Con thỏ chạy nhanh nhưng có thể thua con rùa nếu thỏ nhởn nhơ, lơ là, như trong
hoạt động đồng thời, người sau sẽ vượt người trước nếu người trước cứ tự mãn,
tà tà hay bận lo ra. Chuyện này có thể xảy ra giữa Mỹ đệ nhứt siêu cường thế giới
từ sau Đệ Nhị Thế Chiến và Trung Cộng, một chế độ CS còn sống sót sau khi Đế Quốc
CS Liên xô đột quị, tư cứu nhờ đổi màu xanh vỏ đỏ lòng, chuyển sang kinh tế thị
trường, mở cửa cho ngoại quốc vào đầu tư, trong đó Mỹ là nước đầu tư, viện trợ
nhiều nhứt. TC đất rộng, dân đông thành xưởng sản xuất hàng rẻ tiền, xuất cảng
tràn ngập thế giới. TC trổi dậy. TC bành trướng. TC tăng ngân sách quốc phòng,
hiện đại hoá quân đội, trở thành đối thủ đáng ghờm của Mỹ và tranh giành biển đảo
của các nước láng giềng Á châu Thái bình dương. Á châu Thái bình Dương đang
trong tình trạng "hoà bình võ trang" (paix armée) như ở Âu châu trong
những năm 1871- 1914, chuẩn bị cho Đệ Nhứt Thế Giới Đại Chiến.
Mỹ là đệ nhứt siêu cường lâu năm, quyền lợi bàng bạc khắp thế giới, nên phải trải
mỏng quân lực, và quân lực lúc nào cũng phải sẵn sàng cho hai ba mặt trận. Hai
năm qua Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái bình dương. Chuyển 60% hải lực
trên thế giới về Á châu. Lẩn dầu tiên đổ quân cấm chốt thường trực ở Úc. Nhưng
Mỹ gặp thời kỳ suy trầm kinh tế dài hạn, nợ nần chống chất nên Quốc Hội phải kiệm
ước ngân sách, ngân sách quốc phòng bị giảm 500 tỷ trong 10 năm. Trong thời
gian này rất khó tăng quân, thêm khí tài, khó sản xuất những phương tiện chiến
tranh quan trọng mới để vào sữ dụng.
Trong khi đó từ khi tăng trưởng được kinh tế, Trung Cộng tăng ngân sách quốc
phòng với hai con số. Thời cơ hoà bình võ trang trên thế giới rất thuận lợi,
suy thoái kinh tế toàn cầu không hề hấn TC, thêm vào đó Đảng Nhà Nước TC toàn
quyền, Quốc Hội chỉ có nhiệm vụ hợp thức hoá quyết định của Đảng CS mà thôi;
nên TC trước sau như một tăng cường võ trang, hiện đại hoá quân đội, làm cho TC
không bao lâu sau sẽ có thể ngang hàng về quân sự và dễ dàng đối đầu với quân lực
Mỹ.
Nếu nhìn những khí tài quân sự mà TC đã đạt được và sản xuất ra như chiến đấu
cơ, hàng không mẫu hạm, phi cơ không người lái, hoã tiễn siêu siêu thanh có thể
bắn tới Washington DC, thì sẽ thấy quân lực của TC không bao lâu sẽ chạy đua kịp
hay vọt qua Mỹ. Theo đánh giá của Viện Nghiên Cứu Quốc tế về Chiến lược (IISS)
vừa phổ biến một bản báo cáo,thì khoảng năm 2050, TC có thể vượt trội, đạt được
thế thượng phong áp đảo so với Mỹ.
Phân tích và tổng hợp của IISS cho thấy, năm 2013, ngân sách quốc phòng Mỹ chi
tiêu 600,4 tỷ Mỹ kim, còn của TC là 112 tỷ. Nhưng nếu nhìn ngân sách quốc phòng
TC trong tương quan lưc lương trên thế giới, thì thấy tiến độ vươn lên của TC mạnh,
nhanh hơn tất cả các nước trên thế giới, kể cả Mỹ. Nó lớn hơn ngân sách quốc
phòng của ba nước lớn ở Á châu cộng lại là Ấn độ, Nhựt bổn, Nga và cũng lớn hơn
Nam Hàn, Đài Loan, Việt Nam nhập lại. Sự vượt trội của TC hơn Nga (68,2 tỷ Đô),
Á Rạp Sadi (59,6) dù là tất cả những nước Á châu đều có tăng ngân sách quốc
phòng là 11,6% trong khoảng thời gian 2010 -2013.
