Phụ Nữ, Trẻ Em Và Nghị Định Thư Của Liên Hiệp Quốc
Về Ngăn Ngừa, Phòng Chống Và Trừng Trị Buôn Bán Người, Đặc Biệt Là Phụ Nữ, Trẻ
Em” giảỉ thích về buôn người:
“Liên hợp quốc ước tính hàng năm có khoảng 70 vạn đến 4 triệu người mà phần lớn
là phụ nữ và trẻ em bị buôn bán, đem lại một khoản lợi nhuận kếch xù là 7 tỷ đô
la Mỹ cho các băng nhóm tội phạm. Riêng hàng năm có khoảng 200 đến 250 nghìn phụ
nữ và trẻ em bị buôn bán trong khu vực Đông Nam Á và con số này ở khu vực Nam Á
là 150 nghìn....
...Hiện tượng buôn bán người liên quan đến vấn đề di dân, sự chuyển dịch lao động
trên thị trường quốc tế và trong mỗi quốc gia theo hướng từ các nước nghèo sang
nước phát triển, từ nông thôn ra thành phố và các khu công nghiệp....
...Nghị định thư bổ sung cho Công ước của Liên hợp quốc về tội phạm có tổ chức
liên quốc gia về việc ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em định nghĩa việc buôn bán người như sau:
“Buôn bán người có nghĩa là tuyển chọn, vận chuyển, chuyển giao, chứa chấp hay
nhận người bằng cách đe dọa hoặc sử dụng bạo lực hay các hình thức ép buộc, bắt
cóc, lừa gạt, man trá, lạm dụng quyền lực hay vị thế dễ bị tổn thương hoặc bằng
việc cho hoặc nhận tiền hay những lợi ích khác để đạt được sự đồng ý của một
người kiểm soát đối với người khác vì mục đích bóc lột”...”(ngưng trích)
Như thế, chuyện đưa du học sinh “chui” hay đưa lao động chui để gạt tiền hẳn phải
là buôn người, cần bố ráp, trừng trị... chứ không nên nghĩ chỉ là lừa đảo.
Bản tin trên báo CAND hôm Thứ Sáu 21-2-2014 có tựa đề “Hệ quả từ du học
"chui"...” dường như xem chuyện đưa đi du học chui để lừa gạt chỉ là
chuyện lừa gạt.
Bài báo này kể:
“Được hứa hẹn đưa sang Nhật du học và có việc làm thêm thu nhập cao, nhiều hộ
dân ở vùng biển xã Bình Minh (H. Thăng Bình, Quảng Nam) phải vay mượn hàng trăm
triệu đồng cho con qua đó với mong ước được đổi đời. Thế nhưng khi sang đất
khách quê người, các “du học sinh” này mới biết mình đã bị lừa. Nhiều em đành
khăn gói trở về với gánh nợ chồng chất vì “du học chui”...” (ngưng trích)
Hãy suy nghĩ, nếu các em là thiếu nữ, nguy hiểm biết là chừng nào, vì có thể bị
đẩy vào các khu phố đèn đỏ, chứ không chỉ là đơn giản như thế này, trích:
“...em Trần Văn Thiên (1992, cùng trú thôn Bình Tân) cho biết thêm: Sau khi đã
hoàn thành mọi thủ tục cần thiết, cuối tháng 12-2012, đoàn gồm 25 người khắp
các miền được Cty này đưa lên máy bay để sang Nhật, trong đó Quảng Nam có hơn
10 em, riêng tại xã Bình Minh có đến 7 em.
“Đặt chân tới Nhật Bản, chúng em được một phụ nữ tên Bình, nói giọng Bắc dẫn đến
phòng trọ tại thành phố Saitama. Chỗ ở thì có đến 9 người, nam nữ ở cách nhau một
cái vách ngăn. Tiền phòng là 18 ngàn yen/tháng (gần 4 triệu VND), tiền mua chăn
mền là 10 ngàn yen chứ không phải ở miễn phí 3 tháng đầu như thỏa thuận. Chốn đất
khách quê người chúng em không biết nhờ cậy ai cả, vốn tiếng Nhật thì hạn chế
nên không thể tự mình đi xin việc. Gọi điện về quê cho anh Vũ thì không liên lạc
được, gọi thẳng cho Cty thì họ bảo chúng em tự lo”- Thiên kể lại...
Qua tìm hiểu, điều mà các học sinh quan tâm khi du học tự túc ở Nhật với thời
gian 6,5 năm là có được việc làm thêm để trang trải tiền học phí, tiền ăn ở. Thế
nhưng khi qua đến đó, các em này phải tự túc đi tìm việc chứ không được phía
Cty môi giới giúp đỡ như đã hứa. Không tìm được việc, tiền mang theo cạn dần,
nhiều du học sinh còn bị đuổi học và bỏ học.
Em Trần Văn Thiên kể: Sau 4 tháng ở đất khách quê người, không có tiền đóng học
phí nên em trốn học ra ngoài để làm chui. Nhưng công việc ở đây rất khó tìm, mà
có tìm được chỉ là những việc tạm thời như đi chuyển nhà, vận chuyển máy móc,
bán cơm...”(ngưng trích)
Như thế là buôn người, không phải chỉ lừa đảo. Tại sao không bố ráp hết những bọn
gian như thế?
Hay có phải, chính những bọn buôn người này đã ăn chia với cán bộ ở Bộ Ngoại
Giao? Vì làm sao mà chui lọt nổi các hồ sơ này như thế được nhỉ?
Ngắn gọn, có phải cán bộ Bộ Ngoaị Giao đã buôn người?