VIENNA - Ông Taro Varjoranta, phó tổng giám đốc của cơ quan nguyên tử
năng quốc tế (IAEA) và là trưởng ban giám sát của cơ quan, cho hay IAEA
đã bắt đầu buớc đầu tiên trong việc điều tra khiá cạnh quân sự trong
chương trình nguyên tử của Iran. Thông cáo chung tuần qua của IAEA và
Iran gồm 7 biện pháp thực tế mà Iran có thể thi hành trước ngày 15-5
để khuyến khích cuộc điều tra.
Ông Varjoranta tuyên bố với báo chí hôm Thứ Hai: việc triển khai thỏa
thuận Tháng 11 diễn ra đúng kế hoạch, nhưng chỉ là khởi đầu của hợp
tác để giải quyết các vấn đề chưa thể xác minh trong quá khứ - ông
nhấn mạnh: còn nhiều vấn đề và con đuờng còn dài, đòi hỏi thời
gian. IAEA nghi ngờ Iran nghiên cứu vũ khí nguyên tử duới bình phong
nguyên tử năng dân dụng.
Sự mất tin cậy giữa 2 bên không chắc có thể hàn gắn trong 1 hợp tác
ngắn hạn. Theo thỏa thuận tuần qua, Tehran sẽ cho phép chuyên gia IAE
tiếp cận kế hoạch nguyên tử và cung cấp thêm thông tin về chương trình
tinh chế uranium.
Tiến bộ đuợc tin là yếu tố thuận lợi cho cuộc họp giữa Lục Cuờng
và Iran dự kiến ngày 18-2 này.
Vấn đề thách thức nhất trong chương trình nguyên tử của Iran là căn
cứ Parchin, nơi có thể đã thử chất nổ có liên quan với vũ khí nguyên
tử.
Mặt khác, hôm Thứ Hai, Iran đề ra các "ranh giới đỏ" với các
chương trình phi đạn, chương trình tinh chế uranium và cơ sở nguyên tử
tại Iran.
TT Rouhani xác quyết: Iran nghiêm chỉnh với việc thương thảo và các
nhà thương thuyết của Iran báo trước sẽ không nhân nhuợng với 1 số
vấn đề gai góc trong cuộc tranh chấp 1 thập niên qua.
Ngoài ra, thứ truởng ngọai giao Abbas Araqchi tuyên bố hôm Thứ Hai: các
vấn đề có liên quan với quốc phòng là "ranh giới đỏ". 1 nhà
thuơng thuyết khác của Iran, ông Majid Takhte Ravanchi, nhắc lại rằng
Iran không chấp nhận đóng cửa bất cử cơ sở nguyên tử nào.
Tuần qua, khi điều trần tại Capitol Hill, trưởng đoàn Hoa Kỳ Wendy
Sherman báo cáo: chương trình phi đạn của Iran sẽ đuợc giải quyết
trong 1 thương luợng đầy đủ.
Chương trình phi đạn là đối tượng trừng phạt của HĐ Bảo An phát
triển phi đạn tầm xa có thể bắn xa 2000 kilomét, bắn tới các mục
tiêu Israel. Cơ sở nguyên tử Arak là quan ngại chính của quốc tế, bởi
cơ sở này có thể sản xuất plutonium cần dùng để chế tạo bom nguyên
tử.
Cùng ngày Thứ Hai, ngoại trưởng Javad Zarif tuyên bố "Đàm phán
tại Vienna sẽ là khó khăn" và cho biết khung về các thương thảo
tương lai sẽ đuợc thảo luận vào dịp này - ông Zarif nhấn mạnh
"Thách thức lớn nhất là thiếu tin cậy lẫn nhau".
IAEA điều tra chương trình nguyên tử của Iran đuợc tin là bắt đầu năm
2003, và có yếu tố quân sự. Thanh tra Varjoranta của IAEA nói Tehran
hưá hẹn cung cấp thông tin và các giải thích về chương trình ngòi
nổ.
Trong 1 báo cáo Tháng 11-2011, IAEA cho biết: ngòi nổ EBW có những ứng
dụng phi nguyên tử, nhưng vẫn là quan ngại của quốc tế.