BRUSSELS - Chính quyền Latvia quyết định tham gia khối tiền tệ chung
eurozone hôm Thứ Tư, dựa trên kinh nghiệm về chính sách khắc khổ để
tiến tới thịnh vượng trong lúc các nền kinh tế khác còn xoay trở để
tránh vỡ nợ.
Xứ sở 2 triệu dân vùng Baltic trở thành hội viên thứ 18 của eurozone,
tránh xa hơn cái bóng che của lân bang Nga 1 thập niên sau ngày gia nhập
NATO và Liên Âu.
Quyền Thủ Tướng Valdis Dombrovskis là nhà lãnh đạo hành pháp đã lèo
lái Latvia thoát qua khủng hoảng tệ hại nhất trong thời kỳ hậu Xô
Viết xác nhận rằng dùng tiền euro là 1 cơ hội, nhưng không bảo đảm
thịnh vượng, và không nên nới lỏng định hướng ngân sách có kiểm soát
chặt chẽ - ông Dombroskis tuyên bố như trên sau hành động tượng trưng là
rút tiền euro từ 1 máy ATM tại thủ đô Riga.
Lễ công bố gia nhập eurozone cử hành tại nơi bắt đầu khủng hoảng của
Latvia là bản doanh cũ của ngân hàng Parex đã sụp đổ và nay là trụ
sở của ngân hàng quốc doanh Citatele. Parex là ngân hàng lớn hạng nhì
Latvia phá sản vào cuối năm 2008. Sau 2010, kinh tế Latvia tăng trưởng
với tốc độ mạnh nhất châu Âu với GDP 2012 tăng 5.6% sau khi chính quyền
Riga thực hành chương trình khắc khổ chặt chẽ nhất lục địa gồm các
biện pháp giảm luơng và tăng thuế.
Các viên chức cao cấp Liên Âu đã nhiều lần ca ngợi Latvia như là khuôn
mẫu. Chủ tịch Jose Manuel Barroso của ủy hội Liên Âu tuyên bố hôm Thứ
Ba "Nhờ các nỗ lực, Latvia gia nhập eurozone với sức mạnh chưa
từng thấy, là tín hiệu khuyến khích các nước đang trải qua điều
chỉnh gay go".
Tuy nhiên, ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) nhắc nhở "ký thác của
ngoại quốc tại Latvia đang là cao, đa số từ Nga, là 1 yếu tố bất
trắc".
Hơn nữa, Litvia hiện không có 1 chính phủ thường trực sau khi Thủ
Tướng Dombroskis từ chức trong tháng 12 tiếp theo tai nạn sụp mái
thuơng xá tại thủ đô gây thiệt mạng 54 người.