Quân đội của TC lực lương chuyên chính của Đảng, chỉ có trung với Dảng CS mà
thôi. Làm cho quân đội mạnh là củng cố sức mạnh của đảng.
Mỹ vẫn còn là đệ nhứt siêu cường trên thế giới, nhưng Mỹ lúc nào cũng phải tung
thế lực mỏng ra nhiều nơi trên thế giới và quân đội phải sẵn sàng cho hai hay
ba mặt trận. Theo kế hoạch đây cho tới năm ba năm nữa, TC sẽ làm ra 3 hàng
không mẫu hạm, nhưng Mỹ cũng chỉ có 11 chiếc và có thể bớt vì đã có một số lão
hoá, quá già.
Đồng minh của Mỹ ở u châu cũng như Mỹ phải kiệm ước vì kinh tế suy trầm, từ đây
tới 2050 dự trù ngân sách quốc phòng của các nước Liên u, kiệm ước 2,5%.
Trong khi nhu cầu của TC cứ tăng đều hoà và có thể tăng đột biến với tình hình
chạy đua vũ trang ở Á châu Thái bình dương. Mà chạy đua võ trang nữa thì Mỹ hết
hơi rồi.
Ở Á châu Thái bình dương, Mỹ chỉ có thể nhờ Nhựt chạy đua võ trang thay cho
mình thôi. Nhưng Nhựt cũng e dè Mỹ vi lo ngại quyền lợi của Mỹ dối với TC lớn,
mạnh hơn dối với Nhựt, Mỹ có thể lơ là với Nhựt. Nên nhiều dấu chỉ cho thấy Nhựt
cố gắng vận động Nga và Ấn vào mặt trận phòng chống TC. Tức là Nhựt không thể dồn
hết tiêm lực đi với Mỵ. Còn Phi luật tân đồng minh với Mỹ nhưng quá yếu, Mỹ chỉ
có thế giúp chớ không thể nhờ.
Thứ lấy một điểm nóng điển hình là biển Hoa Đông để nghiên cứu khả năng chạy
đua võ trang giữa TC và Mỹ.
Ba cường quốc nỗ lực tăng cường khả năng quân sự ờ vùng này là Mỹ,TC, Nhật. Khi
Mỹ đưa máy bay MV-22 Osprey tới Senkaku, một yếu điểm chiến lược để kiểm soát
Biển Hoa Đông, thì TC dùng loại tàu có thể tiếp cận quần đảo tranh chấp với thời
gian nhanh tính bằng giờ chứ không phải tính bằng ngày. Nên TC chiếm thế thượng
phong trong cuộc tranh đua kiểm soát đảo. Khi Mỹ dùng máy bay MV- 22B Osprey có
khả năng cất cánh như trực thăng, bay với tốc độ 450 km/h, chở 24 binh sĩ và
khoảng 6 tấn hàng hóa, tiếp cận các đảo tranh chấp nhưng phải cất cánh bay từ
căn cứ Futenma ở Okinawa; thì TC liền dùng tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới
Bizon (Project 958) do Ukraine chế tạo. TC có ít nhất 3 tàu đổ bộ loại này, có
khả năng chở 500 binh sĩ hoặc 150 tấn vũ khí và di chuyển với tốc độ 63 hải
lý/h. Chỉ cần 4 chiếc Bizon, Hải quân TC có khả năng đưa 2.000 quân hay 600 tấn
vũ khí tới quần đảo Điếu Ngư/Senkaku chỉ trong vòng 4-5 giờ.
Ngoài ra TC cho biết, họ đang phát triển một mẫu máy bay được gọi là Cá voi
Xanh, có khả năng mang 20 tấn hàng hóa, đạt tốc độ khoảng 480 km/h và có bán
kính chiến đấu khoảng 800 km.
Do vậy, có lý do để lo ngại Mỹ bị tụt hậu sau TC, trong tình hình ngân sách quốc
phòng Mỹ bị tự động cắt giảm và quân lực Mỹ bị trải mỏng ở nhiều nơi. Và lập
trường chủ hoà quá hoá ra chủ bại của TT Obama, làm thế giới mất niềm tin nơi Mỹ
như điều kiện ổn định và trật tự trên thế giới./.(Vi Anh)